Chọn tạo giống cà chua chống chịu bệnh xoăn vàng lá

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 28 - 30)

* Tình hình nghiên cứu bệnh virus xoăn vàng lá trên thế giới:

Cây cà chua bị nhiều loài dịch hại tấn công, theo số liệu thống kê của CABI, 2005, hiện có 499 loài dịch hại gây hại trên cà chua, trong đó virus có 41 loài. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tất cả các loài dịch hại trên cà chua nhưng bệnh hại do virus gây thiệt hại rất lớn cho các vùng trồng cà chua trên thế giới. Chính vì vậy, bệnh virus hại cà chua được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học cũng như phương thức lan truyền đểđưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.

Bệnh hại cà chua do TYLCV gây ra được phát hiện đầu tiên từ những năm 1930 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà chua tại Israel. Sau đó bệnh xuất hiện và gây ảnh hưởng tại nước Cộng Hòa Dominica, Cuba, Jamaica vào khoảng đầu những năm 1990 và nhanh chóng lan rộng tới các nước Trung Đông, các nước thuộc Bắc và Trung Phi và Đông Nam Á. Cho tới nay, TYLCV xuất hiện và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất cà chua của hầu khắp các nước trên thế giới. Hiện nay, đã có tới 40 loài Begomovirus hại cà chua đã được phát hiện và công bố (Stanley J et al, 2005). Do vậy việc tìm kiếm một giải pháp hợp lý để tạo được giống kháng vi rus gây bệnh xoăn vàng lá không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia.

Trên thế giới việc quản lý dịch hại do TYLCV cũng chủ yếu dựa trên việc phòng trừ véc tơ lan truyền vi rus, bọ phấn Benica tabaci (B. tabaci). Nhiều nghiên cứu

được đầu tưđể tìm ra giải pháp phòng trừ bọ phấn nhưng cho tới nay vẫn phải lựa chọn biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, biện pháp hóa học có hiệu quả rất thấp hoặc không có hiệu quả. Do vậy sử dụng các giống kháng TYLCV được coi là biện pháp hữu hiệu nhất có thể khắc phục triệt để bệnh xoăn vàng lá (Pisco B et al, 1996).

Nghiên cứu xác định được 5 gene chính từ Ty-1 đến Ty-5 kháng được bệnh TYLCV (Anbinder et al., 2009), xác định được phổ gene TYLCV (Vidavski F. et al, 2008); Dagan et al.(2012) đã xác định được gene SlVRSLip từ các giống cà chua kháng bệnh TYLCV thuộc loài Solanum lycopersicum kháng được virus xoăn vàng lá. Mohamad Abhari et al. (2007), khi nghiên cứu sựđa dạng của các chủng virus gây bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

xoăn vàng lá cà chua (TYLCV) bằng chỉ thị DNA đã phân lập được các chủng virus và xác định được mối quan hệ giữa các chủng trên thế giới. Kết quả này đã tạo thuận lợi trong việc chọn giống cà chua kháng bệnh virus xoăn vàng lá bằng chỉ thị phân tử.

Trong năm 2001, AVRDC đã chọn tạo thành công và phát triển ngoài sản xuất những dòng cà chua kháng bệnh virus đầu tiên với mã số CLN 2114, CLN 2116 với gen kháng Ty 2 của H24. Những dòng này sớm thể hiện tính kháng với nhiều nòi virus

ở châu Á và khu vực Trung đông đã được ghi nhận bởi rất nhiều đơn vị, nhà chọn giống cà chua. Những dòng này chứa gen kháng Ty 2 và năng suất thương phẩm, chất lượng quả tốt., các dòng kháng với bệnh virus như CLN1962 có nguồn gốc từ

L.chilense LA1932 và LA3965 có nguồn gốc từ L.hirsutum LA1777. Các dòng cho chế biến với màu sắc đẹp, không nứt quả, chắc quả, năng suất cao, kháng bệnh tốt có gen kháng virus như CLN2545A, CLN2545B, PT4722A và CLN 2468A được chọn lọc thành công là nguồn cung cấp cho các nhà chọn giống (AVRDC 2004). Giống FMTT906 là giống cà chua ăn tươi F1 do AVRDC lai tạo được Bộ Nông nghiệp Đài Loan công nhận và phát triển ngoài sản xuất, kháng được bệnh vàng xoăn vàng lá và bệnh héo rũ fusarium chủng 1 có dạng quảđẹp, quả cứng, chịu được vận chuyển xa, không bị nứt quả, chín sớm, chịu nhiệt độ cao (AVRDC Report, 2005).

* Nghiên cứu bệnh virus xoăn vàng lá tại Việt Nam

Thực tế sản xuất cà chua ở nước ta cho thấy năng suất của cà chua còn hạn chế. Khó khăn về giống , kĩ thuật, vốn đầu tư và do sự phát sinh, phát triển của dịch hại trên từng vùng, từng vụ rất phức tạp, bao gồm dịch hại do côn trùng, nấm, vi khuẩn và vi rus, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh xoăn vàng lá (do tomato yellow leaf curl virus

thuộc chi Begomovirus, họGenminiviridea) (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999).

Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng ở vụ

Thu đông và vụ Xuân hè cây cà chua bị bệnh làm cho hoa và nụ rụng nhiều, quả xốp, khô, phẩm chất và năng suất kém. Bệnh có thể làm giảm tới trên 90% sản lượng (Vũ

Văn Hải, Hà Viết Cường, 2007). Bệnh phát sinh và gây hại hầu hết ở các vùng trong cả nước như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng…(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001). Theo Lê Thị Liễu (2004) trong vụđông xuân 2003-2004 tại khu vực Gia Lâm-Hà Nội có tới 96% số hộđiều tra trả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Bệnh virus xoăn vàng lá đã và đang gây thiệt hại kinh tế nặng nhất trong sản xuất cà chua ở Việt Nam. Việc quản lý dịch hại chủ yếu dựa vào việc phòng trừ véc tơ lan truyền virus, bọ phấn Bemicia tabaci. Tuy nhiên về số lượng khá lớn các loài cây kí chủ của bọ phấn Bemicia tabaci (500 loài trong 74 họ cây thực vật khác nhau). Quan hệ giữa bọ phấn và cây kí chủ phức tạp và đa dạng nên sử dụng biện pháp hóa học có hiệu quả rất thấp đồng thời gây ảnh hưởng đến môi trường (Mai Thị Phương Anh, 2003), Do vậy việc trồng các giống kháng TYLCV được coi là biện pháp tối ưu nhất để khắc phục triệt để bệnh xoăn vàng lá.

Ở Việt Nam, có 2 loài begomovirusđược phát hiện gây ra bệnh xoăn vàng lá cà chua. Loài thứ nhất là Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV), được phân lập từ cây cà chua bị bệnh xoăn vàng lá ở miền Bắc vào năm 2001. Loài thứ hai là

Tomato yellow leaf curl Kanchanaburi (TYLCKaV), được phân lập đầu tiên ở tỉnh Kanchanaburi (Thái Lan) vào năm 2002 và được phát hiện trên cây cà chua tại Việt Nam vào năm 2005 (mã số Genbank của mẫu Việt Nam là DQ169054, -55).

Gần đây, từ một mẫu cà chua bị bệnh xoăn vàng lá thu thập tại Hà Nội, cùng với ToLCVV, một loài begomovirus thứ ba cũng đã được phân lập. Loài này được đặt tên là

Tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV) (Ngô Bích Hảo, ctv, 2003). Trên mẫu cà chua này, một phân tử DNA -β mới cũng đã được phát hiện. Phân tử DNA - β

là một phân tử DNA vòng đơn, có kích thước khoảng 1,35 kb. Các phân tử DNA - β

phụ thuộc vào begomovirus để nhân lên và được xem là các phân tử vệ tinh của

begomovirus Vai trò của phân tử DNA - β trong hình thành triệu chứng bệnh không thống nhất, một số loài begomovirus chỉ có thể tạo triệu chứng cùng với sự có mặt của phân tử DNA - β trong khi đó một số loài khác lại không cần.

Một phần của tài liệu đánh giá tính chống chịu bệnh sương mai, bệnh xoăn vàng lá và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số dòng cà chua mới chọn tạo tại gia viễn – ninh bình (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)