Các dạng nhất nguyên luận duy vật lý

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 29 - 32)

5 Ngôn ngữ học

12.3.1 Các dạng nhất nguyên luận duy vật lý

giản không hàm ý rằng cảm thụ tính là trơ về mặt nhân quả; đây là điểm phân biệt nó với thuyết hiện tượng phụ.

4. Toàn tâm luận (panpsychism) là quan điểm cho rằng tất cả vật chất đều có khía cạnh tinh thần, hay nói cách khác, tất cả các đối tượng đều có một trung tâm kinh nghiệm hay quan điểm thống nhất. Bề ngoài, nó dường như là một dạng của nhị nguyên luận đặc tính, vì nó coi mọi thứ có cả những đặc tính tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, một số nhà toàn tâm luận nói rằng hành vi cơ học sinh ra từ tính tinh thần nguyên thủy của nguyên tử và phân tử — cũng như tính tinh thần phức tạp và hành vi hữu cơ, sự khác biệt được gán cho sự hiện diện hay sự thiếu vắng của cấu trúc phức hợp trong một đối tượng phức hợp. Chừng nào mà sự quy giản các đặc tính phi tinh thần thành những đặc tính tinh thần còn có chỗ thì toàn tâm luận không phải là một dạng (mạnh) của nhị nguyên luận đặc tính; còn khác đi thì nó chính là như vậy.

Lý thuyết khía cạnh kép

Lý thuyết khía cạnh kép là quan điểm cho rằng tinh thần và vật chất là hai khía cạnh, hay phương diện, về cùng một thực thể (do đó nó có một lập trường pha trộn, nó là nhất nguyên ở một vài khía cạnh khác). Mối quan hệ giữa lý thuyết này vớinhất nguyên luận trung tínhkhó xác định, nhưng có người cho rằng sự khác biệt là trong khi nhất nguyên luận trung tính cho phép bối cảnh của một nhóm gồm những yếu tố trung tính cho trước xác định nhóm là thuộc về tinh thần, vật chất hay cả hai, hoặc không cái nào, thì lý thuyết khía cạnh kép đòi hỏi tính tinh thần và tính vật chất là không thể chia tách và cái này không thể quy giản về cái kia (dù khác biệt)[45].

12.3 Giải pháp nhất nguyên cho vấn đề tâm-vật

Trái với nhị nguyên luận, nhất nguyên luận không chấp nhận bất cứ sự phân chia ở mức cơ bản nào. Bản chất không phân chia của hiện thực là trung tâm của các hình thái triết học phương Đông từ hai thiên niên kỉ nay. Trong triết học Ấn Độ và Trung ốc, nhất nguyên luận là không thể thiếu đối với việc kinh nghiệm được nhận thức ra sao. Ngày nay, những dạng phổ biến nhất của nhất nguyên luận trong triết học phương Tây làchủ nghĩa duy vật lý(physicalism)[11]. Các nhà duy vật lý khẳng định rằng thực thể tồn tại duy nhất làvật chất(physical), theo nghĩa được xác định bởi

trình độ khoa học tiên tiến nhất có thể[46]. Tuy nhiên, có sự đa dạng trong cách phát biểu chủ nghĩa duy vật lý (xem dưới đây). Bên cạnh đó, còn một dạng khác của nhất nguyên luận làchủ nghĩa duy tâm, cho rằng thực thể duy nhất tồn tại là tinh thần. Mặc dù chủ nghĩa duy tâm thuần túy, như củaGeorge Berkeley, ít phổ biến trong triết học phương Tây hiện đại, một biến thể tinh tế của nó gọi làtoàn tâm luận, theo đó các kinh nghiệm và đặc tính tinh thần có thể là nền tảng của các kinh nghiệm và đặc tính vật chất, được đề xướng bởi một số triết gia nhưAlfred North WhiteheadvàDavid Ray Griffin[42].

Hiện tượng luậnlà lý thuyết cho rằng sự biểu đạt (hay những dữ liệu tri giác) của các đối tượng bên ngoài là tất cả những gì tồn tại. an điểm như thế đã được chấp nhận bởi Bertrand Russellvà nhiều nhà thực chứng logictrong một thời gian ngắn đầu thế kỉ 20[47]. Khả năng thứ ba là chấp nhận sự tồn tại của một thực thể cơ bản chẳng phải vật chất lẫn tinh thần, do đó tinh thần và vật chất đều là những đặc tính của thực thể trung tính này. Lập trường như vậy đã được chấp nhận bởi Baruch Spinoza[10]và được phổ biến bởiErnst Mach[48]

trong thế kỉ 19. uyết này gọi là nhất nguyên luận trung tính, tương tự với nhị nguyên luận thuộc tính.

12.3.1 Các dạng nhất nguyên luận duy vật

Chủ nghĩa hành vi

Chủ nghĩa hành vi (behaviourism) từng thống trị triết học tinh thần phần lớnthế kỉ 20, đặc biệt là trong nửa đầu thế kỉ[11]. Trong tâm lý học, chủ nghĩa hành vi phát triển như một phản ứng đối vớithuyết nội quan[46]. Các tường thuật nội quan về đời sống nội tâm con người không phải là chủ đề cho những kiểm tra chính xác và không thể sử dụng để lập nên một sự khái quát hóa dự liệu. Không có sự khái quát hóa và tính khả dĩ kiểm tra của bên thứ ba, tâm lý học không thể mang tính khoa học[46]. Do đó, lối thoát là phải loại bỏ hoàn toàn ý tưởng về một đời sống nội tâm (và theo đó là một tinh thần độc lập về bản thể) và thay vào đó tập trung vào mô tả các hành vi quan sát được[49].

Song hành với những phát triển này trong tâm lý học, chủ nghĩa hành vi triết học (đôi khi gọi là chủ nghĩa hành vi logic) được hình thành[46]. Điều này được đặc trưng bởi một lý thuyết kiểm chứng (verificationism) mạnh, thứ thường xem các mệnh đề không kiểm chứng được về đời sống nội tâm là vô nghĩa. Đối với những người theo chủ nghĩa hành vi, các trạng thái tinh thần không phải là những trạng thái bên trong mà người ta có thể đưa ra các tường thuật nội quan. Đó chỉ là những mô tả về hành vi hayý định(disposition) hoạt động theo những cách nhất định, thực hiện bởi bên thứ ba để giải thích và phán đoán hành vi người khác[50].

26 CHƯƠNG 12. TRIẾT HỌC TINH THẦN

Chủ nghĩa hành vi triết học đã đánh mất sự phổ biến kể từ những thập niên cuối của thế kỉ 20, với sự lớn mạnh của thuyết nhận thức (cognitivism)[2]. Những người theo thuyết này phủ nhận thuyết hành vi do một số vấn đề nhận thức, chẳng hạn, chủ nghĩa hành vi được cho là phản trực giác khi tin là ai đó đang nói về hành vi trong sự kiện một người đang bị nhức đầu.

Thuyết đồng nhất

Chủ nghĩa duy vật lý loại (hoặc lý thuyết loại-đồng nhất) được phát triển bởi John Smart[19] và Ullin Place[51]như sự phản ứng trực tiếp đối với sự thất bại của chủ nghĩa hành vi. Các triết gia này lập luận rằng, nếu các trạng thái tinh thần là thứ gì đó thuộc về vật chất, mà không phải hành vi, thì các trạng thái tinh thần chắc hẳn phải đồng nhất đối với các trạng thái bên trong bộ não. Nói một cách đơn giản hóa: một trạng thái tinh thầnMkhông là gì hơn ngoài một trạng thái bộ nãoB. Trạng thái tinh thần “thèm một cốc cà phê" không là gì hơn “sự đốt cháy những nơron nhất định trong những vùng não nhất định”[19].

Lý thuyết đồng nhất cổ điển (identity theory) và Nhất nguyên luận dị thường (anomalous monism) đối lập nhau. Đối với lý thuyết đồng nhất, mỗi minh họa biểu hiện của một loại tinh thần đơn lẻ tương ứng (được chỉ bằng những mũi tên) với một dấu hiệu thể xác của một loại thể xác đơn lẻ. Với nhất nguyên luận dị thường, tương ứng biểu hiện-biểu hiện có thể rơi ra ngoài sự tương ứng loại-loại. Kết quả là sự đồng nhất biểu hiện.

Mặc dù những lập luận ban đầu tỏ ra hữu lý, lý thuyết đồng nhất vấp phải một thách thức nghiêm trọng dưới dạng lập luận về tính 'khả thi phức' (multiple realizability), được thiết lập đầu tiên bởi

Hilary Putnam[21]. Rõ ràng là không chỉ con người, mà nhiều loại động vật khác có thể, chẳng hạn, chịu đựng đau đớn. Tuy nhiên, dường như không chắc lắm rằng

tất cả những sinh vật đa dạng này với cùng trải nghiệm đau đớn ở trong cùng một trạng thái bộ não đồng nhất. Và nếu như vậy, thì nỗi đau không thể đồng nhất với một trạng thái bộ não riêng biện. Lý thuyết đồng nhất do đó là vô căn cứ về mặt thực nghiệm[21].

Mặt khác, ngay cả khi điều trên đây được thừa nhận, không có nghĩa vì thế mà tất cả các lý thuyết đồng nhất dưới mọi dạng bị loại trừ. eo những lý thuyết đồng nhất biểu hiện (token identity theory), sự kiện rằng một trạng thái bộ não nhất định nào đó liên hệ với chỉ một trạng thái tinh thần của một người không có nghĩa là có một tương quan tuyệt đối giữa các loại trạng thái tinh thần và các loại của trạng thái bộ não. Sự khác biệt loại-biểu hiện có thể được minh họa bằng một ví dụ đơn giản: từ “green” chứa bốn loại ký tự (g, r, e, n) với hai biểu hiện (sự xuất hiện) của ký tựecùng với một biểu hiện của mỗi ký tự còn lại.

Ý tưởng của tính đồng nhất biểu hiện là chỉ có những sự xuất hiện cụ thể của những sự kiện tinh thần là đồng nhất với những sự xuất hiện cụ thể của các sự kiện vật chất[52]. Nhất nguyên luận dị thường (xem dưới đây) và hầu hết các chủ nghĩa duy vật lý phi quy giản là các lý thuyết đồng nhất-biểu hiện[53]. Bất chấp những vấn đề này, ngày nay đang có một sự quan tâm được làm mới lại đối với thuyết đồng nhất loại, chủ yếu do ảnh hưởng củaJaegwon Kim[19].

Thuyết chức năng

uyết chức năng được đề xướng bởiHilary Putnam

vàJerry Fodornhư một sự phản ứng đối với các khiếm khuyết của lý thuyết đồng nhất[21]. Putnam và Fodor xem xét các trạng thái tinh thần theo quan niệm của lý thuyết tính toán tinh thần thực nghiệm[54]. Cùng thời điểm hoặc sau đó một chút,D.M. ArmstrongvàDavid Kellogg Lewisthiết lập một phiên bản của thuyết chức năng phân tích các khái niệm tinh thần của tâm lý học công chúng theo các vai trò chức năng[55]. Một phái khác, thuyết chức năng tâm lý (psychofunctionalism) thường được nhắc đến với Jerry Fodor và Zenon Pylyshyn. Cuối cùng, ý tưởng củaWigenstein về ý nghĩa như cách sử dụng dẫn tới một phiên bản của thuyết hành vi gọi là lý thuyết về ý nghĩa, được phát triển thêm bởiWilfrid SellarsvàGilbert Harman. ứ mà tất cả các thuyết trên chia sẻ là luận đề rằng các trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi các mối quan hệ nhân quả với các trạng thái tinh thần khác và với tri giác đầu vào cùng hành vi đầu ra. Có nghĩa là, thuyết hành vi trừu tượng hóa những chi tiết của sự bổ sung vật chất với một trạng thái tinh thần bằng cách mô tả nó theo các thuộc tính chức năng phi tinh thần. Ví dụ, một quảthậnđược mô tả một cách khoa học bởi vai trò có tính chức năng của nó trong việc lọc máu và duy trì một số cân bằng hóa học nhất định. eo quan điểm

12.3. GIẢI PHÁP NHẤT NGUYÊN CHO VẤN ĐỀ TÂM-VẬT 27

này, vấn đề không phải là liệu quả thận được làm từ những thành phần hữu cơ,ống nanohay các chíp silic: chính vai trò nó có và những mối liên hệ của nó với những cơ quan khác định nghĩa nên một quả thận[54].

Chủ nghĩa duy vật lý phi quy giản

Các triết gia theo thuyết phi quy giản khẳng định hai xác tín liên quan đến mối quan hệ tinh thần-thể xác: 1) Chủ nghĩa duy vật lý là đúng và các trạng thái tinh thần phải là các trạng thái vật chất, nhưng 2) Tất cả những mệnh đề quy giản là không thuyết phục: các trạng thái tinh thần không thể quy giản về hành vi, chức năng hay trạng thái bộ não[46]. Do đó, cần thiết có một chủ nghĩa duy vật lý phi quy giản. uyếtnhất nguyên luận dị thườngcủa triết giaDonald Davidson[20] là một nỗ lực thiết lập một thứ chủ nghĩa duy vật lý như vậy. Davidson sử dụng luận đề về tính đột hiện

(supervenience): các trạng thái tinh thần xuất hiện đột ngột trong các trạng thái vật chất, nhưng không thể quy giản về chúng. “Sự đột hiện” do đó mô tả một sự phụ thuộc chức năng: không có sự thay đổi nào trong tinh thần mà lại không có sự thay đổi nào đó trong tính có thể quy giản nhân quả-vật chất giữa tinh thần và vật chất không có tính có thể quy giản bản thể[56].

Bởi các thuyết duy vật lý phi quy giản nỗ lực để vừa giữ lại sự khác biệt bản thể giữa tinh thần và thể xác vừa cố giải quyết vấn đề tương tác giữa chúng; những người chỉ trích thường xem đây là một mâu thuẫn và chỉ ra tính tương tự của nó đối vớithuyết hiện tượng phụ, theo khía cạnh chính bộ não được xem là gốc rễ không “gây ra” tinh thần, và tinh thần dường như bị làm cho trơ với ngoại vật.

uyết hiện tượng phụ xem một hay nhiều trạng thái tinh thần như phụ phẩm của các trạng thái bộ não vật chất, và không có ảnh hưởng gì lên các trạng thái vật chất. Tương tác là một chiều (giải quyết vấn đề tương tác), nhưng nó bỏ lại các trạng thái tinh thần không thể quy giản (như một phụ phẩm của các trạng thái bộ não) - vừa không thể quy giản theo bản thể lẫn nhân quả về các trạng thái vật chất. Sự đau nhức đối với một người theo thuyết này được xem như gây nên bởi trạng thái bộ não nhưng không có ảnh hưởng nào lên các trạng thái bộ não khác, mặc dù nó có thể ảnh hưởng tới các trạng thái tinh thần khác (chẳng hạn gây ra đau đớn).

Thuyết đột sinh yếu

uyết đột sinh yếu là một dạng của chủ nghĩa duy vật lý phi quy giản bao gồm trong một quan điểm phân tầng về tự nhiên, với các tầng được sắp xếp theo độ phức tạp tăng dần và mỗi tầng ứng với một ngành khoa học riêng của nó. Một số triết gia khẳng định rằng các

thuộc tính đột sinh tương tác nhân quả với các mức cơ bản hơn, trong khi những người khác tin rằng các thuộc tính bậc cao hơn đơn giản đột hiện từ các mức thấp hơn không cần tương tác nhân quả trực tiếp nào. Nhóm sau được xếp vào một quan niệm ít nghiêm ngặt hơn, hay “yếu” hơn, của thuyết đột sinh, có thể được phát biểu như sau: một thuộc tính (property) P của một đối tượng (object) phức O là đột sinh nếu như một đối tượng khác không thể, theo nghĩa siêu hình học, thiếu thuộc tính P nếu nó cấu tạo từ những phần có tính chất nội tại giống hệt với O và các phần này có cấu hình đồng nhất. Đôi khi những người theo thuyết đột sinh sử dụng ví dụ về nước có một thuộc tính mới khi Hidro H và Oxy O kến hợp tạo nên H2O (nước). Trong ví dụ này đột sinh một thuộc tính mới của một chất lỏng trong suốt không thể tiên đoán được bằng việc hiểu hidro và oxy như chất khí. Điều này tương tự với các thuộc tính vật chất của bộ não đem lại một trạng thái tinh thần. uyết đột sinh cố giải quyết khoảng cách hiển nhiên giữa tinh thần và thể xác theo cách này. Một vấn đề đối với nó là ý tưởng về “tính đóng nhân quả" trong một thế giới không cho phép tính nhân quả từ tinh thần tới thể xác[57].

Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ

Nếu một người theo phái duy vật và tin rằng tất cả các khía cạnh của tâm lý con người sẽ tìm thấy sự quy giản về một nền khoa học thần kinh nhận thức (cognitive- neuroscience) tiến bộ, và rằng chủ nghĩa duy vật phi qui giản là sai lầm, thì người đó giữa một lập trường dứt khoát, cấp tiến hơn: chủ nghĩa duy vật tiêu trừ. Có một số biến thể khác nhau của chủ nghĩa duy vật tiêu trừ, nhưng tất cả đều khẳng định rằng tâm lý học công chúng thông thường đã xuyên tạc bản chất một số khía cạnh của nhận thức. Những nhà tiêu trừ luận như vợ chồng triết giaPatriciavàPaul Churchlandlập luận rằng trong khi tâm lý học công chúng coi nhận thức cơ bản là “giống câu nói” (sentence-like), mô hình

vector/ma trậnphi ngôn ngữ của lý thuyết mạng thần kinh hay thuyết kết nối (connectionism) sẽ chứng tỏ là một mô tả chính xác hơn về cách bộ não hoạt động[17]. Nhà Churchland cũng thường dẫn chứng số phận của những lý thuyết và bản thể luận sai lầm phổ biến khác từng nổi lên trong lịch sử[17][18]. Chẳng hạn,thiên văn họccủaPtolemaeusphục vụ cho việc giải thích và tiên

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)