5 Ngôn ngữ học
12.9 Triết học tinh thần trong Phật giáo
giáo
Các truyền thống phương Đông nhưPhật giáokhông chủ trương mô hình nhị nguyên tinh thần-thể xác nhưng khẳng định rằng tinh thần và thể xác là những thực thể riêng biệt. Phật giáo đặc biệt không có khái niệm về linh hồn (ātman). Một số bộ phái Phật giáo khẳng định rằng có một mức rất tinh tế của tinh thần lìa khỏi thể xác vào thời điểm chết đi và nhập vào một sự sống mới. eo luận sưPháp Xứng(Dharmakirti), định nghĩa về tinh thần bao gồm sự trống rỗng (không) và nhận thức (thức). Tinh thần là trống rỗng bởi vì nó luôn thiếu hình thể và bởi vì nó sở hữu năng lực thực sự để nhận thức sự vật. Tinh thần là nhận thức bởi chức năng của nó là hiểu biết hay nhận thức sự vật. Trong định nghĩa này, 'không' liên hệ với bản chất tinh thần và 'thức' với chức năng của tinh thần. Pháp sưKhắc Châu Kiệt(Khedrupje) cho rằng tư tưởng, nhận thức, tinh thần và ý thức chỉ là những từ đồng nghĩa. Bản thânĐức Phậtgiải thích rằng mặc dù thiếu hình thể, tuy nhiên tinh thần có thể liên hệ với hình thể. Do đó, tinh thần chúng ta liên hệ với thể xác chúng ta và nó được 'định vị' ở những vị trí khác nhau trong khắp cơ thể. Điều này có thể được hiểu trong ngữ cảnh ý thức ngũ quan và ý thức tinh thần được sinh ra. Phật giáo nhắc đến nhiều dạng khác nhau của tinh thần - ý thức tri giác, ý thức tinh thần, tinh thần thô, tinh thần tinh tế, và tinh thần rất tinh tế - và chúng đều là vô hình thể (không hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi, vị hay thuộc tính xúc giác), đồng thời chúng đều vận hành để nhận thức hay hiểu biết. Không thể có cái gọi là tinh thần mà lại thiếu đối tượng được nhận biết bởi tinh thần đó. Mặc dù không loại tinh thần nào có hình thể, nhưng chúng có thể liên hệ với hình thể[80].