Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa

3.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một sản phẩm sáng tạo của loài người, nó ra đời từ rất sớm và là một trong những thước đo đời sống văn minh của chính con người và ngược lại đời sống con người cũng được nâng dần lên khi có văn hóa.

Các nhà nghiên cứu đã đứng trên rất nhiều góc độ để nghiên cứu về văn hóa nên mỗi người lại có cách hiểu và đưa ra các quan niệm khác nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm về văn hóa: "Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó do loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [dẫn theo Vũ Khiêu (Chủ biên) (2000), tr.747-748].

Hoàng Phê trong "Từ điển tiếng Việt" đã đưa ra khái niệm: "Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử" [41, tr.1100].

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằng: "Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại" [38, tr.105].

Trần Ngọc Thêm lại đưa ra định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [45, tr.20].

Tổ chức UNESCO thì quan niệm: “Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngoài văn học và nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng”. Bên cạnh đó UNESCO còn phân chia văn hóa gồm hai loại: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là các

di sản tồn tại ở dạng vật chất như các công trình xây dựng, các công cụ, phương tiện... còn văn hóa phi vật thể là các di sản tồn tại ở dạng tinh thần như dấu ấn ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội... (dẫn theo [32, tr.181-182]).

Trên cơ sở ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm của các nhà nghiên cứu khi xem văn hóa là một phức thể tổng hợp bao gồm cả sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Sản phẩm vật chất thuộc vào lĩnh vực văn hóa vật thể còn sản phẩm tinh thần thuộc vào lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Khi nghiên cứu về địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi thấy có một vài đặc điểm liên quan chặt chẽ đến nội dung của văn hóa. Đó là địa danh các công trình xây dựng nhân tạo, các di tích, đền, chùa.. thuộc văn hóa vật thể và cả các yếu tố thuộc văn hóa phi vật thể như các địa danh thuộc về lễ hội, tín ngưỡng, các địa danh chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần... Điện Biên là mảnh đất gắn liền với chiến thắng lịch sử lẫy lừng năm 1954 nên các địa danh về di tích chiếm một số lượng khá lớn và có giá trị văn hóa lớn lao trong đời sống nhân dân địa phương cũng như góp phần vào kho tàng văn hóa lịch sử của dân tộc. Nghiên cứu địa danh từ góc độ văn hóa giúp mang lại ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc, độc đáo cho địa danh, tăng thêm sự hứng thú đối với những người nghiên cứu.

3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là một mối quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít, được nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực như văn hóa học, ngôn ngữ học, nhân loại học, tâm lí học. Điều đó dẫn tới sự ra đời của nhiều bộ môn liên ngành trong đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là trọng tâm như tâm lí - ngôn ngữ học, dân tộc - ngôn ngữ học, nhân học - ngôn ngữ học.

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa biểu hiện ở chỗ ngôn ngữ được coi là biểu hiện, là hiện thân, là biểu trưng của văn hóa. Phạm Đức Dương khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cho rằng: “Nhờ khả năng biểu trưng hóa, lời nói đã để lại những dấu hiệu vật chất trong các hoạt động tinh thần của con người (như âm nhạc, hội họa, điêu khắc...) gắn với

dạng nói. Và những dấu hiệu ấy được hiện thực hóa thành những biểu tượng văn hóa. Vì vậy ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phổ quát có thể diễn tả, giải thích các hệ thống biểu tượng khác của văn hóa và sự phát triển của các hệ thống ký hiệu trong văn hóa đều liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ. Kí hiệu ngôn ngữ chứa trong nó hình ảnh các kí hiệu khác. Là công cụ giao tiếp xã hội, ngôn ngữ phải truyền đạt được tất cả các ý nghĩa của các kí hiệu khác cho tất cả các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ... Chỉ có chất liệu ngôn ngữ mới cho phép người nghệ sĩ tạo nên những hình tượng bất kì trong những bối cảnh sâu rộng, phong phú, tế nhị và hấp dẫn lòng người” [19, tr.111-112]. Còn Nguyễn Đức Tồn khi bàn về vấn đề này thì cho rằng: “Ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất” [46, tr.47].

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện trao đổi văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc, chẳng hạn qua giao tiếp, qua những phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo dịch thuật... hay trong cộng đồng một dân tộc, ngôn ngữ là phương tiện tích lũy và truyền đạt những tri thức, thông tin từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Những tri thức, thông tin đó có thể là lịch sử, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, là tâm lí, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... Vì thế có nhà nghiên cứu đã khẳng định: Ngôn ngữ thực sự là tấm gương của nền văn hóa dân tộc.

Như vậy mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là mối quan hệ bao hàm mà còn là mối quan hệ tương tác, bổ trợ và chi phối lẫn nhau. Ngôn ngữ là một bộ phận độc lập của văn hóa đồng thời cũng là một thành tố quyết định sự tồn tại của một nền văn hóa. Mỗi dân tộc bằng lao động sáng tạo, bằng các hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, tạo nên nền văn hóa của riêng họ. Để các giá trị văn hóa đó được con người trong thời đại đó lĩnh hội cũng như con người qua các thế hệ khác nhau, giữa các dân tộc khác nhau tiếp thu, sàng lọc và phát triển lên thì phải nhờ đến công cụ vô cùng quan trọng đó là ngôn ngữ. Nhờ có

ngôn ngữ với những nội dung và ngữ nghĩa của nó mà cách nhận thức, tư duy, lối sống... của một dân tộc hay nói cách khác là những đặc trưng văn hóa của một dân tộc được bảo tồn, được phát triển theo thời gian, không gian.

Trước đây ngôn ngữ - văn hóa đã được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung và trong ngôn ngữ học nói riêng, đến nay mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa ngày càng được nghiên cứu sâu rộng. Thuật ngữ ngôn ngữ - văn hóa, thuật ngữ này nên được hiểu ở cả bình diện hẹp và rộng: “Theo cách hiểu nghĩa ở bình diện hẹp thì ngôn ngữ - văn hóa là ngôn ngữ phản ánh những biểu hiện của văn hóa trong ứng xử giao tiếp. Theo cách hiểu ở bình diện rộng hơn thì đó là sự phản ánh những yếu tố, những biểu hiện, những đặc điểm của văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong ngôn ngữ, qua ngôn ngữ” [31, tr.137].

Địa danh cũng là một lĩnh vực ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm trong ngôn ngữ học. Mỗi địa danh gắn chặt với những đối tượng cụ thể, ở một thời điểm nhất định nào đó nên địa danh gắn liền với quá trình lao động sản xuất, lịch sử, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tư duy, cách nghĩ của mỗi dân tộc. “Địa danh như những đài kỉ niệm bằng ngôn ngữ một cách độc đáo, nó lưu giữ những thông tin về văn hóa” (Hà Quang Năng). Hay Phạm Đức Dương đã nhận xét: “Lần theo các địa danh, mặc dù vỏ ngữ âm đã bị biến dạng đi rất nhiều, ngữ nghĩa đã bị mất hoặc được giải thích theo từ nguyên dân gian, chúng ta vẫn có thể dựng lại địa bàn cư trú và những điểm tụ cư lâu đời của các tộc người” [19]. Qua địa danh chúng ta có thể thấy phần nào nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Cho nên nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh cần quan tâm đến sự thể hiện các phương diện văn hóa vật chất vật chất và tinh thần trong địa danh.

Nghiên cứu địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa là xem xét những giá trị của nền văn hóa Điện Biên nói riêng và ảnh hưởng của những nền văn hóa khác nói chung đến địa danh. Từ đó thấy được những giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện như thế nào qua các địa danh phong phú nơi đây.

3.1.3. Vài nét về văn hóa thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên đƣợc thể hiện qua các địa danh đƣợc thể hiện qua các địa danh

Điện Biên Phủ, vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, cái tên mới nghe qua đã gợi nhắc đến một vùng đất giàu ý nghĩa lịch sử. Vùng đất mà các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã đoàn kết cùng với nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Vùng đất ấy cũng rất giàu bản sắc văn hóa.

Về văn hóa vật thể ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên trước hết phải nói đến văn hóa của người Lự với thành Tam Vạn (tên cổ là Viêng Sam Mứn),

chùa Vạt Bu Hôm, (dưới triều đại phong kiến đây là dân tộc đầu tiên thống trị lâu dài và đã góp phần xây dựng vùng đất Mường Thanh giàu có), văn hóa của người Kinh với thành Bản Phủ (tên cổ là Chiềng Lề) dưới thời Hoàng Công Chất. Đây là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng đất Mường Thanh xưa. Còn văn hóa người Thái và một số dân tộc khác chủ yếu còn lại qua các di tích như chùa Pá Sa, hang Huổi He, trống đồng cổ ở bản Nà Hý... và các di tích văn hóa ở khu khảo cổ học Hồ U Va. Rồi các địa danh như cầu Mường Thanh, sân bay Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát là những chứng tích lịch sử mà thực dân Pháp còn để lại sau thất bại nhục nhã tại chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954; hay quốc lộ 12 là con đường thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc và còn rất nhiều những địa danh khác nằm rải rác ở các di tích, các công trình, tượng đài, những cây cầu, ngôi đền, con đường v.v.

Về văn hóa phi vật thể ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên trước hết phải nói đến văn hóa tín ngưỡng qua các công trình đền, chùa. Sự tồn tại của

đền Hoàng Công Chất và các di tích của chùa Vạt Bu Hôm, chùa Pá Sa ở địa bàn huyện Điện Biên đã phần nào thể hiện đời sống tôn giáo (chủ yếu theo đạo Phật) của người dân nơi đây. Gắn liền với các công trình phục vụ cho văn hóa tín ngưỡng đó là các lễ hội như lễ hội Thành Bản Phủ v.v. Các lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Văn hóa phi vật thể còn thể hiện ở văn hóa tinh thần. Đó là tinh thần đoàn kết của các dân tộc cùng chung sức xây dựng và bảo vệ mảnh đất Mường Thanh - Điện Biên. Tinh thần đó được thể hiện qua việc cầu cứu vị tướng tài Hoàng Công Chất từ miền xuôi lên Điện Biên đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ biên cương và sau đó cùng chung sức với vị tướng tài người Kinh này xây dựng thành Bản Phủ thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng, đảm bảo cuộc sống yên bình, giàu có. Tinh thần đó ngày càng lớn mạnh. Khi có ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường, nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, nhân dân thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói riêng lại cùng đồng sức đồng lòng đánh đuổi đế quốc Pháp, một trong những đế quốc thực dân mạnh nhất thời bấy giờ ra khỏi mảnh đất thiêng, mảnh đất của xứ Trời (Mường Thanh - Mường Trời), bảo vệ vùng biên giới xa xôi nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc.

Cuộc chiến đấu anh dũng, bền bỉ, kiên cường của các dân tộc đã để lại trên mảnh đất này bao chiến công hiển hách, bao di tích lịch sử oai hùng. Đó là những di tích ghi lại những thời khắc, những địa điểm quan trọng của lịch sử như di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng (huyện Điện Biên); di tích hang Huổi He ở xã Nà Tấu (huyện Điện Biên), địa điểm được chọn làm nơi chuyển Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ từ hang Thẩm Púa (huyện Tuần Giáo) về và là nơi đã từng được chứng kiến thời khắc quan trọng về quyết định thay đổi phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” thành phương châm “đánh chắc tiến chắc” của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; di tích đồi A1 ở thành phố Điện Biên Phủ, điểm quyết chiến chiến lược giữa quân ta và địch, là ngọn đồi anh hùng, ngọn đồi chiến thắng của ta đồng thời cũng là nơi đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ; di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ (huyện Điện Biên) v.v.

Những chiến công hiển hách, lẫy lừng bao nhiêu thì đau thương, mất mát của nhân dân lại lớn lao bấy nhiêu. Mảnh đất Điện Biên đã lưu giữ tên tuổi của rất nhiều danh nhân, đó là những vị tướng tài giỏi, những chiến sĩ kiên cường như Hoàng Công Chất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lò Văn

Hặc; những anh hùng liệt sĩ như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can, Tô Vĩnh Diện hay tên tuổi của những kẻ xâm lược đã để lại dấu tích thất trận trên mảnh đất quật cường này như Đờ Cát, Pi Rốt và sau này là những người đã có công dựng bản, lập mường như bản Phượn (tên tạo Phượn), bản Nà Láo (ruộng người Lào).

3.2. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ HIỆN THỰC ĐƢỢC PHẢN ÁNH

Cuộc sống của con người gắn liền với rất nhiều mối quan hệ, mối quan hệ với môi trường tự nhiên, mối quan hệ với môi trường xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nối kết con người với các môi trường đó. Và với ngôn ngữ, con người đã biết sử dụng một cách hữu hiệu vào việc gọi tên, đánh dấu những sự vật, hiện tượng xung quanh có liên quan đến cuộc sống của mình.

Những sự vật, hiện tượng trong thế giới khi đã được con người nhận thức và định danh đều bắt nguồn từ một đặc điểm, thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng. Thuộc tính đó có thể là thuộc tính đặc trưng, xuất phát từ bản chất của sự vật, có thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)