Mức tiêu dùng thủy sản giữa các nhóm dân tộc

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 41 - 44)

Từ số liệu điều tra phỏng vấn các nhóm dân tộc ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang thì số ngày mua hải sản tươi sống của người Kinh ở Sóc Trăng là 10 ngày và An Giang là 8 ngày, người Khmer ở Sóc Trăng là 11 ngày và An Giang 7 ngày, người Hoa ở Sóc Trăng là 10 ngày và người Chăm ở An Giang là 7 ngày. Thực phẩm chế biến, số ngày mua của người Kinh ở Sóc Trăng là 60 ngày và người Kinh ở An Giang là 6 ngày, người Khmer ở An Giang là 25 ngày và người Chăm là 7 ngày, người Hoa là 20 ngày.

Số ngày mua thủy sản nước ngọt dạng tươi sống ở hai tỉnh là người Kinh ở

Sóc Trăng 2 ngày và An Giang là 1 ngày, người Khmer Sóc Trăng là 2 ngày và An Giang là 1 ngày, người Hoa là 2 ngày, người Chăm là 1 ngày.

Từ bảng phóng vấn cho ta biết lượng mua thủy sản bình quân/lần cho tiêu dùng hộ gia đình. Về hải sản, đối với thực phẩm tươi sống theo nhóm dân tộc ở

tỉnh Sóc Trăng của người Kinh, Khmer, Hoa tương đương lượng mua là 0,60kg, 0,57kg, 0,60kg. Theo nhóm dân tộc tỉnh An Giang của người Kinh, Khmer, Chăm tương đương lượng mua là 0,82kg, 0,51kg, 0,64kg. Thực phẩm chế biến theo nhóm dân tộc ở Sóc Trăng, người Kinh là 0,20kg, Hoa là 0,30kg, theo nhóm dân tộc ở An Giang là Kinh 0,56kg, Khmer 0,43kg, Chăm 0,20kg.

Lượng tiêu dùng thủy sản theo nhóm dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng là 45,63 kg/người/năm, theo nhóm dân tộc ở tỉnh An Giang là 52,72 kg/người/năm.

Tiêu dùng thủy sản theo từng dân tộc trên địa bàng khảo sát nhóm dân tộc

ở Sóc Trăng người Kinh 45,40 kg/người/năm, người Khmer 41,02 kg/người/năm, người Hoa 50,46 kg/người/năm. Nhóm dân tộc ở An Giang người Kinh 56,46 kg/người/năm, người Khmer 43,05 kg/người/năm, người Chăm 58,64 kg/người/năm.

Ngoài ra còn có sự khác biệt giữa tiêu dùng thủy sản nước ngọt và hải sản giữa các nhóm dân tộc với nhau, thường thì thủy sản nước ngọt được người dân

ưa chuộng và chọn mua làm thực phẩm nhiều nhất, điển hình nhóm dân tộc ở Sóc Trăng tiêu dùng thủy sản nước ngọt là 38,63 kg/người/năm, hải sản 11,68 kg/người/năm. Nhóm dân tộc ở An Giang tiêu dùng thủy sản nước ngọt 42,93 kg/người/năm, hải sản 15,69 kg/người/năm.

Các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu việc tiêu dùng thủy sản cũng có sự

khác nhau giữa các dân tộc nhóm người Kinh tiêu dùng thủy sản nhiều nhất tiếp

đó là người Hoa, người Khmer tiêu dùng thủy sản thấp hơn giữa các dân tộc, riêng dân tộc Chăm thì việc tiêu dùng thủy sản là khá lớn do phong tục tập quán của những người Chăm theo đạo Hồi giáo không ăn thịt heo do đó thủy sản rất

được người Chăm chọn lựa.

Số tiền cho tiêu dùng thủy sản của nhóm dân tộc tỉnh Sóc Trăng là người Kinh là 5,41 triệu đồng/năm, người Khmer 2,31 triệu đồng/năm, người Hoa 2,78 triệu đồng/năm của một hộ gia đình người dân tộc. Số tiền cho tiêu dùng thủy sản của nhóm dân tộc tỉnh An Giang là người Kinh 21,56 triệu đồng/năm, người Khmer 1,77 triệu đồng/năm, người Chăm 2,59 triệu đồng/năm của hộ gia đình người dân tộc. Qua kiểm định trung bình cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, mức chênh lệch này cho biết người Khmer mua thủy sản với số tiền và sản lượng ít hơn so với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm.

Bảng 4.5: Lượng và giá trị thủy sản tiêu dùng của hộ theo các nhóm dân tộc (ĐVT: kg/người /năm) Thông tin Đvt Sóc Trăng (N = 130) An Giang (N = 112)

Kinh Khmer Hoa Kinh Khmer Chăm

Thủy sản tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 5,41±2,41 2,31±1,64 2,78±1,88 21,56±13,31 1,77±0,93 2,59±2,18 Lượng Kg 45,40±34,29 41,02±24,49 50,46±36,24 56,46±40,20 43,05±19,05 58,64±44,86 TSNN tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 1,75±1,34 1,52±0,83 1,74±1,45 2,02±1,43 1,52±0,88 2,25±2,18 Lượng Kg 40,14±31,34 35,85±21,88 39,91±31,18 45,56±32,27 34,36±17,96 48,85±44,59 HS tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 3,68±2,43 2,63±1,64 0,87±0,57 19,58±13,34 0,29±0,24 0,48±0,34 Lượng Kg 8,77±7,78 12,85±8,98 13,42±7,28 18,91±17,22 12,08±10,92 16,09±13,20

Bảng 4.6 cho thấy tổng lượng tiêu dùng thủy sản của các dân tộc trên hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang người Kinh lượng mua là 50,50 kg/người/năm, số tiền mua bình quân 9,20 triệu đồng, người Khmer tổng lượng 41,92 kg/người/năm, giá trị là 1,75 triệu đồng, người Hoa lượng mua 50,46 kg/người/năm, giá trị 2,78 triệu đồng, người Chăm lượng mua 58,64 kg/ngươi/năm, giá trị 2,59 triệu đồng.

Ta thấy lượng tiêu thụ thủy sản của người Chăm cao nhất, tiếp theo là người Kinh người Hoa và lượng tiêu thụ thấp nhất là người Khmer, số tiền mua thủy sản của người Kinh là cao nhất và người Khmer thấp nhất. Qua kiểm

định trung bình cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Bảng 4.6: Tổng lượng tiêu dùng thủy sản của các nhóm dân tộc

(ĐVT: kg/người/năm)

Thông tin Đvt

Tổng (N = 242)

Kinh Khmer Hoa Chăm

Thủy sản tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 9,20±2,86 1,75±1,26 2,78±1,88 2,59±2,18 Lượng Kg 50,50±37,36 41,92±22,11 50,46±36,24 58,64±44,86 TSNN tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 1,88±1,39 1,52±0,84 1,74±1,45 2,25±2,18 Lượng Kg 42,64±31,73 35,18±20,08 39,91±31,18 48,85±44,59 HS tiêu dùng Giá trị Tr. Đồng 8,20±1,02 1,74±1,28 0,87±0,57 0,48±0,34 Lượng Kg 14,76±11,88 12,98±10,41 13,42±7,28 16,09±13,20

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)