Dân số và lao động

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 31 - 32)

Trong 242 hộ gia đình được phỏng vấn thì nữ chiếm khoảng 40,32%, tỷ lệ

nam chiếm 60,40% phân bố đều ở hai tỉnh. Từ đó cho thấy nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ và họ là người đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ

nam ở Sóc Trăng chiếm 40,38% và ở An Giang chiếm 60,41%, riêng tỷ lệ nữ lại có chiều hướng ngược lại giữa hai đia bàn nghiên cứu, tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ nữ

chiếm 60,34% và An Giang chiếm 40,29% trong các hộđược phỏng vấn.

Từ số liệu phân tích cho thấy, độ tuổi trung bình là 44 tuổi, với độ lệch chuẩn là 13 tuổi, biến động từ 18 đến 79 tuổi. Rõ ràng, việc tiêu dùng thủy sản là rất phổ biến ở các độ tuổi khác nhau.

Nhìn chung hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang số nhân khẩu trong gia đình trung bình đều bằng nhau là 5 người số người nam từ 1 – 3 người, số người nữ 2 người, trong đó nữ thường đóng vai trò quan trọng trong việc nấu nướng hàng ngày. Có thể nói số người nữ mua thực phẩm tiêu dùng trong gia đình là chủ yếu, nguyên nhân là do thói quen từ trước đến nay của người Việt Nam là công việc nội chợ thường do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận mặt dù trong thời điểm hiện nay người phụ nữ vẫn có công việc ngoài xã hội và những mối quan hệ tốt với bên ngoài nhưng họ vẫn gắn liền với công việc nội chợ nhiều hơn nam.

Bảng 4.1: Thông tin chung về nhân khẩu, giới tính, độ tuổi hộ gia đình

Chỉ tiêu Đvt Sóc Trăng An Giang Tổng (N = 130) (N = 112) (N = 242) Nhân khẩu Người 5±2 5±3 5±2 Giới tính Nam Người 2±2 3±2 3±1 Tỷ lệ % 40,38 60,41 60,40 Nữ Người 3±2 2±1 2±2 Tỷ lệ % 60,34 40,29 40,32 Tuổi TB 45 ± 13 43 ± 12 44 ± 13

Trong tuổi lao động Người 3±1 4±2 3±1

Trong cơ cấu tuổi của người tiêu dùng có khoảng 1- 3 người trong độ tuổi lao động. Số người trong độ tuổi lao động của hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lương thực của nông hộ, số người già và trẻ em thì ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại thực phẩm tiêu dùng của nông hộ. Theo nghiên cứu gần đây của trường

Đại Học Nha Trang về mối quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm đến thủy sản thì ý thức sức khỏe cao dẫn đến sự quan tâm cao về loài thủy sản (Hệ số tác động tổng hợp của tuổi lên sự quan tâm là 0,104). Điều này có nghĩa là tuổi càng cao, người ta càng quan tâm đến việc ăn thủy sản nhiều hơn (Kim Anh, 2010).

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 31 - 32)