Hoạt động sản xuất của nông hộ và cơ cấu thu nhập

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 32 - 33)

ĐBSCL là một đồng bằng rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, thời tiết rất thích hợp cho việc làm nông nghiệp và là vùng có nguồn lao

động dồi dào. Từ lâu người dân ở đây sinh sống chủ yếu là nghề làm lúa nước. Mặt khác, ĐBSCL còn là nơi tập trung sinh sống của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer…

Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề của hộ gia đình

(ĐVT: % Tổng thu nhập)

Nguồn thu nhập Sóc Trăng An Giang Tổng

(%) (N=130) (N=112) (N=242) Trồng lúa 6,39 17,74 11,18 Hoa màu/rẫy 4,37 9,27 7,85 Cây ăn trái/lâu năm 10,09 5,19 16,62 Nuôi bò 0,00 3,89 1,78 Nuôi heo 6,83 11,19 12,89 Nuôi gà/vịt 1,34 4,00 2,43 Khai thác TS 0,92 6,67 2,45 Nuôi TS 39,47 1,11 7,49 KD/Mua bán các loại 23,22 12,61 22,18

Công nhân/làm thuê 3,76 14,71 7,62

Cán bộ các cấp 3,61 13,53 7,43

Nghề nghiệp chủ yếu của vùng này là làm lúa, hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và nhiều ngành nghề công nghiệp, thương nghiệp khác…Từ số liệu trong bảng cho thấy những ngành nghề này đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân ở nơi đây, điển hình như nghề kinh doanh/mua bán các loại đem lại nguồn thu nhập cao nhất là 22,18%, nuôi heo là 12,89%, trồng lúa 11,18%, nuôi thủy sản chiếm 7,49% và một số ngành nghề khác đem lại

nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn. Trong tương lai thì thu nhập của người dân nơi đây càng tăng cao hơn nhờ

có khoa học và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất. Do đó đời sống của người dân ở ĐBSCL nói chung, tỉnh Sóc Trăng và An Giang nói riêng ngày càng được nâng cao. Kết qua kiểm định trung bình cho thấy mức chênh lệch về

lợi nhuận/người/năm giữa hai tỉnh có ý nghĩa ở mức 5%.

Một phần của tài liệu so sánh việc tiêu thụ thủy sản của các hộ gia đình theo nhóm dân tộc ở hai tỉnh sóc trăng và an giang (Trang 32 - 33)