Triết học tinh thần trong truyền thống lục địa

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 35 - 36)

5 Ngôn ngữ học

12.8 Triết học tinh thần trong truyền thống lục địa

Nhưng rõ rằng là máy tính không sử dụng một tinh thần nào để nhân cả. Liệu một ngày nào đó chúng có thể có thứ mà chúng ta gọi là một tinh thần? Câu hỏi này đã được đẩy tới tiền tuyến của các nhiều cuộc tranh luận triết học bởi những nghiên cứu trong lĩnh vựctrí tuệ nhân tạo(artificial intelligence-AI).

Trong lĩnh vực AI, người ta thường phân biệt một chương trình nghiên cứu khiêm tốn và một chương trình tham vọng hơn: sự phân biệt này được đề xướng bởiJohn Searlethành AI yếu và AI mạnh. Mục tiêu độc nhất của “AI yếu”, theo Searle, là sự mô phỏng thành công các trạng thái tinh thần, mà không có nỗ lực biến máy tính trở nên có ý thức hay nhận thức, v.v.. Trái lại, mục tiêu của AI mạnh là một máy tính với nhận thức tương tự như của con người[71]. Người ta có thể truy nguyên nguồn gốc của AI mạnh tới một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực điện toán làAlan Turing. Với câu trả lời cho câu hỏi “Máy tính có thể suy nghĩ không?", ông đã thiết lậpphép thử Turingnổi tiếng[72]. Turing tin rằng một máy tính có thể được cho là suy nghĩ khi, nếu được đặt trong một phòng kế bên một phòng khác chứa một con người và với cùng các câu hỏi như nhau đưa ra cho con người và máy tính bởi một người thứ ba ở bên ngoài, các câu trả lời của máy tính trở nên không thể phân biệt với những câu trả lời của con người. Chủ yếu, quan điểm của Turing về trí tuệ máy móc tuân theo mô hình thuyết hành vi của tinh thần - trí tuệ là cái mà trí tuệ làm. Phép thử Turing nhận nhiều chỉ trích, một trong số đó làthí nghiệm suy nghĩ"Phòng Trung Hoa" của Searle[71].

Câu hỏi về tính có thể cảm nhận (cảm thụ tính) của máy tính hay robot vẫn còn đó. Một số nhà khoa học máy tính tin rằng nét đặc biệt của AI vẫn có thể tạo ra những đóng góp mới cho giải pháp của vấn đề tâm- vật. Họ đề xuất rằng dựa trên ảnh hưởng tương hỗ giữa phần cứng và phần mềm xảy ra trong mọi máy tính, có thể một ngày nào đó các lý thuyết có thể được khám phá để giúp chúng ta hiểu được ảnh hưởng tương hỗ giữa tinh thần con người và bộ não[73].

12.7.3 Tâm lý học

Tâm lý học là khoa học nghiên cứu trực tiếp các trạng thái tinh thần. Nó thường sử dụng các phương pháp thực nghiệm để khảo sát các trạng thái tinh thần cụ thể nhưniềm vui,nỗi sợhay sựám ảnh. Tâm lý học nghiên cứu các quy luật liên kết các trạng thái tinh thần này với nhau hoặc với đầu vào và đầu ra của các cơ quan cơ thể người[74].

Một ví dụ cho điều này làtâm lý học nhận thức. Các nhà khoa học trong lĩnh vực này đã khám phá những nguyên lý chung về nhận thức hình thái. Một quy luật của tâm lý học hình thái nói rằng các đối tượng di chuyển theo cùng hướng được nhận thức là liên hệ với

nhau[66]. y luật này mô tả mối quan hệ giữa đầu vào thị giác với các trạng thái nhận thức tinh thần. Tuy nhiên, nó không đề xuất điều gì về bản chất các trạng thái tinh thần. Các quy luật được khám phá bởi tâm lý học tương thích với tất cả các câu trả lời đối với vấn đề tâm-vật đã được mô tả.

12.7.4 Khoa học nhận thức

Khoa học nhận thứclà những nghiên cứu khoa học liên ngành về tinh thần và các quá trình tinh thần. Nó xem xétý thứclà gì, ý thức làm gì, và nó hoạt động ra sao. Nó bao gồm những nghiên cứu về trí tuệ và hành vi, đặc biệt tập trung vào việc làm thế nào thông tin được biểu diễn, xử lý và biến đổi (trong những năng lực như nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, lập luận và cảm xúc) bên trong hệ thống não (người hay động vật khác) và trong máy móc (ví dụ máy tính). Khoa học nhận thức kết hợp nhiều lĩnh vực nghiên cứu, bao gồmtâm lý học,

trí thông minh nhân tạo,triết học,khoa học thần kinh,

ngôn ngữ học,nhân học,xã hội học, vàgiáo dục[75]. Nó cũng kết nối nhiều mức độ phân tích, từ mức thấp như việc học tập và cơ chế ra quyết định tới mức cao như logic và lập kế hoạch; từ mạch thần kinh tới tổ chức vùng não.

12.8 Triết học tinh thần trong truyền thống lục địa

Hầu hết thảo luận trong bài viết này đã tập trung vào một loại hay một truyền thống triết học được xem là chủ lưu trong văn hóa phương Tây hiện đại, thường được gọi làtriết học phân tích(có lúc được gọi làtriết học Anh-Mĩ)[76]. Nhiều trường phái tư tưởng khác cũng tồn tại, chúng đôi khi được gộp vào một tên gọi chung làtriết học lục địa[76]. Trong bất kì trường hợp nào, mặc dù các chủ đề và phương pháp là rất nhiều, trong mối liên hệ với triết học tinh thần các trường phái khác nhau (hiện tượng học,chủ nghĩa hiện sinh,…) được gắn tên gọi này nhìn chung có thể phân biệt với trường phái phân tích bởi việc chúng tập trung ít hơn chỉ vào phân tích ngôn ngữ và logic riêng lẻ mà còn quan tâm tới những hình thức khác của việc tìm hiểu kinh nghiệm và sự hiện hữu của con người. Trong phạm vi thảo luận về tinh thần, điều này được diễn dịch thành những nỗ lực nắm bắt những quan niệm vềsuy nghĩvàkinh nghiệm nhận thứctheo nghĩa không chỉ bao hàm sự phân tích về hình thức từ ngữ[76].

Chẳng hạn, trongHiện tượng học tinh thần,Hegelthảo luận ba dạng khác nhau của tinh thần: 'tinh thần chủ quan', tức tinh thần của một cá nhân; 'tinh thần khách quan', tinh thần của xã hội và nhà nước; và 'tinh thần tuyệt đối', một thể thống nhất của mọi quan niệm[77]. Hay trong “Tiểu luận về mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần” của cuốnVật chất và Trí nhớnăm 1896,Henri

32 CHƯƠNG 12. TRIẾT HỌC TINH THẦN

Bergsonđưa ra một cách sinh động sự khác biệt bản thể của tinh thần và thể xác bằng sự quy giản vấn đề đó về một vấn đề xác định hơn của trí nhớ, do đó cho phép một giải pháp xây dựng trênphương thức kiểm tra thực nghiệmcủa chứng mất ngôn ngữ (aphasia).

Trong thời hiện đại, hai trường phái chính được phát triển để đáp lại hoặc đối lập lại truyền thống Hegel là hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh.Hiện tượng học, được khai phá bởiEdmund Husserl, tập trung vào những nội dung của tinh thần con người và cách những quá trình mang tính hiện tượng học hình thành lên kinh nghiệm của chúng ta[78].Chủ nghĩa hiện sinh, một trường phái tư tưởng khác thành lập dựa trên công trình của Søren Kierkegaard, dựa trên nội dung của kinh nghiệm và cách tinh thần giải quyết những kinh nghiệm như vậy.

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)