Các dạng nhị nguyên luận khác

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 28 - 29)

5 Ngôn ngữ học

12.2.3Các dạng nhị nguyên luận khác

Bốn biến thể của nhị nguyên luận: nhị nguyên luận tương tác, thuyết hiện tượng phụ, thuyết song song tâm vật, và chủ nghĩa duy vật lý không quy giản. Các mũi tên chỉ ra hướng tương tác nhân quả. Thuyết ngẫu nhiên không được chỉ trong hình.

Thuyết song song tâm vật

uyết song song tâm vật(Psychophysical parallelism), nói tắt làthuyết song song, là quan điểm cho rằng tinh thần và thể xác, trong khi có những trạng thái bản thể riêng biệt, không ảnh hưởng nhân quả lên nhau. ay vì thế, chúng vận hành theo những con đường song song (các sự kiện tinh thần tương tác nhân quả với các sự kiện tinh thần và các sự kiện não bộ tương tác nhân quả với các sự kiện não bộ) và chỉ có vẻ như ảnh hưởng tới nhau[39]. an điểm này được bảo vệ nhiệt liệt bởiGofried Leibniz. Mặc dù Leibniz là một nhà nhất nguyên luận bản thể tin rằng chỉ có một loại thực thể, làđơn tử(monad), tồn tại trong vũ trụ, và rằng mọi thứ có thể quy giản về nó, tuy nhiên ông khẳng định rằng có sự khác biệt quan trọng giữa “tinh thần” và “vật chất” theo nghĩa nhân quả. Ông tin rằng ượng đế đã sắp xếp mọi sự vật từ trước để cho cái tâm linh và cái thể xác hài hòa với nhau. Điều này được biết đến như tín điều vềhài hòa tiền định[40].

Thuyết ngẫu nhiên

uyết ngẫu nhiên(occasionalism) là quan điểm khởi xướng bởiNicholas Malebranche, khẳng định rằng tất cả các mối quan hệ được cho là nhân quả giữa các hiện tượng vật lý với nhau, hay giữa các hiện tượng vật lý với các hiện tượng tinh thần, thực ra không hề có tính nhân quả chút nào. Trong khi thể xác và tinh thần là

những thực thể khác nhau, các nguyên nhân (bất kể tinh thần hay thể xác) liên hệ với những hệ quả của nó bởi hành động can thiệp của ượng đế trong mỗi thời điểm cụ thể[41].

Nhị nguyên luận đặc tính

Nhị nguyên luận đặc tính(property dualism) là quan điểm rằng thế giới cấu tạo từ chỉ một loại thực thể - là loại vật chất - và tồn tại hai loại thuộc tính khác biệt: những đặc tính vật chất và những đặc tính tinh thần. Nói cách khác, đó là quan điểm cho rằng các đặc tính tinh thần, phi vật chất (như niềm tin, cảm xúc) vốn có trong một số đối tượng vật chất (ít nhất là não). Các đặc tính tinh thần và vật chất liên hệ nhân quả với nhau như thế nào phụ thuộc vào từng biến thể của nhị nguyên luận đặc tính, và không luôn luôn là một vấn đề rõ ràng. Các nhánh nhỏ thuộc nhị nguyên luận đặc tính bao gồm:

1. uyết đột sinh mạnh(strong emergentism) khẳng định rằng khi vật chất được tổ chức theo những cách thức thích hợp (chẳng hạn theo cách mà những cơ thể sống của con người được tổ chức), các đặc tính tinh thần đột sinh theo một cách không thể giải thích bằng các quy luật vật lý. Do đó, đây là một dạng của chủ nghĩa duy vật đột sinh[9]. Những đặc tính đột sinh này có một trạng thái bản thể độc lập và không thể quy giản về, hay giải thích theo, nền tảng vật chất mà từ đó nó xuất hiện. Chúng phụ thuộc vào các đặc tính vật chất mà từ đó chúng sinh ra, nhưng các quan điểm lại bất đồng ở điểm liên quan tới tính cố kết của quan hệ nhân quả trên-dưới, nghĩa là tính ảnh hưởng nhân quả của các đặc tính này. Một dạng nhị nguyên luận đặc tính đượcDavid Chalmerscổ vũ và quan niệm này, vốn được hình thành từ thế kỷ 19 bởiWilliam James, đã trải qua những đổi mới nhất định trong những năm gần đây[42]. 2. uyết hiện tượng phụ(epiphenomenalism) là một

học thuyết lần đầu tiên được omas Henry Huxley[43] phát biểu. Nó hàm chứa quan điểm rằng các hiện tượng tinh thần là bất lực về mặt nhân quả, theo đó một hay nhiều trạng thái tinh thần không có bất kì ảnh hưởng nào lên các trạng thái vật chất. Các sự kiện vật chất có thể gây ra những sự kiện vật chất khác cũng như gây ra các sự kiện tinh thần, nhưng các sự kiện tinh thần không thể gây ra bất cứ sự kiện gì, bởi vì chúng chỉ là những phụ phẩm trơ về mặt nhân quả (nghĩa là hiện tượng phụ - epiphenomena) của thế giới vật chất[39]. an điểm này được bảo vệ mạnh mẽ nhất trong thời gian gần đây bởiFrank Jackson[44]. 3. Chủ nghĩa duy vật lý phi quy giản (non-reductive physicalism) là quan điểm cho rằng các đặc tính tinh thần tạo nên một lớp bản thể tách biệt đối với

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 28 - 29)