Lý thuyết cung cầu và thị trường sản phẩm thủy sản nội địa

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 26)

2.5.2. Cầu

Cầu của một hàng hóa là khối lượng, số lượng hàng hóa đó tại một thời

điểm nhất định mà người mua chấp nhận mua với giá cả.

Theo định luật cầu thì khi giá cả của một sản phẩm nào đó giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi thì mức cầu của hàng hóa đó tăng lên. Ngược lại,

khi giá của một sản phẩm nào đó tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì mức cầu của hàng hóa đó giảm xuống. Nghĩa là, mức cầu của một hàng hóa/sản phẩm có mối tương quan nghịch đối với giá của của hàng hóa/sản phẩm đó.

Nếu xét về sự liên kết, mức cầu của một hàng hóa hay sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Thu nhập, khẩu vị, giá của các sản phẩm bổ sung, giá của các sản phẩm cạnh tranh, dân số/số người tiêu thụ…

2.5.3. Cung

Cung của một hàng hóa là số lượng, khối lượng hàng hóa đó được mang ra bán trên thị trường tại một thời điểm nhất định với giá cả.

Theo định luật cung thì lượng cung của một hàng hóa sẽ tăng lên nếu giá của hàng hóa đó tăng, các yếu tố khác không đổi. Ngược lại, cung của một hàng hóa sẽ giảm xuống khi giá của hàng hóa đó giảm, các yếu tố khác không đổi. Nghĩa là, mức cung của một hàng hóa/sản phẩm có mối tương quan thuận đối với giá của hàng hóa/sản phẩm đó.

Mức cung của hàng hóa/sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Chi phí sản xuất hay giá của đầu vào cho sản xuất, điều kiện tự nhiên, công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật.

2.5.4. Quan hệ cung – cầu sản phẩm thủy sản trên thị trường những năm gần đây

Thủy sản những năm gần đây đã có bước phát triển vượt bật, việc nuôi trồng thủy sản được quan tâm nhiều hơn, việc đánh bắt được khôi phục và phát triển, tiềm lực của ngành thủy sản tăng nhanh nhờ sản lượng thủy sản tăng nhanh những năm gần đây. Do sản lượng thủy sản tăng nhanh, quan hệ cung – cầu sản phẩm thủy sản trên thị trường từng bước được cải thiện, lượng cung từ chổ khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa đã chuyển sang trạng thái đủ và đôi khi, có những mặt hàng cung đã vượt xa cầu. Trong khi đời sống kinh tế người dân càng cao thì nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ

sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Cung sản phẩm thủy sản mặt dù đã đạt

được nhiều tiến bộ, song do đặt tính sản xuất và trình độ sản xuất của ngành thủy sản còn đơn điệu về chủng loại, nguồn cung còn phân tán và mang tính thời vụ rỏ

rệt, kỹ thuật chế biến bảo quản còn thấp và còn nhiều vấn đề so với yêu cầu của thị trường.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo, các tạp chí, các ban ngành có liên quan, từ các nghiên cứu khoa học và các website có liên quan tới những vấn đề

cần nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặt giáng tiếp các hộ gia đình tiêu thụ thuỷ sản ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang thông qua bảng phỏng vấn đã được soạn thảo sẵn.

Phân bố mẫu

Tổng số phiếu phỏng vấn là 242 phiếu được tiến hành thu ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang. Các hộ được chọn theo tỷ lệ dân số các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer.

Bảng 3.1: Số mẫu thu theo từng địa phương

Dân tộc Sóc Trăng An Giang Tổng

Kinh 58 46 104

Hoa 34 - 34

Chăm - 32 32

Khmer 38 34 72

Tổng 130 112 242

3.2. Các biến chủ yếu trong nghiên cứu

™ Các biến liên quan đến thông tin chung của các hộ tiêu thụ thuỷ sản • Số nhân khẩu trong gia đình

• Số người trong tuổi lao động • Nơi ở và vị trí ở

• Văn hóa, tôn giáo

• Nghề nghiệp và thu nhập của gia đình • Chi phí sinh hoạt bình quân/tháng

• Trình độ học vấn.

• Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm thủy sản

™ Các biến liên quan đến nguồn thực phẩm tự sản xuất, tự cung cấp của hộ • Tên loài

• Kích cỡ bình quân

• Sản lượng giữ làm thực phẩm (TP) của hộ • Xu hướng tiêu dùng TP tự sản xuất

™ Các biến liên quan đến nguồn TP mua cho tiêu dùng • Số ngày mua TP tươi sống/lần

• Số ngày mua TP chế biến/lần • Những tháng mua thực phẩm nhiều • Tỷ lệ theo các nguồn cung

• Xu hướng mua sản lượng TP • Xu hướng cung cấp TP • Xu hướng chất lượng TP • Xu hướng giá TP

™ Thông tin kinh tế

• Mức thu nhập • Chi phí sinh hoạt

• Chí phí chi cho tiêu thụ thuỷ sản ở các hộ gia đình

3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sơ cấp được kiểm tra, xử lý sơ bộ và mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Số liệu được xử lý thống kê bằng phân mềm Excel và SPSS for Windows.

Các phương pháp phân tích

- Các phương pháp được sử dụng để phân tích gồm có:

+ Phương pháp thng kê mô t: thể hiện các chỉ tiêu về tần số, tần suất,

hình TTTS và các nguồn cung chủ yếu cho việc TTTS của hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh.

+ Phương pháp kim định thng kê: để xác định mức ý nghĩa của các

biến được sử dụng trong thống kê.

+ Phương pháp phân tích hi quy đa biến: (Lê Xuân Sinh, 2010)

Sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng tiêu dùng thủy sản/người/năm.

Y= A + B1X1 + B2X2 + …+ BnXn

Trong đó: Y là biến phụ thuộc (Sản lượng thủy sản tiêu thụ bình quân/người/năm) A: Là hằng số

B1, B2,…, Bn: Là hệ số tương quan giữa Xi và Y

X1, X2,…, Xn: Là các biến độc lập được giảđịnh có ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản tiêu thụ bình quân/người/năm (kg)

Chương 4

KT QU VÀ THO LUN 4.1. Thông tin chung về nông hộ

4.1.1. Dân số và lao động

Trong 242 hộ gia đình được phỏng vấn thì nữ chiếm khoảng 40,32%, tỷ lệ

nam chiếm 60,40% phân bố đều ở hai tỉnh. Từ đó cho thấy nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ và họ là người đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ

nam ở Sóc Trăng chiếm 40,38% và ở An Giang chiếm 60,41%, riêng tỷ lệ nữ lại có chiều hướng ngược lại giữa hai đia bàn nghiên cứu, tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ nữ

chiếm 60,34% và An Giang chiếm 40,29% trong các hộđược phỏng vấn.

Từ số liệu phân tích cho thấy, độ tuổi trung bình là 44 tuổi, với độ lệch chuẩn là 13 tuổi, biến động từ 18 đến 79 tuổi. Rõ ràng, việc tiêu dùng thủy sản là rất phổ biến ở các độ tuổi khác nhau.

Nhìn chung hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang số nhân khẩu trong gia đình trung bình đều bằng nhau là 5 người số người nam từ 1 – 3 người, số người nữ 2 người, trong đó nữ thường đóng vai trò quan trọng trong việc nấu nướng hàng ngày. Có thể nói số người nữ mua thực phẩm tiêu dùng trong gia đình là chủ yếu, nguyên nhân là do thói quen từ trước đến nay của người Việt Nam là công việc nội chợ thường do người phụ nữ trong gia đình đảm nhận mặt dù trong thời điểm hiện nay người phụ nữ vẫn có công việc ngoài xã hội và những mối quan hệ tốt với bên ngoài nhưng họ vẫn gắn liền với công việc nội chợ nhiều hơn nam.

Bảng 4.1: Thông tin chung về nhân khẩu, giới tính, độ tuổi hộ gia đình

Chỉ tiêu Đvt Sóc Trăng An Giang Tổng (N = 130) (N = 112) (N = 242) Nhân khẩu Người 5±2 5±3 5±2 Giới tính Nam Người 2±2 3±2 3±1 Tỷ lệ % 40,38 60,41 60,40 Nữ Người 3±2 2±1 2±2 Tỷ lệ % 60,34 40,29 40,32 Tuổi TB 45 ± 13 43 ± 12 44 ± 13

Trong tuổi lao động Người 3±1 4±2 3±1

Trong cơ cấu tuổi của người tiêu dùng có khoảng 1- 3 người trong độ tuổi lao động. Số người trong độ tuổi lao động của hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lương thực của nông hộ, số người già và trẻ em thì ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại thực phẩm tiêu dùng của nông hộ. Theo nghiên cứu gần đây của trường

Đại Học Nha Trang về mối quan hệ giữa tuổi và sự quan tâm đến thủy sản thì ý thức sức khỏe cao dẫn đến sự quan tâm cao về loài thủy sản (Hệ số tác động tổng hợp của tuổi lên sự quan tâm là 0,104). Điều này có nghĩa là tuổi càng cao, người ta càng quan tâm đến việc ăn thủy sản nhiều hơn (Kim Anh, 2010).

4.1.2. Hoạt động sản xuất của nông hộ và cơ cấu thu nhập

ĐBSCL là một đồng bằng rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, thời tiết rất thích hợp cho việc làm nông nghiệp và là vùng có nguồn lao

động dồi dào. Từ lâu người dân ở đây sinh sống chủ yếu là nghề làm lúa nước. Mặt khác, ĐBSCL còn là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer…

Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của hộ gia đình

(ĐVT: % Tổng thu nhập)

Nguồn thu nhập Sóc Trăng An Giang Tổng

(%) (N=130) (N=112) (N=242) Trồng lúa 6,39 17,74 11,18 Hoa màu/rẫy 4,37 9,27 7,85 Cây ăn trái/lâu năm 10,09 5,19 16,62 Nuôi bò 0,00 3,89 1,78 Nuôi heo 6,83 11,19 12,89 Nuôi gà/vịt 1,34 4,00 2,43 Khai thác TS 0,92 6,67 2,45 Nuôi TS 39,47 1,11 7,49 KD/Mua bán các loại 23,22 12,61 22,18

Công nhân/làm thuê 3,76 14,71 7,62

Cán bộ các cấp 3,61 13,53 7,43

Nghề nghiệp chủ yếu của vùng này là làm lúa, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và nhiều ngành nghề công nghiệp, thương nghiệp khác…Từ số liệu trong bảng cho thấy những ngành nghề này đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân ở nơi đây, điển hình như nghề kinh doanh/mua bán các loại đem lại nguồn thu nhập cao nhất là 22,18%, nuôi heo là 12,89%, trồng lúa 11,18%, nuôi thủy sản chiếm 7,49% và một số ngành nghề khác đem lại

nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn. Trong tương lai thì thu nhập của người dân nơi đây càng tăng cao hơn nhờ

có khoa học và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất. Do đó đời sống của người dân ở ĐBSCL nói chung, tỉnh Sóc Trăng và An Giang nói riêng ngày càng được nâng cao. Kết qua kiểm định trung bình cho thấy mức chênh lệch về

lợi nhuận/người/năm giữa hai tỉnh có ý nghĩa ở mức 5%.

4.1.3. Chi tiêu của hộ gia đình

Chi tiêu bình quân của hộ gia đình chiếm 12% tổng thu nhập hàng năm tương đương 30,22 triệu đồng/năm đối với nông thôn và thành thị là 30,43% tổng thu nhập hàng năm tương đương 35,41 triệu đồng/năm ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang. Trong đó chi cho thực phẩm ở thành thị chiếm 35,80% tương đương 12,25 triệu đồng/năm, ở nông thôn chi cho thực phẩm chiếm 44,27% tương

đương 13,28 triệu đồng/năm. Riêng chi cho tiêu dùng thủy sản chiếm 58,10% tương đương 7,28 triệu đồng/năm ở thành thị, còn ở nông thôn thì chi tiêu cho thủy sản chiếm 48,31% tương đương 6,28 triệu đồng/năm của hộ gia đình.

Đồng thời cũng có sự chênh lệch về chi tiêu cho thực phẩm của hộ có thu nhập cao và hộ có thu nhập thấp, nguyên nhân chủ yếu là do người có thu nhập cao tiêu dùng nhiều loại thực phẩm có giá trị cao nhiều hơn những người có thu nhập thấp.

Bảng 4.5 cho thấy có sự khác biệt trong tiêu dùng của những hộở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang. Mức chi tiêu cho sinh hoạt ở Sóc Trăng bình quân là 33,8 triệu đồng/năm tương ứng 35,39% và ở An Giang là 31,51 triệu đồng/năm tương ứng 22,8%. Chi tiêu cho thực phẩm là 13,44 triệu đồng/năm tương ứng 40,71% và chi tiêu cho thực phẩm là 12,55 triệu đồng/năm tương ứng với 39,59% phân bố ở hai tỉnh. Riêng chi tiêu cho thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng là 5,45 triệu

đồng/năm chiếm 41,99%, ở An Giang chi tiêu cho thủy sản là 7,15 triệu

đồng/năm chiếm tỷ lệ 48,42%. Ta thấy mức chi tiêu cho thủy sản ở An Giang cao hơn ở Sóc Trăng vì người dân ở An Giang được khảo sát có thu nhập cao hơn người dân được khảo sát ở Sóc Trăng.

Với tổng thu nhập trung bình/năm của người dân ở địa bàn khảo sát là 137,3 triệu đồng/năm, ở thành thị Sóc Trăng là 92,64 triệu đồng/năm, ở thành thị

An Giang thu nhập trung bình là 150,23 triệu đồng/năm, ở nông thôn tỉnh Sóc Trăng thu nhập bình quân là 99,09 triệu đồng/năm, nông thôn tỉnh An Giang thu

nhập bình quân là 126,91 triệu đồng/năm. Ta thấy mức thu nhập chung của An Giang cao hơn mức thu nhập chung của Sóc Trăng.

Vì thế, mức thu nhập trung bình của người dân được phỏng vấn của tỉnh An Giang cao hơn tỉnh Sóc Trăng, với thu nhập như vậy của hai tỉnh là khá cao, chứng tỏ người dân nơi đây đã có sự quan tâm đến đời sống của mình và biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Qua khảo sát cho thấy chi phí sinh hoạt của người dân Sóc Trăng cao hơn An Giang và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Bảng 4.3: Chi phí sinh hoạt của hộ gia đình/năm (ĐVT: Tr.đ/hộ/năm) Thông tin Đvt Sóc Trăng (N = 130) An Giang (N = 112) Tổng (N = 242)

Thành thị Nông Thôn Thành thị Nông Thôn Thành thị Nông Thôn Thu nhập/hộ Tr.Đồng 92,64±62,61 99,09±75,4 150,23±45,66 126,91±90,04 115,33±108,69 159,27±96,67 Chi tiêu cho sinh hoat Tr.Đồng 36,42±17,16 31,18±14,50 33,86±22,16 29,22±13,17 35,41±19,16 30,22±13,86

Chi tiêu/thu nhập % 39,31 31,47 22,57 23,03 30,43 12,00

Chi tiêu cho thực phẩm Tr.Đồng 11,76±4,73 15,11±12,37 13,13±10,07 11,96±9,93 12,25±8,86 13,28±5,49

Chi tiêu TP /Tổng chi tiêu % 32,67 48,74 38,78 40,93 35,80 44,27

Chi tiêu cho TS Tr.Đồng 6,31±5,79 4,58±4,11 7,65±5,58 6,65±0,59 7,28±5,49 6,28±5,01 Chi tiêu cho TS/Tổng chi tiêu

4.2. Hiện trạng tiêu dùng thủy sản

Từ lâu, thủy sản là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của gia đình người Việt Nam. Người dân rất ưa thích sử dụng các loài thủy sản để làm thực phẩm cho bữa ăn của gia đình, đặc biệt ĐBSCL là nơi được thiên nhiên ban tặng cho sựđa dạng và phong phú các loài thủy hải sản.

Nhìn chung hiện trạng tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình ở hai tỉnh Sóc Trăng và An Giang nói chung khá ổn định, người dân ngày càng quan tâm hơn vấn đề tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của gia đình, đặc biệt là các loài thủy hải sản, tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, người dân càng quan tâm hơn đến tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai nhóm dân tộc Kinh và Hoa có nhận thức tiến bộ hơn trong việc tiêu dùng thủy sản của hộ gia đình so với dân tộc Chăm và Khmer. Mặt khác các dân tộc do ảnh hưởng của phong tục tập quán nên việc tiêu dùng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng vẫn còn hạn chế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia

đình.

Hình 4.1: Cơ cấu thực phẩm tiêu dùng của hộ gia đình ở Sóc Trăng (a) và An Giang (b) (a) Sóc Trăng Thịt bò 2% Thịt heo 26% Gia cầm 16% Trứng 13% Thủy sản 43% (b) An Giang Thịt bò 12% Thịt heo 22% Gia cầm 17% Trứng 5% Thủy sản 44%

4.2.1. Thực phẩm tự cung cấp của hộ gia đình

Nhìn chung các loại thực phẩm tự cung cấp chủ yếu của hộ gia đình là các loại thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng và các loại gia cầm là chủ yếu. Từ

biểu đồ 4.2 cho thấy thủy sản khai thác ở tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ là 54% cho biết

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)