0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Cảm thụ tính

Một phần của tài liệu THỂ LOẠI KHOA HỌC NHẬN THỨC (Trang 33 -33 )

5 Ngôn ngữ học

12.6.1 Cảm thụ tính

Nhiều trạng thái tinh thần dường như được các cá nhân khác nhau trải qua theo cách chủ quan bằng những cách thức khác nhau[27]. Và một trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi “phẩm chất” có tính kinh nghiệm nào đó, chẳng hạn như nỗi đau, nó gây đau đớn. Tuy nhiên, cảm giác đau giữa hai cá nhân có thể không đồng nhất, bởi vì không ai có cách hoàn hảo nào để đo liệu một điều gây đau đớn bao nhiêu hay mô tả chính xác nó gây đau đớn như thế nào. Các nhà khoa học và triết gia do đó đặt câu hỏi những kinh nghiệm này đến từ đâu. Sự tồn tại những sự kiện bộ não không thể giải thích tại sao chúng đi kèm với những kinh nghiệm định tính tương ứng này. Câu đố về việc tại sao nhiều quá trình trong não xảy ra với khía cạnh có tính kinh nghiệm kèm theo trong nhận thức dường như không thể giải thích[25].

Tuy nhiên đối với nhiều người thì khoa học cuối cùng sẽ giải thích được những kinh nghiệm như thế[46]. Điều này dẫn ra từ một giả thiết về khả năng của những cách giải thích quy giản. eo quan điểm này, nếu một nỗ lực có thể thành công trong việc giải thích một hiện tượng quy giản (ví dụ, nước), thì có thể giải thích được tại sao mọi thuộc tính của nó (ví dụ như tính lỏng, tính trong suốt)[46]. Trong trường hợp các trạng thái tinh thần, điều này có nghĩa là cần một sự giải thích tại sao chúng có thuộc tính là được trải nghiệm theo một cách nào đó.

Triết gia Đức ở thế kỉ 20Martin Heideggerphê phán những giả thiếtbản thểlàm nền tảng cho một mô hình quy giản như vậy, và tuyên bố rằng không thể hiểu được kinh nghiệm theo những lối này. Đó là bởi vì, theo

Heidegger, bản chất của kinh nghiệm chủ quan và các “phẩm chất” là không thể hiểu theo khái niệm các “thực thể" của truyền thống triết học từDescartes- thứ chứa đựng những “thuộc tính”. Một cách khác để diễn đạt điều này là chính quan niệm về kinh nghiệm định tính là không chặt chẽ theo - hoặc là không so sánh được về ngữ nghĩa với - các thực thể chứa đựng các thuộc tính[61].

Vấn đề giải thích khía cạnh nội quan ngôi thứ nhất của các trạng thái tinh thần và ý thức nói chung theo khoa học thần kinh có tính định lượng ngôi thứ ba được gọi làkhoảng cách diễn giải(explanatory gap)[62]. Có một số quan điểm khác nhau về khoảng cách này giữa các nhà triết học tinh thần hiện đại.David ChalmersvàFrank Jacksondiễn tả khoảng cách này về bản chất có tính

bản thể; có nghĩa là, họ khẳng định rằng các cảm thụ tính không bao giờ có thể giải thích bằng khoa học bởi vì chủ nghĩa duy vật lý là sai lầm. Tồn tại hai phạm trù riêng biệt và cái này không thể quy giản về cái kia[63]. Một quan điểm khác đưa ra bởi những nhà triết học như

omas NagelvàColin McGinn. eo họ, khoảng cách về bản chất có tínhnhận thức. Đối với Nagel, khoa học chưa thể giải thích các kinh nghiệm chủ quan bởi vì nó chưa đạt tới trình độ hay loại tri thức cần thiết. Chúng ta thậm chí còn chưa thể phát biểu vấn đề một cách chặt chẽ[27]. Còn đối với McGinn, vấn đề này là một trong những giới hạn sinh học thường trực và cố hữu. Chúng ta không thể giải quyết khoảng cách diễn giải bởi vì lãnh địa của các kinh nghiệm chủ quan bị đóng về mặt nhận thức đối với chúng ta theo cùng cách mà

cơ học lượng tửđóng lại đối với những con voi[64]. Các triết gia khác lấp đầy khoảng cách này thuần túy bằng việc xem đó là một vấn đề ngữ nghĩa. Vấn đề ngữ nghĩa, dẫn tới “Câu hỏi cảm thụ tính” nổi tiếng, đó là:Liệu Đỏ gây ra Màu Đỏ(Does Red cause Redness)?

Một phần của tài liệu THỂ LOẠI KHOA HỌC NHẬN THỨC (Trang 33 -33 )

×