Đặc điểm nông sinh học của các THL cà chua

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 58)

Chiều cao cây được tính từ gốc đến đỉnh sinh trưởng và đặc trưng cho từng giống, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, tuy nhiên điều kiện ngoại cảnh, chếđộ chăm sóc và sâu bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn.

Màu sắc vai quả xanh: là đặc trưng di truyền của giống, giúp phân biệt các giống với nhau, song nó cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Theo Kiều Thị Thư (1998) những giống có vai quả xanh thường cho chất lượng tốt hơn những giống có màu trắng ngà. Những giống có màu vai quả xanh đậm khi chín thường có màu đỏ đậm. Nếu chùm quả bị chiếu nắng nhiều sẽ dẫn đến vai quả có màu trắng xanh và trắng ngà. Việc theo dõi màu sắc vai quả nhất là màu sắc vai quả khi xanh, ta có thể phân biệt được giống và xác định chính xác độ chín khi xanh của quả (Độ

chín xanh là độ chín ở đó tuy quả vẫn xanh nhưng đã phát triển đầy đủ khi thu hoạch về quả vẫn chín). Ở giai đoạn chín xanh, màu sắc vai quả thường sáng và trắng hơn. Cà chua thu hoạch giai đoạn này để một thời gian sau quả có thể chín hoàn toàn, có thể giữđược chất lượng và hương vị gần giống như quả chín trên cây. Nếu thu hoạch quá sớm, ở giai đoạn xanh non thì quả chín sẽ không đầy đủ có màu vàng hay đỏ nhạt chất lượng kém.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Màu sắc quả chín:là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị thương phẩm của các tổ hợp lai, nó đặc trưng cho giống nhưng cũng chịu tác động mạnh của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ không khí. Thị hiếu nói chung của người tiêu dùng Việt Nam là ưa chuộng màu đỏđẹp. Màu đỏ của quả chín do sắc tố

Lycopen quyết định, màu vàng da cam do sắc tố Caroten quyết định và màu vàng do sắc tố Xanthophylls quyết định. Trong quá trình chín của quả có sự phân hủy của sắc tố Cholorophyll thành Lycopen và Caroten nên màu xanh của quả dần dần mất

đi. Sự hình thành sắc tố Lycopen thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12 – 180C, khi nhiệt độ cao trên 300C thì quá trình hình thành Lycopen bịức chế nhưng quá trình tổng hợp Caroten vẫn diễn ra, chính vì thế mà về mùa nóng, cà chua thường có màu vàng hoặc đỏ vàng loang cuống.

Qua nghiên cứu và theo dõi các THL trong thí nghiệm chúng tôi nhận thấy ở vụ

Thu đông 2014 được thể hiện ở bảng 3.2A::

Bảng 3.2A: Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai (F1) cà chua vụ Thu đông 2014

Tổ hợp lai Chiều cao cây vụ Đông Xuân Chiều cao cây vụ Thu Đông Màu sắc vai quả Màu sắc quả Dạng quả Dạng sinh trưởng NB1 114,8d 124,67bc Xanh nhạt Đỏ Tròn Vô Hạn NB2 121,3bc 132,00a Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB3 130,7a 135,33a Xanh nhạt Đỏ Dài Vô Hạn NB4 110,7d 121c Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB5 115,8cd 119.83cd Xanh nhạt Đỏ Dài Vô Hạn NB6 124,9b 129.67ab Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB7 123,0b 131a Xanh nhạt Đỏ Tròn Vô hạn NB8 116,7cd 122.67c Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB9 46,3f 61e Xanh nhạt Đỏ Dài Hữu hạn NB10 132,7a 134,33a Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn Mongal (Đ/c) 85,5e 114.67d Xanh đậm Đỏđậm Dài Bán HH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

* Vụ Thu Đông 2014:

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy chiều cao cây biến động từ 61e (cm)- 135,33a (cm). Thấp nhất là dòng NB9, các dòng còn lại đều cao hơn so với đối chứng.

- Màu sắc vai quả: các tổ hợp lai đều có màu sắc vai quả có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Giống đối chứng có màu sắc vai quảđỏđậm và khi chín quả có màu đỏđậm. - Màu sắc quả: Các tổ hợp lai đều có màu sắc quả đỏ, giống đối chứng có màu sắc quảđỏđậm.

- Dạng hình sinh trưởng: Từ việc đánh giá các dạng hình sinh trưởng ta có thể sắp xếp các nhóm giống vào các thời vụ thích hợp với công thức luân canh và thực hiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp như tỉa cành, làm dàn....Đa số các tổ hợp lai có dạng hình sinh trưởng vô hạn, chỉ có tổ hợp lai NB9 có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, giống đối chứng là dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn.

* Vụ Đông xuân 2014 – 2015: Qua nghiên cứu và theo dõi các THL trong thí nghiệm chúng tôi nhận thấy ở vụ Thu đông 2014 được thể hiện ở bảng 3.2B::

Bảng 3.2B: Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai (F1) cà chua vụĐông xuân 2014 -2015 Tổ hợp lai (F1) Chiều cao cây Màu sắc vai quả Màu sắc quả Dạng quả Dạng sinh trưởng NB1 114,8d Xanh nhạt Đỏ Tròn Vô Hạn NB2 121,3bc Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB3 130,7a Xanh nhạt Đỏ Dài Vô Hạn NB4 110,7d Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB5 115,8cd Xanh nhạt Đỏ Dài Vô Hạn NB6 124,9b Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB7 123,0b Xanh nhạt Đỏ Tròn Vô hạn NB8 116,7cd Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn NB9 46,3f Xanh nhạt Đỏ Dài Hữu hạn NB10 132,7a Xanh nhạt Đỏ Dài Vô hạn Mongal (Đ/c) 85,5e Xanh đậm Đỏđậm Tròn Bán HH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

- Chiều cao cây và dạng hình sinh trưởng: Các dòng trong thí nghiệm đa phần thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có chiều cao cây dao động từ 110,7d – 132,7a. Có giống đối chứng là giống bán hữu hạn có chiều cao 85,5e. Giống NB9 là hữu hạn có chiều cao là 46,3f.

- Màu sắc vai quả, hình dạng quả, dạng hình sinh trưởng tương tự như vụ

Thu Đông 2014

* Trong quá trình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua kháng bệnh, ngoài việc quan tâm đến sự có mặt của gen kháng thì các đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống cà chua này cũng là một đặc điểm vô cùng quan trọng. Đặc điểm quả là yếu tố quyết định giá trị thương phẩm của cà chua. Hình dạng quả là chỉ tiêu chất lượng rất có ý nghĩa Tùy từng vùng mà thị hiếu của người tiêu dùng lại khác nhau. Dựa trên chỉ số hình dạng quả ta có thể lựa chọn được mẫu quả phù hợp với yêu cầu của thị hiếu từng vùng.

- Hình dạng quả là một chỉ tiêu đặc trưng cho giống và ít bị thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh, được đánh giá bằng chỉ số hình dạng quả (I) là tỷ lệ giữa chiều cao quả và đường kính quả.

- Độ Brix là chỉ tiêu để xác định hàm lượng các chất hòa tan trong dịch quả. Nó là một trong những yếu tốđã và đang được quan tâm chặt chẽ khi chọn giống cà chua . Các giống cà chua đang được trồng và chăm sóc hiện nay thường có độ Brix nằm trong khoảng từ 3-4. Quả có độ Brix cao sẽ làm tăng độ ngọt và hàm lượng chất khô. Độ Brix là đặc trưng di truyền của giống nhưng bị ảnh hưởng nhiều bởi

điều kiện môi trường (cường độ ánh sáng, quang chu kỳ...) và chếđộ canh tác (phân bón, nước tưới...). Nhìn chung thời tiết khô, ít mưa tại thời điểm thu hoạch, hàm lượng chất khô hòa tan trong quả cao. Ngược lại nếu gặp mưa nhiều thị hàm lượng chất khô sẽ giảm mạnh. Vì vậy khi lấy quả đi phân tích không lấy những quả chín sau mưa vì kết quả sẽ không chính xác. Cùng một tổ hợp lai trồng ở các vụ khác nhau có độ Brix cũng khác nhau, các tổ hợp lai khác nhau trồng trong cùng một vụ

có độ Brix khác nhau. Ở vụ Thu Đông đa số các tổ hợp lai có độ Brix cao hơn vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Qua nghiên cứu theo dõi và đánh giá ở 02 vụ Thu đông 2014 và Đông xuân 2014-2015 được thể hiện ở bảng 3.2C như sau:

Bảng 3.2CĐặc điểm quả của các dòng tham gia thí nghiệmVụ Thu đông 2014

Tên tổ hợp lai (F1) Cao quả (cm) (H) Rộng quả (cm)(D) chỉ số hình dạng quả (I= H/D) Độ Brix NB1 5cd 5,27b 0,94bcd 6,2b NB2 4,47d 4,27d 1,06d 5,3cd NB3 4,6d 4,1d 1,11d 6,97a NB4 5,5a-c 5,07bc 1,08abc 5,13d NB5 5,7 a-c 5,1b 1,16abc 3,97f NB6 5,5 a-c 4,77b-d 1,19abcd 4,07ef NB7 5,2 a-c 5,2b 0,99abc 5,07d NB8 6ab 5,07bc 1,2abc 4,73de NB9 6,1a 5,17b 1,22abc 4,6d-f NB10 5,1cd 4,33cd 1,16cd 5,93bc Mongal (Đ/c) 6,23a 6,1a 0,97a 4,2ef

* Các chữ số giống nhau trong cùng một cột nghĩa là không sai khác ở mức P< 0,01

* Vụ Thu Đông 2014

- Hình dạng quả: Qua theo dõi và đánh giá đa số các dòng trong thí nghiệm có dạng quả dài, NB1 và NB7 có dạng quả tròn giống đối chứng.

- Độ Brix: Qua đánh giá các tổ hợp lai có độ Brix biến động từ 3,97f đến 6,97a. Có NB5, NB6 có độ brix thấp hơn đối chứng, các THL còn lại đều có độ brix cao hơn so với đối chứng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 3.2DĐặc điểm quả của các dòng tham gia thí nghiệmVụĐông Xuân 2014 -2015

TT Tên tổ hợp lai (F1) Cao quả (cm) (H) Rộng quả (cm) (D) chỉ số hình dạng quả (I= H/D) Độ Brix 1 NB1 4,77d 5,05b 0,94 bd 5,94b 2 NB2 4,57d 4,32d 1,06d 5,18 b-d 3 NB3 4,71d 4,25d 1,11d 6,8a 4 NB4 5,46bc 5,04b 1,08bc 5,06cd 5 NB5 5,82ab 5,02b 1,16ab 3,64f 6 NB6 5,45bc 4,59cd 1,19bcd 3,92ef 7 NB7 4,83d 4,84bc 0,99bcd 5,08cd

8 NB8 6,02a 5,01b 1,2ab 4,52de

9 NB9 6,06a 4,96b 1,22ab 4,52de

10 NB10 5,24c 4,51cd 1,16cd 5,82bc

11 Mongal (Đ/c) 5,63a 5,71ab 0,98ab 4,18ef

* Các chữ số giống nhau trong cùng một cột nghĩa là không sai khác ở mức P< 0,01 Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy:

- Hình dạng quả: Các tổ hợp lai có chỉ số hình dạng quả biến động từ 0,94 d – 1,19bcd.

- Độ Brix: Các tổ hợp lai độ brix biến động từ 3,64f – 6,8a. Có NB5 và NB6 có độ brix thấp hơn đối chứng, các tổ hợp còn lại đều cao hơn so với đối chứng.

3.3 Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chủ yếu của các dòng/giống cà chua tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2014 và vụĐông xuân 2014-2015

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)