Địa danh có cấu tạo đơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 54 - 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.1.Địa danh có cấu tạo đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh được cấu tạo bởi một âm tiết, âm tiết đó đồng thời là một từ đơn. Trong 1001 địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có 246 địa danh có cấu tạo đơn, chiếm 25,87% trong đó có 52 địa danh địa hình thiên nhiên, 186 địa danh đơn vị dân cư và 8 địa danh các công trình nhân tạo. Các địa danh này có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau và thuộc vào các lớp từ loại khác nhau.

Về nguồn gốc ngôn ngữ, các địa danh cấu tạo đơn có nguồn gốc tiếng Việt, nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số và cả các địa danh được cấu tạo bằng các chữ số Arập trong đó các địa danh được cấu tạo bởi các chữ số Arập chiếm ưu thế. Các địa danh này xuất hiện ở 139 địa danh, chiếm 56,50% chẳng hạn, thôn 24, đội 10, tổ dân phố 5, quốc lộ 279. Các địa danh đơn tiết cấu tạo bởi yếu tố tiếng dân tộc thiểu số bao gồm tiếng Thái, tiếng Mông, tiếng Khơ Mú, tiếng Lào với 94 địa danh, chiếm 38,21% trong đó địa danh tiếng Thái là có số lượng nhiều nhất (76 địa danh). Chẳng hạn, bản Món (cây dầu), bản Giảng (sấy khô), bản (nguồn nước), suối

Ngọm (nước trong), suối Lếch (sắt), suối Quang (con nai), suối Hon (con dúi). Còn các địa danh tiếng Việt bao gồm cả địa danh thuần Việt và Hán Việt với 12 địa danh, chiếm 4,87%. Chẳng hạn, đồi Cháy, đồi Thông, bản Mới, cầu Trắng, kênh

Chính, kênh Tả, phân khu Bắc.

Về từ loại, các từ đơn cấu tạo địa danh thuộc các từ loại khác nhau, là danh từ, tính từ, động từ, số từ trong đó các yếu tố là số từ chiếm số lượng nhiều nhất với 140 địa danh, chiếm 56,91% (chẳng hạn, quốc lộ 279, quốc lộ 12, đường 7/5, tổ dân phố 22, tổ dân phố 32); còn các yếu tố là danh từ có 63 địa danh, chiếm 25,61% [chẳng hạn, suối Dốn (con cáo), suối Cói (con vượn), đồi Thông, suối Thẩm (hang), bản Món (cây dầu), bản Khá (cây riềng), bản Bua (cây sen), bản Kéo (đèo)]; các yếu

tố là tính từ có 21 địa danh, chiếm 8,53% [chẳng hạn, bản Mới, bản Lính (nghiêng), bản On (bình yên), suối Lụ (nhỏ), suối Lương (màu vàng)]; các yếu tố là động từ có 13 địa danh, chiếm 5,29% [chẳng hạn, bản (nhìn), bản Bánh (chia tách), đồi

Cháy, suối (gói, ủ), mường Nhà (đừng ở), mường Phăng (đâm)]; các yếu tố là đại từ có số lượng ít nhất chỉ với 2 địa danh, chiếm 0,81% [chẳng hạn, bản Noọng (em nhỏ), bản Lún (em út)]. Bên cạnh đó một số yếu tố chưa tìm được nguồn gốc ý nghĩa nên chưa xác định được lớp từ loại của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 54 - 55)