Các giải pháp nhị nguyên cho vấn đề tâm-vật

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 26)

5 Ngôn ngữ học

12.2Các giải pháp nhị nguyên cho vấn đề tâm-vật

Vấn đề tâm-vật liên quan tới cách diễn giải mối quan hệ tồn tại giữatinh thần, hay các quá trình tinh thần, với các trạng thái hay quá trình thuộc về thể xác[24]. Mục đích chính của các nhà triết học hoạt động trong lĩnh vực này là xác định bản chất của tinh thần và các trạng thái/quá trình tinh thần, và có hay không -và như thế nào - tinh thần bị ảnh hưởng và ảnh hưởng tới thể xác. Các trải nghiệm cảm quan của chúng ta phụ thuộc vào các kích thích từ thế giới bên ngoài đến tới các giác quan khác nhau của chúng ta, và những kích thích này gây ra những thay đổi trong trạng thái tinh thần, cuối cùng khiến chúng ta có một cảm giác, có thể là dễ chịu hoặc không dễ chịu. Ước muốn của ai đó về một miếng pizza, chẳng hạn, có khuynh hướng khiến người đó di chuyển thể xác bằng một cách cụ thể theo một hướng cụ thể để lấy được cái mà anh ta/cô ta muốn. Do đó câu hỏi là làm thế nào mà những trải nghiệm ý thức có thể nảy sinh từ một đám vật chất xám vốn không có gì đặc biệt ngoài những thuộc tính điện hóa[11].

Một vấn đề liên quan là làm sao để một thái độ có tính mệnh đề (ví dụ như niềm tin và ham muốn) khiến cho cácnơroncủa một cá nhân hoạt động và các cơ bắp co lại. Những điều này hợp thành một trong những vấn đề nan giải đã từng thách thức các nhànhận thức luậnvà triết học tinh thần ít nhất từ thời củaRené Descartes[8].

12.2 Các giải pháp nhị nguyên chovấn đề tâm-vật vấn đề tâm-vật

Nhị nguyên luậntrong triết học tinh thần là một tập hợp những quan điểm về mối liên hệ giữa tinh thần với vật chất (hay thể xác). Nó bắt đầu với khẳng định rằng các hiện tượng tinh thần, ở một vài khía cạnh nào đó, là phi vật chất[9]. Một trong những hình thức sớm nhất của nhị nguyên tâm-vật được thể hiện trong các trường phái triết học Ấn Độ nhưSankhyavàYogatừ khoảng 650 TCN, chúng chia thế giới thànhpurusha(tinh thần) vàprakriti(vật chất)[7]. Đặc biệt, những bài kinh (sutra) củaRaja Yogathể hiện cách tiếp cận có tính phân tích đối với bản chất của tinh thần.

Trongtriết học phương Tây, những thảo luận sớm nhất về tư tưởng nhị nguyên là trong các bài viết củaPlaton

và Aristoteles. Chúng khẳng định, nhưng với những lập luận khác nhau, rằng “trí tuệ" (một năng lực của tinh thần hay tâm linh) của con người không thể được xác định với, hay giải thích theo, thể xác của họ (trong thời Hy Lạp, cơ quan đó là trái tim)[3][4]. Tuy nhiên, phiên bản được biết đến nhiều nhất của nhị nguyên luận thuộc vềRené Descartes(1641), cho rằng tinh thần là một thực thể không giãn nở, phi vật chất, một “thực thể tinh thần” (res cogitans)[8]. Descartes là người đầu tiên xác định rõ tinh thần vớiý thứcvànhận thức, tách biệt điều này khỏi bộ não, nơi chứa đựng trí tuệ. Do đó ông là người đầu tiên thiết lập một cách hệ thống vấn đề tâm-vật theo dạng mà nó vẫn tồn tại tới ngày nay[8].

Một phần của tài liệu Thể loại khoa học nhận thức (Trang 26)