Tính thuận tiện và mức độ tiếp cận thông tin trong tiêu dùng

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 44 - 46)

sản của hộ gia đình

Qua khảo sát thực tế cho thấy nguồn thông tin cho tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình chủ yếu là từ TV/radio, báo tạp chí, từ người xung quanh và nhiều phương tiện thông tin khác, thông tin chủ yếu của người tiêu dùng là thông tin về giá cả thị trường, thông tin dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Thông tin là điều rất quan trọng cho người tiêu dùng thực phẩm nói chung và các loại thủy hải sản nói riêng, giúp người tiêu dùng biết được nguồn thông tin cần thiết, hiểu biết hơn về loại thực phẩm mà gia đình đã và đang sử

dụng có phù hợp và có đảm bảo an toàn hay không, thông tin còn là phương tiện để quảng cáo các sản phẩm mới phục vụ cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu biết sâu rộng hơn và lựa chọn được nhiều sản phẩm phục vụ

Từ số liệu cho thấy khả năng tiếp cận thông tin của người dân còn rất hạn chếđiển hình nhưở mức độ tốt ở tỉnh Sóc Trăng chỉ có 16,39%, An Giang 11,68%, mức độ khá có 44,26% và 56,35%, mức độ trung bình là 35,52% và 31,47% cho cả hai địa bàn nghiên cứu.

Mức độ thuận tiện trong mua và sử dụng các sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng đánh giá tương đối cao so với các sản phẩm khác. Trong các số hộ được khảo sát cho rằng việc mua các sản phẩm thủy sản rất thuận tiện, 80,17% và 65,99% ở mức khá là 19,93% và 29,44% ở mức trung bình cho cả

hai địa bàn khảo sát, tốt là 4,06%, kém là 0,51% ở tỉnh Sóc Trăng.

Ngoài ra, người bán còn có nhiều hình thức hỗ trợ cho người tiêu dùng. Hầu hết tất cả các loài thủy sản đều được người bán làm sạch sau khi hai bên thỏa thuận mua bán xong, hình thức hỗ trợ được nhiều người tiêu dùng ưa thích hiện nay là người bán chấp nhận bán thiếu trong những lúc người tiêu dùng gặp khó khăn về tài chính, có những nơi có hình thức bán thiếu tới mùa thu hoạch sản phẩm mới thu tiền một lần, tặng quà trong các dịp lễ, tết là một hình thức hỗ trợ khác được người bán áp dụng dành riêng cho những khách hàng thân thiết tạo nên gắn bó giữa người mua và người bán, bên cạnh đó người mua còn được hỗ trợ thông tin từ người bán.

Bảng 4.7: Thuận tiện trong mua bán và tiêu dùng thủy sản

Sóc Trăng An Giang

Chỉ tiêu Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Thuận tiện Tốt 8 4,06 - - Khá 130 65,99 97 80,17 Bình Thường 58 29,44 24 19,83 Kém 1 0,51 - - Thông tin Tốt 23 11,68 30 16,39 Khá 111 56,35 81 44,26 Bình Thường 62 31,47 65 35,52 Kém 1 0,51 6 3,28 Rất kém - - 1 0,55

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)