Xu hướng tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 47)

Hiện nay với xu hướng sản lượng trên thị trường ngày càng tăng cho tất cả các loại mặt hàng thực phẩm nói chung và thủy hải sản nói riêng thì xu hướng mua tiêu dùng của hộ gia đình, đối với hải sản tươi sống thì xu hướng không đổi chiếm 96,65%, giảm ít 1,15%, tăng 1,9% ở Sóc Trăng và An Giang. Thủy sản nước ngọt, đối với thực phẩm tươi sống không đổi là 93,25%, tăng ít 6,95% cho tổng cả hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang.

Ta thấy xu hướng mua sản lượng thủy sản ở hai tỉnh chủ yếu là ở mức không đổi chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các mức khác.

Đối với xu hướng sản lượng tiêu dùng thủy sản như vậy vẫn còn thấp, người cung cấp cần phải tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tiêu dùng để

Bang 4.9: Xu hướng sản lượng ởđịa bàn khảo sát

Xu hướng về sản lượng % Sóc Trăng An Giang Tổng (N=130) (N=112) (N=242)

Hải sản Không đổi 95,6 97,7 96,65 Tăng ít 2,4 1,4 1,9 Giảm ít 1,2 1,1 1,15

Thủy sản nước ngọt Không đổi 92,8 93,7 93,25 Tăng ít 8,2 5,7 6,95

Giảm ít 0,0 0,0 0,0

Xu hướng về cung cấp thủy sản của hộ gia đình nhìn chung ở mức không đổi là nhiều nhất. Đối với hải sản tươi sống thì giảm ít 1,1% và 3,5% cho hai tỉnh, không đổi là 65,6% và 67,3% ở hai địa bàn nghiên cứu, tăng ít là 31,2% và 31,8%, tăng nhiều là 2,3% và 1,4%.

Đối với thủy sản nước ngọt dạng tươi sống thì giảm ít 3,4% và 2,2% ở

hai địa bàn Sóc Trăng và An Giang, không đổi là 62,2% và 53,5%, tăng ít là 31,5% và 41,5%, tăng nhiều là 4,8% và 1,2%.

Xu hướng cung cấp thủy sản có xu hướng không đổi chiếm tỷ lệ cao nhất, nguồn cung cấp còn rất hạn chế cần tăng khả năng cung cấp sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng nhiều hơn nữa.

Bảng 4.10: Xu hướng cung cấp thủy sản ởđịa bàn khảo sát

Xu hướng cung cấp thủy sản % Sóc Trăng An Giang Tổng (N=130) (N=112) (N=242)

Hải sản Không đổi 65,6 67,3 64,45 Tăng ít 31,2 31,8 31,5 Tăng nhiều 2,3 1,4 1,85 Giảm ít 1,1 3,5 2,3

Thủy sản nước ngọt Không đổi 62,2 53,5 57,85 Tăng ít 31,5 41,3 36,4 Tăng nhiều 4,8 1,2 3

Giảm ít 3,4 2,2 2,8

Chất lượng các loại thực phẩm hiện nay được người tiêu dùng rất quan tâm với loài thủy sản thì chất lượng cũng tác động rất lớn đến việc người tiêu dùng có chọn mua loại thực phẩm hay không chọn mua thực phẩm để tiêu dùng.

Đối với hải sản tươi sống thì chất lượng giảm ít là 5,8% và 15,7%, không đổi là 66,7% và 30,5%, tăng ít là 26,4% và 48,5%, tăng nhiều là 1,2% và 3,8%, cho cả hai tỉnh.

Chất lượng thủy sản nước ngọt dạng tươi sống, giảm ít 4,6% và 22,5%, không đổi là 59,6% và 19,6%, tăng ít là 34,6% và 56,7%, tăng nhiều là 4,9% và 5,4%.

Bảng 4.11: Xu hướng chất lượng thủy sản ởđịa bàn khảo sát

Xu hướng chất lượng thủy sản % Sóc Trăng An Giang Tổng (N=130) (N=112) (N=242)

Hải sản Không đổi 66,7 30,5 48,6 Tăng ít 26,4 48,5 37,45 Tăng nhiều 1,2 3,8 2,5 Giảm ít 5,8 15,7 10,75

Thủy sản nước ngọt Không đổi 59,6 19,6 39,6 Tăng ít 34,6 56,7 45,65 Tăng nhiều 4,9 5,4 5,15

Giảm ít 4,6 22,5 14,55

Giá là xu hướng mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu trong việc quyết định mua hay không mua thực phẩm dùng cho gia đình. Đối với hải sản không đổi là 6,4% và 21,2%, tăng ít là 64,2% và 70,3%, tăng nhiều là 32,1% và 8,7%, ở cả hai địa bàn.

Thủy sản nước ngọt xu hướng giá là không đổi chiếm 3,5% và 12,6%, tăng ít là 58,9% và 76,8%, tăng nhiều 36,2% và 9,6% cho hai tỉnh.

Ta thấy xu hướng giá có phần tăng lên rất nhiều, nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc bình ổn giá cho người tiêu dùng.

Bảng 4.12: Xu hướng giá thủy sản ởđịa bàn khảo sát.

Xu hướng giá thủy sản % Sóc Trăng An Giang Tổng (N=130) (N=112) (N=242)

Hải sản Không đổi 6,4 21,2 13,8 Tăng ít 64,2 70,3 67,2 Tăng nhiều 32,1 8,7 20,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thủy sản nước ngọt Không đổi 3,5 12,6 8,05 Tăng ít 58,9 76,8 67,85

4.4.Các yếu tốảnh hưởng đến lựa chọn mua thủy sản của người tiêu dùng

Qua bảng phỏng vấn cho ta thấy người tiêu dùng sản phẩm thủy sản càng quan tâm nhiều nhất tới những yếu tố như giá cả, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc nhãn mác, điển hình như chất lượng sản phẩm là 8,83 điểm chiếm sốđiểm cao nhất và giá cả chiếm số điểm là 8,01 điểm, loài thủy sản chiếm số điểm 7,28 điểm, nguồn gốc nhãn mác chiếm 6,69 điểm. Ngoài những yếu tố

trên người tiêu dùng còn quan tâm tới những yếu tố như, số lượng, kích cở, màu sắc, giá sản phẩm gia súc, cho thấy người tiêu dùng đang rất trú trọng tới các chỉ tiêu trên để có sự chọn lựa loại thực phẩm tiêu dùng đảm bảo an toàn và tiết kiệm.

Bảng 4.13: Yếu tốảnh hưởng đến lựa chọn mua thủy sản của người tiêu dùng

Diển giải Điểm Sóc Trăng (N=130) An Giang (N=112) Tổng (N=242) Loài thủy sản 7,45 7,08 7,28 Nguồn gốc, nhãn mác 6,99 6,99 6,99 Số lượng 5,60 6,50 6,02 Kích cỡ 5,92 6,49 6,18 Giá cả 7,97 8,06 8,01 Màu sắc 6,41 7,28 6,81 Chất lượng sản phẩm 8,98 8,66 8,83 Giá sản phẩm gia súc 6,81 6,53 6,68

4.5. Thuận lợi và khó khăn trong tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình 4.5.1. Thuận lợi

Thuận lợi chủ yếu của người dân trong việc tiêu dùng và chế biến thủy sản của hộ gia đình như chợ gần nhà, thuận tiện trong mua bán, giá cả phù hợp với người tiêu dùng, đường sá thông thoáng, gần nhà, có nhiều loại sản phẩm

để lựa chọn, mua thiếu được… chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua khảo sát người dân

địa phương cho thấy rất dễ mua các loại thủy hải sản ở chợ hoặc từ người bán rong và những loại này cũng rất thuận lợi trong việc vận chuyển và chế biến thực phẩm. Các loại cá nước ngọt có phần phong phú hơn so với các loại cá biển điều này ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang không có sự khác biệt lớn vì

đa phần diện tích mặt nước trên hai địa bàn nghiên cứu là nước ngọt do đó lượng cá nước ngọt có phần phong phú hơn các loài cá biển. So với các loại thực phẩm khác như gia súc, gia cầm thì giá các loại thủy sản có phần rẻ hơn

nhiều và đây cũng được xem là điểm thuận lợi nhất cho người tiêu dùng trên

địa bàn khảo sát.

Bảng 4.14: Thuận lợi và khó khăn trong tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình

Sóc Trăng An Giang

Chỉ tiêu Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Số câu trả lời Tỷ lệ (%) Thuận lợi Chợ gần nhà 38 21,11 96 30,97 Dễ chế biến 42 23,33 77 24,84 Giá phù hợp 17 9,44 24 7,74 Mua gần nhà - - 23 7,42 Có nhiều sự lựa chọn - - 22 7,01 Quen biết 26 14,44 16 5,16 Dễ mua tiêu dùng 18 10,00 16 5,16 Khác 39 21,67 36 11,61 Khó khăn Giá tăng cao 27 22,31 78 20,31 Kinh tế gia đình 19 15,70 33 17,18 Xa chợ 17 14,05 27 16,70 Phong tục tập quán - - 3 15,05 Chất lượng giảm 11 9,09 12 10,09 Khó bảo quản 22 18,18 - - Khác 25 20,66 52 20,66 4.5.2. Khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn hạn chế nhất định như tình trạng giá cả không ổn định, vấn đề bảo quản thủy sản trong sử dụng, số lượng thủy hải sản còn hạn chế là những khó khăn chung mà người tiêu dùng thường gặp phải. Đối với các loại thủy sản có giá trị cao như

tôm, cua, mực, nghêu…Người dân rất ít khi mua tiêu dùng vì giá rất cao so với các loại thủy sản có giá trị thấp. Với loài thủy sản nước ngọt hiện nay khá phổ biến đối với các loại thủy sản từ nuôi trồng, qua khảo sát cho thấy số

người được phỏng vấn rất ưu tiên cho thủy sản từ nguồn tự nhiên cho tiêu dùng. Đa số người dân được phỏng vấn đều trả lời cá tự nhiên ngon và có chất lượng hơn cá nuôi trồng, tuy nhiên cá tự nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả

cao hơn so với cá nuôi. Điều này cũng là khó khăn nhất cho người tiêu dùng thủy sản hiện nay.

và khó khăn cho người tiêu dùng. Vì thế, việc bình ổn giá cả và tăng thu nhập là điều rất cần thiết là giải pháp mà người dân nơi khảo sát ưu tiên chọn lựa nhiều nhất. Qua đó, ta thấy giá cả tăng và thu nhập chưa cao là hai khó khăn nhất cho người tiêu dùng nói chung.

Để tạo thuận lợi hơn cho người tiêu dùng thủy sản. Họ yêu cầu được cung cấp nhiều mặt hàng thủy sản cả nước ngọt cũng như hải sản và nguồn cá tự nhiên có chất lượng, thủy sản tươi sống cũng như thủy sản chế biến để

người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa hơn.

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thủy sản bình quân/năm của hộ gia đình

Bảng 4.15: Mô hình hồi quy sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm

Y – Sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm (kg) Phương trình hồi quy đa biến:

Y = 35,342 + 0,031X1 + 14,310X6 – 72,610X8 – 0,002X10 – 0,001X16 – 16,667X20

Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.15 cho thấy sự tương quan giữa sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm và các biến độc lập là tương

đối cao R2 = 0,636 cho biết 63,6% sự biến động của sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm được giải thích bởi các biến độc lập. Sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm chịu tác động bởi các yếu tố: Chi phí sinh hoạt (tr.đ/người/năm), dân tộc, tôn giáo, tổng thu nhập, chi tiêu/thu nhập, thông tin cho người tiêu dùng.

Chỉ tiêu B BE t Sig t (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hằng số 35,342 5,025 0,000

X1- Chi phí sinh hoạt (tr.đ/người/năm) 0,031 0,387 4,473 0,002

X5- Dân tộc (1-Kinh, 0- Khác) 14,310 0,220 2,648 0,009 X6- Dân tộc (1-Chăm,0-Khác) 12,210 0,140 1,341 0,281 X7- Tỉnh/thành phố (1-Sóc Trăng, 0- An Giang) 6,710 7,099 0,945 0,347 X8- Tôn giáo (1-Phật, 0-Khác) -72,610 -0,19 -2,307 0,022 X9- Giới tính (1-Nam, 0-Nữ) -4,733 -0,067 -0,495 0,621 X10- Tổng thu nhập (tr.đ/năm) -0,002 -0,133 -1,692 0,093 X16- Chi tiêu/thu nhập (%) -0,001 -0,130 -1,688 0,093

X20- Thông tin cho người tiêu dùng

(1-Khá tốt, 0-Khác) -16,667 -0,185 -2,226 0,027

- Chi phí sinh hoạt (tr.đ/người/năm): Kết quả phân tích tương quan đơn biến cho thấy yếu tố chi phí sinh hoạt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sản lượng thủy sản tiêu thụ bình quân/người/năm. Kết quả hồi quy cho thấy lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm tỷ lệ thuận với chi phí sinh hoạt (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) nếu chi phí sinh hoạt/người/năm tăng thêm 1.000 đồng thì sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm tăng lên một lượng 0,031kg. Qua đó, cho thấy người dân trong vùng khảo sát có xu hướng tiêu dùng thủy sản tăng lên khi chi phí sinh hoạt tăng.

- Dân tộc (1-Kinh, 0-Khác): Kết quả phân tích tương quan đơn biến cho thấy yếu tố dân tộc là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm. Trung bình một người dân tộc Kinh tiêu thụ 50kg/năm thủy sản một năm (thủy sản nước ngọt chiếm 58,7%) trong khi một người dân tộc Khác tiêu thụ một lượng là 47,6kg/năm (thủy sản nước ngọt chiếm 42,9%). Từ kết quả hồi quy đa biến cho thấy, mức chênh lệch về sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm giữa nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Khác là 14,310 kg (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Nói cách khác người Kinh có mức tiêu thụ thủy sản nhiều hơn người dân tộc Khác một lượng là 14,310 kg/người/năm.

- Tôn giáo (1-Phật, 0-Khác): Kết quả phân tích tương quan đơn biến cho thấy yếu tố tôn giáo là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm. Trung bình một người theo

đạo phật tiêu thụ 38kg/năm thủy sản một năm, trong khi một người tôn giáo khác tiêu thụ một lượng là 49,3kg/năm. Từ kết quả hồi quy đa biến cho thấy, mức chênh lệch về sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm giữa nhóm tôn giáo đạo phật và các tôn giáo khác là -72,610 kg (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Nói cách khác người theo đạo phật có mức tiêu thụ

thủy sản ít hơn người theo các đạo khác một lượng là 72,610 kg.

- Tổng thu nhập (tr.đ/hộ/năm): Kết quả hồi quy cho thấy lượng tiêu thụ

thủy sản bình quân/người/năm tỷ lệ nghịch với tổng thu nhập (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) nếu tổng thu nhập/năm tăng thêm 1.000 đồng thì sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm giảm xuống một lượng 0,002kg. Khi đó cho thấy người dân trong vùng khảo sát có xu hướng tiêu dùng thủy sản giảm khi tổng thu nhập tăng.

- Chi tiêu/thu nhập (%): Kết quả hồi quy cho thấy lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm tỷ lệ nghịch với chi tiêu/thu nhập (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) nếu chi tiêu/thu nhập tăng thêm 1% thì sản lượng

tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm giảm xuống một lượng 0,001kg. Qua

đó cho thấy người dân trong vùng khảo sát có xu hướng tiêu dùng thủy sản giảm khi chi tiêu/thu nhập tăng.

- Thông tin cho người tiêu dùng: Kết quả hồi quy cho thấy lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm tỷ lệ nghịch với thông tin cho người tiêu dùng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) nếu người tiêu dùng càng có nhiều thông tin về sản phẩm thì sản lượng tiêu thụ thủy sản bình quân/người/năm giảm xuống một lượng 16,667kg. Từđó cho thấy thị hiếu tiêu dùng của người dân trong vùng khảo sát ngày càng đa dạng, phong phú.

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT 5.1. Kết luận

(1) Đa số người dân ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang mua thực phẩm cho tiêu dùng nhiều hơn là thực phẩm tự sản xuất, thực phẩm tự sản xuất có xu hướng tiêu dùng là không đổi. Thủy sản được người dân ưu tiên dùng nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Trong đó chi cho mua thủy sản nước ngọt nhiều hơn hải sản và tiêu dùng dạng tươi sống nhiều hơn dạng chế biến.

(2) Mức chi tiêu cho thủy sản có sự khác biệt giữa hai địa bàn nghiên cứu ở

An Giang mức chi tiêu cho thủy sản cao hơn ở Sóc Trăng.

(3) Nguồn cung chủ yếu được người tiêu dùng lựa chọn là chợ vì chất lượng ở

chợđược đảm bảo hơn và giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng hơn so với các nguồn cung khác.

(4) Bình quân lượng mua thủy sản/lần cho tiêu dùng của hộ gia đình đạt 0,62 kg đối với hải sản và 0,69 kg đối với thủy sản nước ngọt. Nhìn chung lượng mua thủy sản cho tiêu dùng cũng không có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn.

(5) Người dân thường lựa chọn loài thủy sản có nguồn gốc từ tự nhiên hơn là thủy sản nuôi trồng vì chất lượng tốt hơn.

(6) Các hộở tỉnh An Giang mua thủy sản thường xuyên hơn với sản lượng và số tiền mua/lần nhiều hơn những hộ khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng. Mức tiêu dùng thủy sản có sự khác nhau theo từng địa phương.

(7) Nhìn chung các nhóm dân tộc ở hai địa bàn khảo sát có sự khác nhau các nhóm dân tộc Kinh, Chăm, Khmer ở An Giang mua thủy sản thường xuyên hơn với lượng mua nhiều hơn các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ở Sóc Trăng. Nhưng nhóm dân tộc ở Sóc Trăng bỏ ra nhiều tiền hơn cho mua thủy sản so với nhóm dân tộc ở An Giang.

(8) Còn rất nhiều khó khăn trong tiêu dùng thủy sản như: giá cả không ổn

định, chất lượng cá nuôi không bằng cá tự nhiên nhưng khan hiếm trong cung cấp cá tự nhiên, dư lượng hóa chất trong thủy sản.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 47)