Tầm quan trọng của các ước lượng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 48 - 50)

Các ước lượng bằng số cụ thể có thể được dùng trong quản trị rủi ro với 2 mục đích: (1) dự đoán ngân sách cho quản trị rủi ro và (2) dự báo các ảnh hưởng về sau của các quyết định hiện nay.

Mặc dù có nhiều chi phí về quản trị rủi ro không thể dự báo một cách chính xác, thường bộ phận quản trị rủi ro vẫn phải hoạt động với ngân sách được định trước. Các phương pháp định lượng cần thiết để dự báo các chi phí, đặc biệt với các chương trình mà tổ chức phải tự giải quyết các yêu sách (trong thực hành gọi là “giữ lại”). Việc dự toán ngân sách có thể tạo ra một tình huống khó xử cho nhà quản trị. Nếu ngân sách dành cho bộ phận quản trị rủi ro được xác định quá thấp, các chi phí phát sinh trong năm vượt quá nguồntiền được phân bổ thì nhà quản trị rủi ro có thể sẽ phải đối phó với việc các viên chức cấp cao hơn không thông qua ngân sách bổ sung. Mặt khác, ngân sách thấp (không cần nhu cầu bổ sung) lại phản ánh tính hiệu quả về mặt chi phí của quản trị rủi ro. Sự cạnh tranh giữa hai yếu tố này đưa tới nhu cầu cần đánh giá thực tế chi phí quản trị rủi ro.

a2.Ước lượng các ảnh hưởng tương lai.

Để có thể dung các phương pháp ước lượng chi phí bồi thường trong tương lai một cách có hiệu quả, cần phải có các số liệu chi tiết và chính xác. Các số liệu này cần được bảo quản trong một thời gian dài nếu chúng có lợi cho việc ước lượng xu thế. Tối thiểu các số liệu cần bao gồm ngày sự cố xảy ra và, nếu do sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp thì, số hiệu của các cá nhân có liên quan, nguyên nhân sự cố, ngày lập hồ sơ cùng với trách nhiệm pháp lý được ước lượng sơ bộ, ngày và số tiền chi trả nếu hồ sơ được giả quyết, hoặc nếu không giải quyết thì ước lượng thời điểm và số tiền chi trả cho tương lai.

Các ước lượng ảnh hưởng tương lai phải điều chỉnh theo thời gian khi các số liệu mới được phát hiện. Các ước lượng có thể thay đổi theo thời gian vì nhiều nguyên nhân. tiền chi trả trước có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt nếu chi trả được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát. Ngay cả khi yếu tố lạm phát được tính đến từ ban đầu, chi phí cũng có thể thay đổi do sự thay đổi của các tiêu chuẩn bồi thường, thay đổi trong mức độ hiểu biết (chẳng hạn qua thời gian các khiếu nại bồi thường bị phát hiện hay các hiểu biết khoa học ngày càng sâu hơn…),

hay các thay đổi trong đối tượng rủi ro như phạm vi và loại hoạt động. Nói chung, sự thay đổi cuối cùng là kết quả của các thay đổi riêng lẽ được xét đến.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w