Chương IV Đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 46 - 48)

4.1. Chi phí rủi ro

Nhận dạng rủi ro và các kết quả có thể có là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá rủi ro. Tuy nhiên bước này cung cấp ít thông tin để đo lường mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức. Các thông tin khác cần cho sự đo lường là: các ước lượng hậu quả về tài chính có thể có và khả năng xảy ra các hậu quả này. Sự đo lường là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực cho quản trị và kiểm soát rủi ro. Để đo lường rủi ro nhà quản trị rủi ro phải phải (1) xây dựng thước đo mức độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp, và (2) áp dụng thước đo này vào các rủi ro đã được xác định.

Sự phân biệt giữa chi phí trực tiếp và gián tiếp là nền tảng cho việc ước lượng các hậu quả về tài chính có thể có (lợi ích trực tiếp và gián tiếp cũng được chú ý). Chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp nguy hiểm gây ra cho cho người hay vật. Chẳng hạn khi lửa thiêu rụi mái nhà của một cửa hàng bán lẻ, tổn thát trực tiếp là chi phí sửa chữa hay thay phần mái nhà bị hỏng.

Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do mối nguy hiểm, nhưng các hậu quả về tài chính không phải là hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểm lên người hay vật. Chẳng hạn thất thu của chủ cửa hàng phải đóng cửa để sửa chữa là tổn thất gián tiếp. Các chi phí gián tiếp thường khó thấy, mặc dù hậu quả của nó có thể lớn hơn các chi phí trực tiếp nhiều.

Thảo luận về các chi phí gián tiếp liên quan đến tai nạn, và mối quan hệ của chúng với với các chi phí hiển nhiên hơn như chi phí trực tiếp sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến các nghiên cứu của Heinrich vè chi phí tai nạn công nghiệp. Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được thấy qua các khoản bồi thường cho công nhân bị nạn trong thời gian họ không làm việc và các chi phí

thuốc men. Tuy nhiên chi phí thực sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn lớn hơn các khoản bồi thường bốn lần.

Nếu quan điểm của Heirich được chấp nhận thì vấn đề quản trị rủi ro phải được xem xét kỹ hơn. Đối với tai nạn lao động, Heirich đề nghị xem xét các chi phí ẩn sau:

1. Chi phí thời gian bị mất của người bị nạn

2. Chi phí thời gian bị mất của các công nhân khác do phải ngừng việc để giúp người bị nạn

3. Chi phí thời gian bị mất của các quản đốc và các viên chức khác để chuẩn bị báo cáo và đào tạo người thay thế.

4. Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bị hỏng. 5. Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người bị

nạn khi họ trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ do chưa hồi phcujc ó thể thấp hơn so với trước kia.

Đo lường tần số của tổn thất

Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm. Chẳng hạn, nhà quản trị rủi ro có thể ước lượng xác suất để một nhà kho bị hoả hoạn hay xác suất để thành phố bị kiện vì không cung cấp đủ cảnh sát bảo vệ. Nếu nhà quản trị giả định không thể có hơn một tổn thất xảy ra trong một năm, xác suất tổn thất sẽ là tần số tổn thất hàng năm. Khi tổn thất xảy ra trung bình mười năm 1lần , xác suất tổn thất trong một năm là 1/10 nếu chỉ có tối đa một tổn thất xảy ra trong một năm.

Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất

Tổn thất lớn nhất có thể có là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được. Còn tổn thất lớn nhất có lẽ có là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có thể xảy ra.

Tổn thất lớn nhất có lẽ có phụ thuộc vào tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào người hay vật là đối tượng của tổn thất; thông thường

tổn thất lớn nhất có thể có không bị ảnh hưởng bởi mối nguy hiểm được xét. Chẳng hạn, người thuê một căn hộ có thể chịu các tổn thất trên các tài sản cá nhân do trộm cắp hay hoả hoạn. Tổn thất lớn nhất có lẽ có trên các tài sản này có thể là toàn bộ giá trị tài sản đối với mối nguy hiểm hoả hoạn, nhưng đối với mối nguy hiểm trộm cắp có thể chỉ giới hạn vào giá trị các tài sản đáng giá so với trọng lượng và kích cỡ. Trong khi đó, tổn thất lớn nhất có thể có là toàn bộ giá trị tài sản bất chấp mối nguy hiểm được xét là gì.

Tuy nhiên, như đã giải thích khi thảo luận về chi phí tai nạn, một sự cố xảy ra có thể bao gồm nhiều loại tổn thất. Để ước lượng tổn thất có thể có và có lẽ có, một cách lý tưởng, nhà quản trị nên xem xét tất cả các loại tổn thất có thể có từ một mối nguy hiểm cụ thể. Chẳng hạn, tổn thất do hoả hoạn sẽ bao gồm tất cả các khả năng tổn tật của nhân viên trong tổ chức. Nhà quản trị rủi ro cũng nên nhận thức rằng, có thể có nhiều hơn một đơn vị liên quan đến sự cố xảy ra dù với xác suất có thể rất nhỏ, từ đó làm cho tổn thất tiềm năng tăng lên. Chẳng hạn, một sự cố rất có thể làm cho toà nhà và các vật bên trong đó bị phá huỷ.

4.2. Các phương pháp định lượng

Mục tiêu của định lượng rủi ro là thay thế các khái niệm mơ hồ bằng các diễn giải xác thực và số liệu cụ thể. Thành quả các mục tiêu này bị hạn chế bởi chất lượng và mức độ của thông tin có sẵn để chuẩn bị các ước lượng. Khó có thể có được đủ thông tin cần thiết để xác định các dự báo cụ thể. Thật ra, cái người ta có thể tranh cãi là những điều kiện dẫn tới những dự báo cụ thể như “có đúng sẽ có ba tổn thất sẽ xảy ra trong năm tới với tổng giá trị là 76,327 USD”.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị rủi ro (Trang 46 - 48)