Tính kháng sương maic ủa các tổ hợp cà chua lai (F1) qua lây nhiễm nhân tạo

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 69 - 72)

Tính kháng bệnh sương mai ở cà chua do một số gen quy định. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đã xác định gen Ph3 nằm trên nhiễm sắc thể số 9 kháng cao với nhiều mẫu nấm bệnh sương mai phân lập tại Việt Nam. Trong khi đó gene Ph1, Ph2 không thể hiện tính kháng với nấm bệnh này (Trịnh Khắc Quang, Trần Ngọc Hùng, 2012). Kết quả theo dõi khi nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5 Tính kháng bệnh sương mai

TT Tên THL Số bào tử (x104) Kiểu gene Tính kháng bệnh

1 NB1 7,0 Ph3/ph3 Kháng trung bình 2 NB2 5,3 Ph3/ph3 Kháng trung bình 3 NB3 4,3 Ph3/ph3 Kháng trung bình 4 NB4 0,8 Ph3/Ph3 Kháng 5 NB5 1,0 Ph3/Ph3 Kháng 6 NB6 6,5 Ph3/ph3 Kháng trung bình 7 NB7 5,0 Ph3/ph3 Kháng trung bình 8 NB8 4,5 Ph3/ph3 Kháng trung bình 9 NB9 15,5 ph3/ph3 Nhiễm 10 NB10 4,5 Ph3/ph3 Kháng trung bình (Đ/c) Mongal 21,5 ph3/ph3 Nhiễm Ghi chú: Số bào tử≤ 1 x 104 – kháng bệnh (R); 1,1 x 104 - 10 x 104 – Kháng trung bình (H); > 10 x 104 nhiễm bệnh (S).

Với các dòng cà chua được chọn tạo bằng chỉ thị phân tử kết quả lây bệnh nhân tạo số bào tử được tạo ra cho thấy đa số các dòng có kiểu gene dị hợp tử

Ph3/ph3 kháng bệnh sương mai ở mức trung bình, có 02 THL NB4 và NB5 có kiểu gene đồng hợp tử Ph3/Ph3 là kháng với bệnh sương mai, THLNB9 và giống đối chứng Mongal có kiểu gene đồng hợp tử lặn ph3/ph3 là không kháng được bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Hình 3.1 Điện di sản phẩm PCR xác định tổ hợp lai mang gene Ph3

Ghi chú: M: Ladder 3. NB3 6. NB6 9. NB9 1. NB1 4. NB4 7. NB7 10. NB10 2. NB2 5. NB5 8. NB8 dc. Mongal S: Nhiễm bệnh; H: Kháng trung bình; R: Kháng 3.6 Tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá

Có được các dòng, giống cà chua mới có năng suất cao, chất lượng và quy tụ được nhiều tính trạng tốt như, kháng virus xoăn vàng lá, kháng sương mai và các loại bệnh hại nguy hiểm khác là mong muốn của nhiều nhà chọn giống. Chúng tôi tiến hành kiểm tra tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá thông qua lây nhiễm nhân tạo và sự có mặt của gen kháng virus xoăn vàng lá Ty-3 thông qua chỉ thị phân tử được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.3 như sau:

Bảng 3.6 Tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá

TT Tên dòng/giống Chỉ số bệnh Kiểu gene Tính kháng bệnh

1 NB1 3,5 ty3/ty3 Nhiễm 2 NB2 1,2 Ty3/ty3 Chống chịu 3 NB3 3,7 ty3/ty3 Nhiễm 4 NB4 3,6 ty3/ty3 Nhiễm 5 NB5 3,2 ty3/ty3 Nhiễm 6 NB6 1,4 Ty3/ty3 Chống chịu 7 NB7 3,5 ty3/ty3 Nhiễm 8 NB8 3,7 ty3/ty3 Nhiễm 9 NB9 1,2 Ty3/ty3 Chống chịu 10 NB10 3,6 ty3/ty3 Nhiễm

(Đ/c) Mongal 3,7 ty3/ty3 Nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Hình 3.2 Điện di sản phẩm PCR xác định tổ hợp lai mang gene Ty3 Ghi chú:

M: Ladder 3. NB3 6. NB6 9. NB9 1. NB1 4. NB4 7. NB7 10. NB10 2. NB2 5. NB5 8. NB8 dc. Mongal S: Nhiễm bệnh; H: Chống chịu

Qua nghiên cứu theo dõi, đánh giá chúng tôi xác định được mức độ nhiễm bệnh của các dòng cà chua ở bảng 3.6 và hình 3.3 như sau: Có 08 THL các dòng và giống đối chứng Mongal (T11) không mang gene kháng, toàn bộ cây không sinh trưởng, lá xoăn vàng, biến dạng. Khi sử dụng cặp mồi FLUW25 để thực hiện phản

ứng PCR với các THL thí nghiệm chúng tôi đã xác định được 03 THL xuất hiện 02

đoạn DNA dài 475 bp và 641 bp có kiểu gen dị hợp tửTy3/ty3 . Khi tiến hành lây nhiễm nhân tạo và đánh giá chỉ số bệnh có 03 THL NB2, NB6, NB9 có chỉ số bệnh 1,2; 1,4; 1,2 quan sát cây con có xuất hiện vết vàng nhẹ ở mép lá non, cây vẫn sinh trưởng bình thường. Có 08 THL NB1, NB3, NB4, NB5, NB7, NB8, NB10 và giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 69 - 72)