Phê phán ngôn ngữ về vấn đề tâm-vật

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 32)

5 Ngôn ngữ học

12.4Phê phán ngôn ngữ về vấn đề tâm-vật

những nhà duy tâm; thay vào đó, những nhà duy tâm có khuynh hướng được thúc đẩy bởichủ nghĩa hoài nghi

hoặc mối quan tâm tớitôn giáo. Chủ nghĩa duy tâm nổi bật trong tư tưởng triết học và tôn giáo phương Đông, trong khi nó lần lượt trải qua những sự thắng thế rồi quên lãng luân phiên trong lịch sử triết học phương Tây. Những biến thể của chủ nghĩa duy tâm khác nhau trong quan niệm tin rằng có thể có:

Nhiều tinh thần (chủ nghĩa duy tâm đa nguyên)

Chỉ một tinh thần con người (thuyết duy ngã)

Hay chỉ một ể Tuyệt Đối (Vô Cực), Linh Hồn Vũ Trụ (Anima Mundi/Khí), ượng đế / Chúa (One) hay Linh Hồn Tối cao (Oversoul)

Nhất nguyên luận trung tính

Nhất nguyên luận trung tínhtrong triết học là quan điểm siêu hình rằng tinh thần và vật chất là hai cách để tổ chức hay để mô tả cùng những nguyên tố, mà bản thân chúng “trung tính”, nghĩa là không tinh thần mà cũng chẳng vật chất. an điểm này phủ nhận rằng tinh thần và vật chất là hai dạng khác nhau một cách cơ bản. ay vì thế, nhất nguyên luận tuyên bố rằng vũ trụ chứa chỉ một loại chất liệu, dưới dạng các nguyên tố trung tính. Các nguyên tố này phải có những thuộc tính như màu sắc và hình dạng, hệt như chúng ta trải nghiệm những thuộc tính này. Nhưng những yếu tố có màu sắc và hình dạng không tồn tại trong tinh thần (được xem như một thực thể cốt yếu, có tính nhị nguyên hoặc duy vật lý); chúng tồn tại tự thân.

12.4 Phê phán ngôn ngữ về vấn đềtâm-vật tâm-vật

Mỗi nỗ lực trả lời vấn đề tâm-vật đều gặp phải những vấn đề cơ bản. Một số triết gia cho rằng điều này là do có sự mơ hồ khái niệm cơ bản[58]. Các triết gia này, nhưLudwig Wigensteinvà những người tiếp nối ông trong truyền thống phê phán ngôn ngữ, vì thế loại bỏ vấn đề này vì cho rằng nó là phi thực tế[59]. Họ lập luận rằng người ta đã sai lầm khi hỏi làm thế nào các trạng

thái sinh học và tinh thần gắn với nhau. ay vì vậy, đơn giản nên chấp nhận rằng kinh nghiệm con người có thể được mô tả theo những cách khác nhau, chẳng hạn theo một từ vựng tinh thần và một từ vựng sinh học. Những vấn đề phi thực tế nảy sinh nếu người ta cố gắng mô tả cái này theo từ vựng của cái kia hay nếu từ vựng tinh thần được áp dụng vào các ngữ cảnh sai[59]. Chẳng hạn, đây là trường hợp của việc người ta tìm kiếm các trạng thái tinh thần của bộ não. Bộ não đơn giản là ngữ cảnh sai để sử dụng từ vựng tinh thần — sự tìm kiếm các trạng thái tinh thần của bộ não do đó là mộtsai lầm phạm trùhoặc một loại nhầm lẫn trong lập luận[59].

Ngày nay, lập trường như vậy thường được tiếp thu bởi những người diễn giải Wigenstein như Peter Hacker[58]. Tuy nhiên,Hilary Putnam, người lập nên thuyết chức năng, cũng đã chấp nhận lập trường cho rằng vấn đề tâm-vật là một vấn đề phi thực tế và cần được giải trừ theo cách thức của Wigenstein[60].

12.5 Thuyết nội tại và thuyết ngoại tại

Tinh thần cư trú ở đâu? Nếu tinh thần là một loại hiện tượng vật chất nào đó, nó phải tồn tại ở một nơi nào đó. Có hai lựa chọn khả dĩ: hoặc tâm trí nằm trong thể xác (thuyết nội tại) hoặc tâm trí nằm bên ngoài thể xác (thuyết ngoại tại). Phổ quát hơn, hoặc tâm trí chỉ phụ thuộc vào các sự kiện và đặc tính xảy ra bên trong thể xác chủ thể, hoặc nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài thể xác này.

Những người đề xướng thuyết nội tại gắn với quan điểm rằng các hoạt động thần kinh là đủ để sản sinh ra tinh thần. Những người theo thuyết ngoại tại lại cho rằng thế giới bên ngoài cấu thành nên tinh thần theo một nghĩa nào đó.

uyết ngoại tại phân tách thành một số nhánh. Các nhánh chính là các thuyết như ngoại tại ngữ nghĩa, ngoại tại nhận thức và ngoại tại hiện tượng. Mỗi nhánh này lại có thể phân chia tiếp theo việc chúng có liên hệ chỉ với nội dung hay phương tiện của tinh thần.

uyết ngoại tại ngữ nghĩa(semantic externalism) cho rằng nội dung ngữ nghĩa của tinh thần được xác định hoàn toàn hay một phần bởi trạng thái của những sự việc bên ngoài thể xác chủ thể. Tư tưởngthế giới song sinhcủaHilary Putnamlà một ví dụ.

uyết ngoại tại nhận thức(cognitive externalism) là một tập hợp rộng rãi những quan điểm đề xuất về vai trò của môi trường, các công cụ, sự phát triển, và của thể xác trong sự kích thích nhận thức. Nhận thức biểu hiện, trí tuệ mở rộng, vàthuyết biểu hiệnlà những tư tưởng tiêu biểu của nhánh này.

Trong khi đó,thuyết ngoại tại hiện tượngđề xuất rằng các khía cạnh hiện tượng của tinh thần nằm bên ngoài

12.6. TỰ NHIÊN LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA NÓ 29

thể xác. Các tác giả ủng hộ khả năng này bao gồm Ted Honderich, Edwin Holt, Francois Tonneau, Kevin O'Regan, Riccardo Manzoi, Teed Rockwell.

12.6 Tự nhiên luận và các vấn đề của nó

Luận đề chính củachủ nghĩa duy vật lýlà tinh thần là một phần của thế giới vật chất (hay vật lý). Lập trường như vậy phải đối diện với vấn đề là tinh thần có những thuộc tính nhất định mà không một sự vật vật chất nào khác có được. Do đó chủ nghĩa duy vật lý phải giải thích làm thế nào mà các thuộc tính này lại xuất hiện từ những sự vật vật chất được. Công cuộc cung cấp một cách giải thích như vậy thường được gọi với tên “tự nhiên hóa tinh thần”, hay “tự nhiên luận về tinh thần”[46]. Trong số các vấn đề chủ chốt mà công cuộc này nỗ lực giải quyết bao gồm sự tồn tại của cảm thụ tính và bản chất của tính chủ định[46].

12.6.1 Cảm thụ tính

Nhiều trạng thái tinh thần dường như được các cá nhân khác nhau trải qua theo cách chủ quan bằng những cách thức khác nhau[27]. Và một trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi “phẩm chất” có tính kinh nghiệm nào đó, chẳng hạn như nỗi đau, nó gây đau đớn. Tuy nhiên, cảm giác đau giữa hai cá nhân có thể không đồng nhất, bởi vì không ai có cách hoàn hảo nào để đo liệu một điều gây đau đớn bao nhiêu hay mô tả chính xác nó gây đau đớn như thế nào. Các nhà khoa học và triết gia do đó đặt câu hỏi những kinh nghiệm này đến từ đâu. Sự tồn tại những sự kiện bộ não không thể giải thích tại sao chúng đi kèm với những kinh nghiệm định tính tương ứng này. Câu đố về việc tại sao nhiều quá trình trong não xảy ra với khía cạnh có tính kinh nghiệm kèm theo trong nhận thức dường như không thể giải thích[25].

Tuy nhiên đối với nhiều người thì khoa học cuối cùng sẽ giải thích được những kinh nghiệm như thế[46]. Điều này dẫn ra từ một giả thiết về khả năng của những cách giải thích quy giản. eo quan điểm này, nếu một nỗ lực có thể thành công trong việc giải thích một hiện tượng quy giản (ví dụ, nước), thì có thể giải thích được tại sao mọi thuộc tính của nó (ví dụ như tính lỏng, tính trong suốt)[46]. Trong trường hợp các trạng thái tinh thần, điều này có nghĩa là cần một sự giải thích tại sao chúng có thuộc tính là được trải nghiệm theo một cách nào đó.

Triết gia Đức ở thế kỉ 20Martin Heideggerphê phán những giả thiếtbản thểlàm nền tảng cho một mô hình quy giản như vậy, và tuyên bố rằng không thể hiểu được kinh nghiệm theo những lối này. Đó là bởi vì, theo

Heidegger, bản chất của kinh nghiệm chủ quan và các “phẩm chất” là không thể hiểu theo khái niệm các “thực thể" của truyền thống triết học từDescartes- thứ chứa đựng những “thuộc tính”. Một cách khác để diễn đạt điều này là chính quan niệm về kinh nghiệm định tính là không chặt chẽ theo - hoặc là không so sánh được về ngữ nghĩa với - các thực thể chứa đựng các thuộc tính[61].

Vấn đề giải thích khía cạnh nội quan ngôi thứ nhất của các trạng thái tinh thần và ý thức nói chung theo khoa học thần kinh có tính định lượng ngôi thứ ba được gọi làkhoảng cách diễn giải(explanatory gap)[62]. Có một số quan điểm khác nhau về khoảng cách này giữa các nhà triết học tinh thần hiện đại.David ChalmersvàFrank Jacksondiễn tả khoảng cách này về bản chất có tính

bản thể; có nghĩa là, họ khẳng định rằng các cảm thụ tính không bao giờ có thể giải thích bằng khoa học bởi vì chủ nghĩa duy vật lý là sai lầm. Tồn tại hai phạm trù riêng biệt và cái này không thể quy giản về cái kia[63]. Một quan điểm khác đưa ra bởi những nhà triết học như

omas NagelvàColin McGinn. eo họ, khoảng cách về bản chất có tínhnhận thức. Đối với Nagel, khoa học chưa thể giải thích các kinh nghiệm chủ quan bởi vì nó chưa đạt tới trình độ hay loại tri thức cần thiết. Chúng ta thậm chí còn chưa thể phát biểu vấn đề một cách chặt chẽ[27]. Còn đối với McGinn, vấn đề này là một trong những giới hạn sinh học thường trực và cố hữu. Chúng ta không thể giải quyết khoảng cách diễn giải bởi vì lãnh địa của các kinh nghiệm chủ quan bị đóng về mặt nhận thức đối với chúng ta theo cùng cách mà

cơ học lượng tửđóng lại đối với những con voi[64]. Các triết gia khác lấp đầy khoảng cách này thuần túy bằng việc xem đó là một vấn đề ngữ nghĩa. Vấn đề ngữ nghĩa, dẫn tới “Câu hỏi cảm thụ tính” nổi tiếng, đó là:Liệu Đỏ gây ra Màu Đỏ(Does Red cause Redness)? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.6.2 Tính chủ định

Tính chủ địnhlà khả năng của các trạng thái tinh thần được định hướng hoặc liên hệ với thứ gì đó ở thế giới bên ngoài[23]. uộc tính này của các trạng thái tinh thần đòi hỏi rằng chúng có các nội dung và các thứ ám chỉ ngữ nghĩa, và do đó có thể được gán cho các giá trị chân lý. Khi người ta cố gắng quy giản những trạng thái về các quá trình tự nhiên ở đó nảy sinh một vấn đề: các quá trình tự nhiên không đúng hay sai, chúng đơn giản xảy ra[65]. Sẽ là vô nghĩa để nói rằng một quá trình tự nhiên là đúng hay sai. Nhưng các ý tưởng hoặc phán đoán tinh thần là đúng hoặc sai, vì thế các trạng thái tinh thần (ý tưởng hoặc phán đoán) có thể là các quá trình tự nhiên? Khả năng gán giá trị ngữ nghĩa cho các ý tưởng phải có nghĩa rằng những ý tưởng như thế phải về những sự kiện nào đó. Do đó, chẳng hạn, ý tưởng rằngHerodotuslà một sử gia liên hệ tới Herodotus và tới sự kiện rằng ông ấy là một sử gia.

30 CHƯƠNG 12. TRIẾT HỌC TINH THẦN

John Searle— một trong những triết gia tinh thần ảnh hưởng nhất hiện nay, người đề xướngtự nhiên luận sinh học(Berkeley 2002)

Nếu sự kiện là đúng, thì ý tưởng là đúng; nếu không, thì ý tưởng sai. Tuy nhiên mối quan hệ này đến từ đâu? Trong bộ não, chỉ có các quá trình điện hóa và chúng dường như chẳng có gì liên quan tới Herodotus[22].

12.7 Triết học tinh thần và khoahọc học

Con người là những sinh vật hữu hình và, như thế, họ là chủ thể cho việc kiểm tra và mô tả bởi các khoa học tự nhiên. Bởi vì các quá trình tinh thần liên hệ chặt chẽ với các quá trình thể xác, những sự mô tả mà các khoa học tự nhiên cung cấp về loài người đóng một vai trò quan trọng trong triết học tinh thần[2]. Có nhiều lĩnh vực khoa học mà quá trình nghiên cứu liên quan tới tinh thần. Danh sách những ngành khoa học như vậy bao gồm:sinh học,khoa học máy tính,khoa học nhận thức,điều khiển học,ngôn ngữ học,y học,dược lý học

vàtâm lý học[66].

12.7.1 Sinh học thần kinh

Nền tảng lý thuyết của sinh học, trong khuôn khổkhoa học tự nhiên hiện đại nói chung, về căn bản có tính duy vật. Mục đích của việc nghiên cứu trước hết là các quá trình thể xác, vốn được xem là nền tảng của các hoạt động và hành vi tinh thần[67]. ành công ngày càng tăng lên của sinh học trong việc giải thích các hiện

tượng tinh thần có thể được thấy bởi sự vắng bóng của bất cứ sự bác bỏ thực nghiệm nào đối với giả định nền tảng của nó: “không thể có sự thay đổi trong các trạng thái tinh thần một người mà thiếu sự thay đổi trong bộ não”[66].

Trong lĩnh vực sinh học thần kinh, có nhiều ngành gắn với những mối liên hệ giữa các trạng thái và quá trình tinh thần và thể xác[67]:sinh lý học thần kinh giác quan

nghiên cứu mối liên hệ giữa các quá trìnhnhận thứcvà

kích thích[68]. Khoa học nhận thứcnghiên cứu tương quan giữa các quá trình tinh thần với các quá trình thần kinh[68].Tâm lý học thần kinhmô tả sự phụ thuộc của các năng lực tinh thần trong các vùng não bộ chuyên biệt[68]. Cuối cùng,sinh học tiến hóanghiên cứu nguồn gốc và sự phát triển của hệ thống não người và, vì đây là cơ sở của tinh thần, cũng mô tả sự phát triểnphát sinh cá thểvàphát sinh chủng loàicủa các hiện tượng tinh thần bắt đầu từ những trạng thái nguyên thủy nhất của chúng[66]. Hơn nữa sinh học tiến hóa áp đặt những ràng buộc chặt chẽ lên bất kì học thuyết triết học tinh thần nào, do cơ chế dựa vàogencủachọn lọc tự nhiênkhông cho phép bất kì sự nhảy vọt khổng lồ nào trong sự phát triển của tính phức tạp thần kinh hay phần mềm thần kinh mà chỉ cho phép những bước biến đổi trong thời gian dài[69].

Từ những năm 1980, các quy trình chụp ảnh não, chẳng hạn nhưfMRI(hình trên) đã cung cấp những kiến thức mới về hoạt động của não người, rọi ánh sáng vào các vấn đề triết học xưa cũ.

12.7.2 Khoa học máy tính

Khoa học máy tính liên quan tới việc xử lý tự động

thông tin(hoặc ít nhất với các hệ thống biểu tượng mà thông tin được gán cho) thông qua những thiết bị như

máy tính[70]. Từ khởi đầu, các lập trình viên máy tính có thể phát triển các chương trình cho phép máy tính thực hiện những nhiệm vụ mà các tổ chức hữu cơ (sinh vật) cần một tinh thần. Một ví dụ đơn giản là phép nhân.

12.8. TRIẾT HỌC TINH THẦN TRONG TRUYỀN THỐNG LỤC ĐỊA 31

Nhưng rõ rằng là máy tính không sử dụng một tinh thần nào để nhân cả. Liệu một ngày nào đó chúng có thể có thứ mà chúng ta gọi là một tinh thần? Câu hỏi này đã được đẩy tới tiền tuyến của các nhiều cuộc tranh luận triết học bởi những nghiên cứu trong lĩnh vựctrí tuệ nhân tạo(artificial intelligence-AI).

Trong lĩnh vực AI, người ta thường phân biệt một chương trình nghiên cứu khiêm tốn và một chương trình tham vọng hơn: sự phân biệt này được đề xướng bởiJohn Searlethành AI yếu và AI mạnh. Mục tiêu độc nhất của “AI yếu”, theo Searle, là sự mô phỏng thành công các trạng thái tinh thần, mà không có nỗ lực biến máy tính trở nên có ý thức hay nhận thức, v.v.. Trái lại, mục tiêu của AI mạnh là một máy tính với nhận thức tương tự như của con người[71]. Người ta có thể truy nguyên nguồn gốc của AI mạnh tới một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực điện toán làAlan Turing. Với câu trả lời cho câu hỏi “Máy tính có thể suy nghĩ không?", ông đã thiết lậpphép thử Turingnổi tiếng[72]. Turing tin rằng một máy tính có thể được cho là suy nghĩ khi, nếu được đặt trong một phòng kế bên một phòng khác chứa một con người và với cùng các câu hỏi như nhau đưa ra cho con người và máy tính bởi một người thứ ba ở bên ngoài, các câu trả lời của máy

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 32)