Chi tiêu của hộ gia đình

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 33 - 36)

Chi tiêu bình quân của hộ gia đình chiếm 12% tổng thu nhập hàng năm tương đương 30,22 triệu đồng/năm đối với nông thôn và thành thị là 30,43% tổng thu nhập hàng năm tương đương 35,41 triệu đồng/năm ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang. Trong đó chi cho thực phẩm ở thành thị chiếm 35,80% tương đương 12,25 triệu đồng/năm, ở nông thôn chi cho thực phẩm chiếm 44,27% tương

đương 13,28 triệu đồng/năm. Riêng chi cho tiêu dùng thủy sản chiếm 58,10% tương đương 7,28 triệu đồng/năm ở thành thị, còn ở nông thôn thì chi tiêu cho thủy sản chiếm 48,31% tương đương 6,28 triệu đồng/năm của hộ gia đình.

Đồng thời cũng có sự chênh lệch về chi tiêu cho thực phẩm của hộ có thu nhập cao và hộ có thu nhập thấp, nguyên nhân chủ yếu là do người có thu nhập cao tiêu dùng nhiều loại thực phẩm có giá trị cao nhiều hơn những người có thu nhập thấp.

Bảng 4.5 cho thấy có sự khác biệt trong tiêu dùng của những hộở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang. Mức chi tiêu cho sinh hoạt ở Sóc Trăng bình quân là 33,8 triệu đồng/năm tương ứng 35,39% và ở An Giang là 31,51 triệu đồng/năm tương ứng 22,8%. Chi tiêu cho thực phẩm là 13,44 triệu đồng/năm tương ứng 40,71% và chi tiêu cho thực phẩm là 12,55 triệu đồng/năm tương ứng với 39,59% phân bố ở hai tỉnh. Riêng chi tiêu cho thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng là 5,45 triệu

đồng/năm chiếm 41,99%, ở An Giang chi tiêu cho thủy sản là 7,15 triệu

đồng/năm chiếm tỷ lệ 48,42%. Ta thấy mức chi tiêu cho thủy sản ở An Giang cao hơn ở Sóc Trăng vì người dân ở An Giang được khảo sát có thu nhập cao hơn người dân được khảo sát ở Sóc Trăng.

Với tổng thu nhập trung bình/năm của người dân ở địa bàn khảo sát là 137,3 triệu đồng/năm, ở thành thị Sóc Trăng là 92,64 triệu đồng/năm, ở thành thị

An Giang thu nhập trung bình là 150,23 triệu đồng/năm, ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng thu nhập bình quân là 99,09 triệu đồng/năm, nông thôn tỉnh An Giang thu

nhập bình quân là 126,91 triệu đồng/năm. Ta thấy mức thu nhập chung của An Giang cao hơn mức thu nhập chung của Sóc Trăng.

Vì thế, mức thu nhập trung bình của người dân được phỏng vấn của tỉnh An Giang cao hơn tỉnh Sóc Trăng, với thu nhập như vậy của hai tỉnh là khá cao, chứng tỏ người dân nơi đây đã có sự quan tâm đến đời sống của mình và biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Qua khảo sát cho thấy chi phí sinh hoạt của người dân Sóc Trăng cao hơn An Giang và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Bảng 4.3: Chi phí sinh hoạt của hộ gia đình/năm (ĐVT: Tr.đ/hộ/năm) Thông tin Đvt Sóc Trăng (N = 130) An Giang (N = 112) Tổng (N = 242)

Thành thị Nông Thôn Thành thị Nông Thôn Thành thị Nông Thôn Thu nhập/hộ Tr.Đồng 92,64±62,61 99,09±75,4 150,23±45,66 126,91±90,04 115,33±108,69 159,27±96,67 Chi tiêu cho sinh hoat Tr.Đồng 36,42±17,16 31,18±14,50 33,86±22,16 29,22±13,17 35,41±19,16 30,22±13,86

Chi tiêu/thu nhập % 39,31 31,47 22,57 23,03 30,43 12,00

Chi tiêu cho thực phẩm Tr.Đồng 11,76±4,73 15,11±12,37 13,13±10,07 11,96±9,93 12,25±8,86 13,28±5,49

Chi tiêu TP /Tổng chi tiêu % 32,67 48,74 38,78 40,93 35,80 44,27

Chi tiêu cho TS Tr.Đồng 6,31±5,79 4,58±4,11 7,65±5,58 6,65±0,59 7,28±5,49 6,28±5,01 Chi tiêu cho TS/Tổng chi tiêu

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)