Các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 55)

Mọi loại cây trồng đều phải trải qua những giai đoạn sinh trưởng, phát triển để

hoàn thành chu kỳ sống của nó. Qua mỗi giai đoạn đều chịu ảnh hưởng của một số yếu tố nhưđiều kiện ngoại cảnh (đất đai, khí hậu, kỹ thật canh tác,...) và yếu tố nội tại (bản chất di truyền giống). Vì vậy, thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn khác nhau của cây trồng có ý nghĩa rất lớn đối với người sản xuất nông nghiệp cũng như các nhà chọn giống. Nắm vững được thời gian sinh trưởng của cây trồng sẽ giúp chúng ta chủđộng

đưa ra các biện pháp gieo trồng, chăm sóc, bố trí thời vụ hợp lý tạo điều kiện cho cây phát triển tốt theo hướng có lợi, hạn chế những ảnh hưởng xấu do các điều kiện bất thuận gây ra. Từđó tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. Đểđáp ứng cho mục

đích trên, chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai cà chua trồng trong vụ Thu Đông 2014 và Đông Xuân 2014- 2015 đã cho kết quảđược trình bày trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng chính của các giống cà chua trong vụ thu

đông 2014 và đông xuân 2014-2015 (ngày)

Tổ hợp lai Vụ Thu đông 2014 VụĐông xuân 2014-2015

Đậu quả Bắt đầu chín Chín rộ Đậu quả Bắt đầu chín Chín rộ NB1 30 65 90 40 90 120 NB2 28 60 75 32 75 90 NB3 34 76 89 38 90 110 NB4 31 71 92 40 95 120 NB5 35 76 94 42 100 130 NB6 27 58 68 32 75 90 NB7 32 74 89 40 93 120 NB8 29 65 80 35 82 105 NB9 27 58 75 30 72 85 NB10 28 59 77 27 70 80 Mongal (đ/c) 30 60 92 35 80 95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

* Vụ Thu đông 2014:

- Thời kỳ từ trồng đến đậu quả:

Thời gian từ trồng đến đậu quả được tính từ khi trồng đến khi 70% số cây trên ô thí nghiệm đậu quảở chùm 1 và chùm 2. Đây là giai đoạn có ý nghĩa cơ bản quyết định tới năng suất cuối cùng của cây. Cà chua là cây tự thụ phấn điển hình, trong điều kiện thuận lợi tỷ lệ giao phấn chỉ có 4%. Theo Kuo và CS (1998), sự thụ

phấn có thể xảy ra từ 2-3 ngày trước nở hoa đến 2-4 ngày sau khi nở hoa. Trong

điều kiện thuận lợi thì sau thụ phấn 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và bầu noãn sẽ hình thành quả non Giai đoạn này không những bị chi phối bởi yếu tố di truyền mà còn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp để hạt phấn phát triển là 21-240 C. Khi nhiệt độ 350 C thì hạt phấn sẽ bịức chế gây ra hiện tượng thụ phấn thụ tinh không đầy đủ, quả không hình thành hoặc dị dạng. Vì vậy giai đoạn này cần theo dõi thường xuyên và chăm sóc cẩn thận để cây đậu quả thuận lợi, và đậu quả được nhiều nhất. Với các tổ hợp lai

đậu quả sớm phải có biện pháp bón thúc và làm dàn kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Các mẫu tổ hợp lai cà chua (F1) trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến khi đậu quả dao động trong khoảng 27-35 ngày. Tổ hợp lai đậu quả sớm nhất là NB6, tiếp đến là tổ

hợp lai NB10, NB2 (28 ngày), NB8 29 ngày, các tổ hợp lai còn lại trên 30 ngày sau trồng.

- Thời kỳ từ trồng đến tổ hợp lai bắt đầu chín và chín rộ: Thời gian từ trồng đến bắt đầu có quả chín được xác định từ khi trồng đến khi 30% số cây trong ô thí nghiệm có quả chín ở chùm quả thứ nhất. Sau khi quá trình thụ phấn thụ tinh hoàn thành, bầu noãn sẽ phát triển thành quả. Giai đoạn này thân lá tập trung các chất dinh dưỡng vào nuôi quả và kích thước, trọng lượng quả tăng dần. Sau khi quảđạt được kích thước tối

đa trong quả xảy ra các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa dẫn đến những biến đổi hình thái và quả bắt đầu chín. Ở cà chua có quá trình chín sinh lí và chín hình thái diễn ra

đồng thời. Chín sinh lí là quá trình biến đổi sinh lí, sinh hóa bên trong quả là khi quả đạt được độ thành thục và hạt đã phát triển hoàn thiện. Chín hình thái là quá trình biến

đổi màu sắc vỏ quả, thịt quả, độ mềm của quả. Màu sắc vỏ cà chua được quyết định bởi sự hình thành 2 sắc tố Lycopen và Caroten. Hai sắc tố này chịu ảnh hưởng rất lớn của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

nhiệt độ. Nếu nhiệt độ quá cao Lycopen không được hình thành mà chỉ có Caroten mới

được hình thành nên quả thường có màu vàng.

Theo Kuo và cs sau khi đậu quả nếu gặp điều kiện thuận lợi quả sẽ phát triển nhanh tới khi đạt kích thước tối đa trong khoảng nửa thời gian từ ra hoa đến chín hoàn toàn (20-30 ngày). Thời gian sau chủ yếu tích lũy bột và đường vào quả, hình thành Pectin ở thịt quả. Như vậy đòi hỏi mất khoảng 40- 60 ngày tính từ khi ra hoa

đến chín hoàn toàn. Tuy nhiên giai đoạn này điều kiện ngoại cảnh có tác động rõ rệt, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Nếu nhiệt độ càng cao thì giai đoạn này càng rút ngắn. Thời gian từ trồng đến bắt đầu chín là đặc trưng của giống và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Nhiệt độ cao thì quá trình này sẽ bị rút ngắn, đồng thời cây bị bệnh cũng sẽ chín sớm hơn cây bình thường. Do vậy đây cũng là chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi, chỉ tiêu này đánh giá khả năng chín sớm của từng tổ hợp, và giúp đánh giá và so sánh các tổ hợp lai.

Khi biết được thời gian chín của quả, dựa vào đó người sản xuất có thể chủ động bố trí được thời gian thu hoạch. Nếu nắm vững được thời gian chín của từng giống sẽ giúp người sản xuất đánh giá được khả năng chín sớm hay muộn, qua đó chủ động bố trí thời vụ thích hợp (Tổ hợp lai nào chín càng sớm càng tránh được những

điều kiện bất thuận của vụ Thu Đông) để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Kết quả theo dõi chỉ tiêu này đã được trình bày rõ ở bảng 3.1. Thời gian từ

trồng đến bắt đầu chín là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sau này. Các tổ hợp lai khác nhau có thời gian từ trồng đến bắt đầu chín khác nhau, cùng một tổ hợp lai trồng trong thời vụ khác nhau thì thời gian bắt đầu chín cũng thay đổi.

Các tổ hợp lai trong thí nghiệm có thời gian chín biến động trong khoảng từ

58 - 94 ngày và thời gian trồng đến chín rộ 68 -94 ngày. * VụĐông Xuân 2014-2015:

- Thời kỳ từ trồng đến đậu quả:

Các mẫu tổ hợp lai cà chua (F1) trong thí nghiệm có thời gian từ trồng đến khi

đậu quả dao động trong khoảng 27 - 42 ngày. Tổ hợp lai đậu quả sớm nhất là NB10, tiếp đến là tổ hợp lai NB9, NB2, NB6 có cùng thời gian đậu quả tương đương là 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

ngày. Các tổ hợp đậu quả muộn nhất là NB5, NB7, NB1 40 - 42 ngày sau trồng. Do các giai đoạn sinh trưởng có liên quan chặt chẽ với nhau nên thời gian từ trồng đến đậu quả

dài thì thời gian từ trồng đến chín cũng dài. Tổ hợp NB6, NB9 có thời gian từ trồng đến chín sớm nhất (58 ngày), NB10 (59 ngày), NB2 và đối chứng có thời gian chín tương

đương 60 ngày, NB1 và NB8 là 65 ngày, các tổ hợp lai có thời gian chín >70 ngày.

- Thời kỳ từ trồng đến bắt đầu chín và chín rộ:

Các tổ hợp lai trong thí nghiệm có thời gian chín dài ngày biến động trong khoảng từ 70 -100 ngày và thời gian từ trồng đến chín rộ là 80 -130 ngày. Kết quảở

bảng 3.1 cho thấy tổ hợp NB10 có thời gian từ trồng đến chín sớm nhất (70 ngày). Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng của các THL nhận thấy: đa số các THL có thời gian sinh trưởng dài, thuộc nhóm giống dài ngày nên thời gian từ trồng - đậu quả - quả bắt đầu chín - quả chín rộ cũng kéo dài, đó là các THL NB1, NB2, NB3, NB4, NB7, NB8, còn lại là THL thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)