Địa danh (tên riêng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.Địa danh (tên riêng)

2.3.1. Khái niệm địa danh

Địa danh (tên riêng) trong phức thể địa danh là tên gọi riêng của từng đối tượng địa lí cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng loại hình và giữa các loại hình địa danh với nhau.

Địa danh cũng như thành tố chung trong phức thể địa danh có đầy đủ các mặt cấu tạo, chức năng, vị trí, ý nghĩa.

Trước hết về vị trí, địa danh luôn đứng sau thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí để hạn định ý nghĩa cho đơn vị này. Do phức thể địa danh được tạo ra theo phương thức trật tự từ trong tiếng Việt nên cũng như thành tố chung, địa danh có vị trí rất ổn định trong phức thể của nó.

Chức năng quan trọng nhất của địa danh là gọi tên và phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại hình với nhau.

Với chức năng như trên, trong cấu tạo, địa danh thường do những danh từ hoặc cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) tạo thành. Nói cách khác, địa danh là những đơn vị tương đương với từ hoặc ngữ. Nghiên cứu địa danh trong phức thể của nó chính là nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt để “phát hiện ra cơ chế của sự cấu tạo từ, từ đó để nhận thức từ” [14, tr.36]. Những yếu tố cấu tạo địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, ngoài bộ phận từ, ngữ tiếng Việt còn phần lớn là các yếu tố có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Khơ Mú, Lào... trong đó nhiều nhất là địa danh tiếng Thái) và

một bộ phận nhỏ có nguồn gốc tiếng Pháp. Những yếu tố tiếng dân tộc thiểu số này thường được phiên âm ra tiếng Việt để tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh còn những địa danh có nguồn gốc tiếng Pháp thường chỉ là những danh từ riêng chỉ người nên không nhất thiết phải dịch ra tiếng Việt. Điều đó có nghĩa là những phức thể địa danh nơi đây vừa mang những đặc trưng của tiếng Việt vừa mang những nét riêng của ngôn ngữ, văn hóa trong vùng. Chẳng hạn, các địa danh được cấu tạo bởi những yếu tố Hán Việt: Thanh Xuân, Việt Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Bình, các địa danh cấu tạo bởi những yếu tố thuần Việt: Mới, Nhà trường... cũng giống như ở nơi khác, nhưng cấu tạo bằng các yếu tố tiếng dân tộc thiểu số như Ná Khưa, Noong Bua, Huổi Co Củ, Pú Co Nghịu, Tằng Quái... thì mang đậm tính dân tộc và địa phương. Địa danh nơi đây cũng có đầy đủ những kiểu quan hệ của cấu tạo từ đó là quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. Những kiểu quan hệ này cùng với các đặc điểm về cấu tạo do phương thức định danh mang lại có tính chất quyết định trong việc tạo ra ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh. Trong cấu tạo của địa danh còn có một bộ phận các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được chuyển hóa thành một hoặc một số các yếu tố trong địa danh. Nghĩa là khi thấy một đối tượng địa lí mới có quan hệ nào đó với đối tượng địa lí đã được đặt tên thì người định danh sẽ lấy những từ ngữ chỉ loại hình địa lí hoặc tên của đối tượng cũ để định danh cho đối tượng mới; cũng có khi người định danh chỉ lựa chọn một đặc điểm nào đó có liên quan giữa đối tượng mới và đối tượng cũ để gọi tên đối tượng mới.

2.3.2. Số lƣợng yếu tố trong địa danh

Các địa danh trong tổng số 1001 địa danh ở hai địa bàn nghiên cứu có độ dài khác nhau, địa danh có cấu tạo đơn giản nhất chỉ gồm một yếu tố còn địa danh có cấu tạo phức tạp nhất gồm mười hai yếu tố. Ở đây chúng tôi coi mỗi yếu tố tương đương với một âm tiết có nghĩa.

2.3.2.1. Kết quả thống kê số lượng các yếu tố trong địa danh

Số lượng các yếu tố trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được chúng tôi thống kê trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thống kê địa danh theo số lƣợng các yếu tố

STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng địa danh Tổng cộng Tỉ lệ (%) ĐD ĐHTN ĐD ĐVDC ĐD CTNT 1 Một yếu tố 52 186 8 246 24,40 2 Hai yếu tố 158 305 73 536 53,17 3 Ba yếu tố 27 132 34 193 19,15 4 Bốn yếu tố 1 1 5 7 0,69 5 Năm yếu tố 0 0 2 2 0,20 6 Sáu yếu tố 0 0 3 3 0,30 7 Bảy yếu tố 0 0 6 6 0,60 8 Tám yếu tố 0 0 2 2 0,20 9 Chín yếu tố 0 0 1 1 0,10 10 Mười yếu tố 0 0 4 4 0,40 11 Mười một yếu tố 0 0 0 0 0

12 Mười hai yếu tố 0 0 1 1 0,10

Tổng cộng 238 624 139 1001 100

2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên phổ biến nhất là loại có hai yếu tố, loại địa danh này chiếm hơn một nửa trong tổng số địa danh với 536 địa danh chiếm 53,17% sau đó đến địa danh một yếu tố với 246 địa danh chiếm 24,40% và địa danh ba yếu tố với 193 địa danh chiếm 19,15%; còn các loại địa danh từ bốn yếu tố đến mười hai yếu tố có số lượng rất ít với 27 địa danh chiếm 2,68%. Điều đó cho thấy người định danh thường có xu hướng đặt tên địa danh theo cách đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc và ngắn gọn.

* Về loại hình địa danh và số lượng các yếu tố

Ở các loại hình địa danh khác nhau trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, các địa danh có số lượng yếu tố không giống nhau.

Ở loại địa danh địa hình thiên nhiên trong tổng số 238 địa danh (chiếm 23,78%) có 52 trường hợp có cấu tạo chỉ một yếu tố, chiếm 5,20% (chẳng hạn, đồi

Cháy, đồi Thông, sông , suối Cảnh, suối Lương); có 158 địa danh có cấu tạo hai yếu tố, chiếm 15,79% (chẳng hạn, núi Đất Lẻ, núi Pu Hang, đèo Cò Chạy, suối Hai Nọi, khe Hoong Ka, cánh đồng Mường Lói, hang Huổi He); có 27 địa danh ba yếu tố, chiếm 2,70% (chẳng hạn, dãy núi Pú Hồng Mèo, núi Phu Khăn Pỏm, suối Him Lếch Phay, suối Nậm Phăng Nọi) và chỉ có 1 địa danh bốn yếu tố, chiếm 0,1% (chẳng hạn, núi Pu Nậm Khẩu Hú); còn các địa danh có cấu tạo từ bốn yếu tố đến mười hai yếu tố không có trường hợp nào. Ở loại hình địa danh này, địa danh có cấu tạo hai yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất.

Trong 624 địa danh (chiếm 62,34%) đơn vị dân cư về mặt cấu tạo chỉ gồm từ một đến bốn yếu tố, các địa danh có số lượng yếu tố lớn hơn không thấy xuất hiện. Trong loại địa danh này, số lượng địa danh đa yếu tố (với 438 địa danh) nhiều hơn so với địa danh đơn yếu tố (với 186 địa danh). Trong đó loại có hai yếu tố là 305 trường hợp, chiếm 30,47% (chẳng hạn, thôn Việt Hưng, phường Thanh Trường, xã

Na Ư); loại địa danh ba yếu tố là 132 trường hợp, chiếm 13,19% (chẳng hạn, bản

Pom Mỏ Thái, bản Pom Mỏ Thổ) và loại bốn yếu tố với 1 trường hợp, chiếm 0,1% (chẳng hạn, bản Yên Màu C3).

Địa danh đa yếu tố chiếm tỉ lệ lớn so với địa danh đơn yếu tố trong loại địa danh công trình nhân tạo: địa danh đa yếu tố là 131 trường hợp, chiếm 13,09% còn địa danh chỉ có một yếu tố là 8 trường hợp, chiếm 0,80%. Tuy nhiên điểm khác của các địa danh đa yếu tố ở loại địa danh công trình nhân tạo so với địa danh đa yếu tố ở loại địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư đó là các địa danh này có số lượng yếu tố lớn từ hai yếu tố đến mười hai yếu tố. Tuy nhiên trong các địa danh đa yếu tố, các địa danh có số lượng yếu tố càng lớn thì số lượng địa danh càng nhỏ. Cụ thể, địa danh hai yếu tố là 73 trường hợp, chiếm 7,29% (chẳng hạn, đường Trần Can, cầu Mường Thanh, nhà máy thủy điện Thác Trắng, đập trần Ta Lét, khu du lịch Hua Pe); địa danh ba yếu tố là 34 trường hợp, chiếm 3,40% (chẳng hạn, khu du lịch Hồ Huổi Phạ, sân bay Điện Biên Phủ, di tích Chùa Pá Sa); địa

danh bốn yếu tố là 5 trường hợp, chiếm 0,50% (chẳng hạn, di tích Bãi pháo Mường Thanh, di tích Phân khu Hồng Cúm); địa danh năm yếu tố (chẳng hạn, di tích Trại tập trung Noong Nhai) và địa danh tám yếu tố (chẳng hạn, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ) mỗi loại gồm 2 trường hợp tương đương với 0,20% địa danh sáu yếu tố là 3 trường hợp tương đương với 0,30% (chẳng hạn, di tích Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp); địa danh bảy yếu tố là 6 trường hợp tương đương với 0,60% (chẳng hạn, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ); địa danh chín yếu tố (chẳng hạn, di tích Dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ) và địa danh mười hai yếu tố (chẳng hạn, khu du lịch Hồ Pa Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ) mỗi loại chỉ có 1 trường hợp tương đương với 0,10%; địa danh mười yếu tố có 4 trường hợp, chiếm 0,40% (chẳng hạn, di tích Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ).

* Về số lượng các yếu tố và sự phản ánh thông tin trong địa danh

Loại địa danh có cấu tạo một yếu tố có ở cả ba loại địa danh trong đó chủ yếu là ở địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh các đơn vị dân cư. Chẳng hạn, bản Bánh, bản , bản Hạ, bản Kéo, bản Hoa, bản Mới, bản On, bản Noọng, thôn

24, đội 9, đội 10, suối Ái, suối Ca, suối Húa, suối Ít, suối Lương, suối Mươi, suối

Púng, suối Quang, suối Vai, cầu Trắng, kênh Tả, quốc lộ 279.

Trong những địa danh này, có những địa danh mà ranh giới giữa tên riêng của địa danh và tên gọi của thành tố chung chưa rõ ràng làm cho các phức thể địa danh có nhiều cách viết, cách gọi tên dẫn đến cách viết hoa hay không viết hoa trong các văn bản cũng chưa thống nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở địa danh đơn vị dân cư, khi nói về loại địa danh “bản”, những địa danh đơn tiết như Phủ, Lé, Ban, Phượn, Ten, Khá ít khi được dùng độc lập, chẳng hạn ít khi nói “đi Phủ”, “đến ”, “tới Khá” mà thường nói “đi bản Phủ”, “đến bản Lé”, “tới bản Khá”. Còn ở trường hợp địa danh đa tiết lại có thể dùng độc lập các địa danh, chẳng hạn nói “tới Noong Bua”, “đi Hoong En”, “đến Chiềng An” mà không cần phải dùng thành tố chung để hạn định là “bản”, người nghe dễ dàng hiểu được là nói tới các bản này. Như vậy, trong giao tiếp các địa danh đơn tiết thường có xu

hướng bị song tiết hóa để tạo sự cân đối và giúp cho việc xác định đối tượng được cụ thể, rõ ràng. Trong những trường hợp địa danh đơn tiết kể trên, thành tố chung “bản” chỉ xâm nhập vào địa danh trong ngôn ngữ nói còn trong ngôn ngữ viết các địa danh này vẫn dùng độc lập và trong các cấu trúc phức thể địa danh vẫn phải viết đúng là bản Phủ, bản , bản Ban, bản Phượn, bản Ten, bản Khá.

Ở địa danh địa hình thiên nhiên, các thành tố chung có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số mặc dù đã được dịch ra tiếng Việt nhưng chúng vẫn được bảo lưu và chuyển hóa thành các yếu tố thuộc địa danh (chuyển vào bộ phận thứ hai trong phức thể địa danh) làm cho các địa danh có cấu tạo đơn yếu tố trở thành các địa danh có cấu tạo đa yếu tố. Chẳng hạn, Huổi Phạ (suối + Phạ)  suối Huổi Phạ

(suối trời), Huổi Un (suối + Un)  suối Huổi Un, Nậm Hua (nước, suối + Hua) 

suối Nậm Hua, Nậm Mển (nước, suối + Mển)  suối Nậm Mển, Hồng Cúm (khe + Cúm)  khe Hồng Cúm, Hồng Líu (khe + Líu)  khe Hồng Líu, Hát Si (rãnh, khe + Si)  khe Hát Si, Loọng Bon (rãnh, khe + Bon)  khe Loọng Bon

Loại địa danh được cấu tạo bởi hai yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất, có ở cả ba loại địa danh là địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh các công trình nhân tạo. Chẳng hạn, hồ Hồng Sạt, đồi Him Lam, sông Nậm Mức, suối

Hoong Khoong, núi Pu Lau, đèo Tằng Quái, phường Mường Thanh, xã Thanh Minh, đường Trần Can, đập tràn Thác Trắng. Loại địa danh này thể hiện xu hướng song tiết hóa trong tiếng Việt và được tạo bởi phương thức ghép.

Loại địa danh được cấu tạo bởi ba yếu tố cũng có ở cả ba loại địa danh và phần lớn cũng được tạo bởi phương thức ghép, có ghép giữa các yếu tố và có cả ghép các yếu tố với chữ số. Chẳng hạn, suối Nậm Khẩu Hú, suối Him Lếch Phay, núi Pú Lấu Luông, núi Phu Khăn Pỏm, hang Chùa Pá Sa, bản Pom Mỏ Thái, bản

Đông Biên 4, bản Đông Biên 5, thôn Việt Thanh 1, thôn Việt Thanh 2. Trong loại địa danh này, có những yếu tố là chữ số có chức năng dùng để phân biệt với các địa danh về vị trí hay số thứ tự khi các địa danh này giống nhau ở thành tố chung và cả các yếu tố thứ nhất, yếu tố thứ hai trong địa danh.

Còn lại các loại địa danh được cấu tạo từ bốn yếu tố đến mười hai yếu tố chỉ có ở địa danh các công trình nhân tạo và chiếm số lượng rất nhỏ. Các địa danh này cũng được tạo bởi phương thức ghép, có thể là ghép giữa các địa danh khác nhau lại hoặc ghép giữa các địa danh đã có với một vài yếu tố chỉ loại hình đối tượng địa lí do các thành tố chung chuyển hóa thành. Chẳng hạn, di tích Bãi pháo Mường Thanh, di tích Trại tập trung Noong Nhai, khu du lịch Hồ Pa Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

2.4. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

Đặc điểm cấu tạo của địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện khái quát qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thống kê địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên theo kiểu cấu tạo

Loại hình địa danh

Số lƣợng địa danh theo kiểu cấu tạo Tổng cộng Cấu tạo đơn Cấu tạo phức Số lƣợng Tỉ lệ (%) Chính phụ Đẳng lập Chủ - vị ĐD ĐHTN 52 141 0 14 207 21,87 ĐD ĐVDC 186 368 41 11 606 63,72 ĐD CTNT 8 106 19 4 137 14,41 Tổng cộng Số lƣợng 246 615 60 29 950 100 Tỉ lệ (%) 25,87 65,09 6,41 3,05

(Chú thích: Trong tổng số 1001 địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có một số địa danh phức chưa xác định được nguồn gốc ý nghĩa nên chưa xác định được kiểu cấu tạo).

Qua bảng 2.5, chúng tôi thấy các địa danh có cấu tạo phức chiếm ưu thế trong các địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên với 705 địa danh, chiếm 74,52%. Trong đó, địa danh cấu tạo phức chiếm số lượng lớn ở địa danh các đơn vị dân cư, với 420 địa danh, chiếm 44,16% sau đó đến địa danh địa hình thiên

nhiên với 156 địa danh, chiếm 16,40%, còn lại là địa danh công trình nhân tạo với 129 địa danh, chiếm 13,57%. Các địa danh có cấu tạo đơn tuy chiếm một số lượng không nhiều (với 246 địa danh, chiếm 25,76% trong đó chủ yếu có ở địa danh đơn vị dân cư) nhưng cũng góp phần phản ánh đặc điểm cấu tạo của địa danh trong vùng với những đặc điểm riêng biệt.

2.4.1. Địa danh có cấu tạo đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh được cấu tạo bởi một âm tiết, âm tiết đó đồng thời là một từ đơn. Trong 1001 địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có 246 địa danh có cấu tạo đơn, chiếm 25,87% trong đó có 52 địa danh địa hình thiên nhiên, 186 địa danh đơn vị dân cư và 8 địa danh các công trình nhân tạo. Các địa danh này có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau và thuộc vào các lớp từ loại khác nhau.

Về nguồn gốc ngôn ngữ, các địa danh cấu tạo đơn có nguồn gốc tiếng Việt, nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số và cả các địa danh được cấu tạo bằng các chữ số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 47)