Địa danh có cấu tạo phức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Địa danh có cấu tạo phức

Địa danh có cấu tạo phức là các địa danh có từ hai âm tiết trở nên, đó là những từ ghép hoặc cụm từ. Vì vậy trong các địa danh này tồn tại các mối quan hệ của đơn vị từ ngữ đó là quan hệ chính phụ, đẳng lập và chủ vị. Các địa danh này chiếm số lượng lớn nhất trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên với 709 địa danh, chiếm 74,25%. Trong đó có 156 địa danh địa hình thiên nhiên, 420 địa danh đơn vị dân cư và 129 địa danh các công trình nhân tạo.

2.4.2.1. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chính phụ

Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụ chiếm số lượng lớn nhất trong các địa danh cấu tạo phức với 616 địa danh, chiếm 61,11%. Sự phân bố các địa danh cấu tạo theo quan hệ chính phụ giữa các loại hình địa danh cũng không giống nhau. Ở địa danh địa hình thiên nhiên có 141 trường hợp, chiếm 13,89%; ở địa danh đơn vị dân cư có 368 trường hợp, chiếm 36,31%; ở địa danh công trình nhân tạo có 106 địa danh, chiếm 10,91%. Các địa danh này có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ do vậy vị trí của các yếu tố chính và yếu tố phụ trong địa danh là khác nhau.

* Ở địa danh thuần Việt, yếu tố chính thường đứng trước yếu tố phụ. Chẳng hạn, bản Đỉnh Đèo, thôn Nhà Trường, nhà máy thủy điện Thác Trắng, đập tràn Thác Trắng. Trong các địa danh này, các yếu tố đứng trước “đỉnh”, “nhà”, “thác”, là các yếu tố chính còn các yếu tố đứng sau “đèo”, “trường”, “trắng” là các yếu tố phụ.

* Ở các địa danh Hán Việt, yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước. Chẳng hạn, huyện Điện Biên, đèo Tây Trang, cửa khẩu Tây Trang, bản Tân Bình, bản Tân Quang, thôn Việt Hưng, bản Đông Biên, thôn Tân Lập, bản Đại Thanh, bản

Bên cạnh đó có một bộ phận nhỏ các địa danh có số lượng yếu tố Hán Việt từ hai yếu tố trở nên, các địa danh này thường là các cụm từ chính phụ trong đó các yếu tố làm thành tố chính thường đứng trước còn các yếu tố là thành tố phụ thường đứng sau. Chẳng hạn, trong các địa danh: hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bảo tàng

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, di tích Thành Tam Vạn, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thì thành tố chính đứng trước là các yếu tố: “đại tướng”, “chiến thắng lịch sử”, “thành”, “sở chỉ huy” còn các yếu tố đứng sau: “Võ Nguyên Giáp”, “Điện Biên Phủ”, “Tam Vạn”, “chiến dịch Điện Biên Phủ” là các thành tố phụ.

* Ở các địa danh tiếng dân tộc thiểu số, quan hệ chính phụ giữa các yếu tố giống như quan hệ chính phụ giữa các yếu tố trong địa danh thuần Việt đó là yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ. Các địa danh có cả nguồn gốc tiếng Thái như núi Huốt (núi nhọn), đèo Tằng Quái (chân trâu), thác Bay (cây trám đen), khe Hoong Khoong (khe của cải), xã Noong Luống (ao rồng), bản Phiêng Quái (bãi trâu), nghĩa trang liệt sĩ Tông Khao (cánh đồng trắng); địa danh nguồn gốc tiếng Mông như hồ

Na Hươm (ruộng hươu), suối Ca Hâu (con quạ); địa danh có nguồn gốc tiếng Khơ Mú như suối Ăm Bọt (rừng cây mạy chá), suối Huổi Không (bí xanh); địa danh có nguồn gốc tiếng Lào như suối Peng Thoáng (chia đôi), núi Tắt Dóm (nhìn thác) trong đó các địa danh tiếng Thái chiếm ưu thế hơn cả.

Trong các địa danh cấu tạo chính phụ có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số, xuất hiện nhiều địa danh có kiểu cấu trúc: yếu tố chính đứng trước chỉ loại địa hình của đối tượng còn yếu tố phụ đi sau thường chỉ các đặc điểm, tính chất, chỉ các loại động, thực vật sinh sống, tồn tại ở đối tượng hay có liên quan đến đối tượng; các yếu tố chính có thể chỉ các đối tượng địa hình của địa danh cũng có thể là các yếu tố được chuyển hóa từ địa hình thiên nhiên vào địa danh còn các yếu tố phụ có chức năng dùng để khu biệt những đối tượng có cùng loại địa hình. Qua thống kê những yếu tố có tần số xuất hiện cao, chúng tôi thống kê được một số mô hình như: (Nà, Na) + X; Huổi + X; Pá (Pa) + X; Nậm + X; Pu (Pú, Phu) + X; Hoong (Hồng)

Những mô hình Ná + Xhay Nà + X, Na + X có ở địa danh chỉ loại địa hình “ruộng” (“”, “na” thực chất là các cách phiên âm khác nhau của “” trong tiếng Thái), những mô hình này có ở cả địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo. Chẳng hạn, đèo Nà Nhạn (ruộng nhạn), suối

Na Cọ (ruộng cây cọ), bản Ná Men (ruộng tốt), bản Khưa (ruộng cà), bản Na Ố

(ruộng lép), bản Na Côm (ruộng tròn), bản Na Ten (ruộng ở nơi cao và bằng phẳng), bản Nà Láo (ruộng người Lào), bản Nà Nọi (ruộng bé), bản Nà Nghè (ruộng quýt), nhà máy thủy điện Nà Lơi (ruộng dài), đập tràn Nà Lơi (ruộng dài), cầu Na Sang

(ruộng tre mạy sáng), đập tràn Na Hươm (ruộng hươu).

Mô hình Huổi + X là mô hình của những địa danh chỉ địa hình “suối”. Mô hình này cũng có ở cả ba loại địa danh. Chẳng hạn, núi Huổi Púng (suối vũng), núi

Huổi Cang (suối giữa), núi Huổi Sa (suối cây sa), suối Huổi Hốc, suối Huổi Pe, bản

Huổi Un, bản Huổi Chổn (suối cụt), bản Huổi Lơi (suối dài), đập tràn Huổi Phạ

(suối trời), cửa khẩu Huổi Puốc (suối tre mạy puốc), cầu Huổi Phạ (suối trời). Những mô hình Pá + X, Pa + X (“pa” là cách phiên âm khác của “” cũng có nghĩa là “rừng”) xuất hiện nhiều ở địa danh chỉ loại địa hình “rừng”. Cả ba loại địa danh đã nêu đều có mô hình này. Chẳng hạn, núi Pá Chả (rừng trúc), núi Pá Sạ

(rừng sa), suối Pá Hốc (rừng tre mạy hốc), núi Pa Sang (rừng tre mạy sáng), bản Đông (rừng rậm), bản Pá Cấu (rừng trẩu), bản Pa Pốm (rừng cỏ voi), bản Pá Bói

(rừng tre ngọt), đập tràn Pá Khoang (rừng trúc), công trình thủy lợi Pá Khoang

(rừng trúc).

Mô hình Nậm + X là mô hình của những địa danh chỉ “sông”, “suối” trong đó chủ yếu dùng chỉ địa hình “suối”. Chẳng hạn, sông Nậm Rốm (sông cây lát), sông Nậm Núa (sông ngon), sông Nậm Mức (sông xanh), suối Nậm Hua (suối đầu nguồn), suối Nậm Đuống (nước lớn), suối Nậm Poọng (suối trống da), suối Nậm Mển (suối nhím), cầu Nậm Thanh (suối xanh), kênh Nậm Rốm (sông cây lát).

Mô hình Pú (Pu, Phu) + X (“pu”, phu” là các cách phiên âm khác nhau của

“pú”) thường dùng chỉ địa hình “núi”. Mô hình này chỉ thấy ở loại địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Chẳng hạn, núi Pú Đồn (núi đồn), núi Pú Tửu

(núi thành ngạnh), núi Pu Xá Hin (núi sọt đá), núi Pu Phạ (núi trời), đèo Pu Lau (núi lau), dãy núi Pu Khâu Lạnh (núi khô cạn), núi Phu Khăn Pỏm (núi cây me tròn), bản

Pú Tửu (núi thành ngạnh), bản Pú Sung (núi cao), bản Pu Lau (núi cây lau).

Những mô hình Hoong + X, Hồng + X (“hồng” là cách nói chệch đi của “hoong”) dùngđể chỉ địa hình “khe, rãnh”. Ở loại địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư có những mô hình này. Chẳng hạn, khe Hồng Cúm (khe cái cúm), khe Hoong Hịa (khe kì đà), khe Hoong Ma Nao (khe chó chết rét), khe Hồng Sống (khe nghèo nàn), khe Hồng Lếch (khe sắt), bản Hoong Hin (khe sỏi đá), bản

Hoong En (khe cây lát trắng), bản Hoong Khoong (khe của cải), bản Hồng Lếch Nưa (khe sắt trên), hồ Hồng Líu (khe cây chanh).

Mô hình Noong + X có ở địa danh chỉ loại địa hình “ao”, “hồ”. Chẳng hạn, phường Noong Bua (ao sen), xã Noong Hẹt (ao tê giác), xã Noong Luống (ao rồng), bản Noong Chứn (ao chì), bản Noong É (ao chim én), bản Noong Pết (ao vịt), bản

Noong Vai (ao cây mây).

* Các địa danh trong đó các yếu tố được kết hợp từ nhiều ngôn ngữ khác nhau: ngoài các địa danh do các yếu tố của một ngôn ngữ kết hợp với nhau tạo thành (thuần Việt, Hán Việt), còn có các địa danh mà các yếu tố thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau (Việt + dân tộc, Việt + chữ số, chữ cái). Ở các địa danh này, những địa danh được cấu tạo bởi hai yếu tố chỉ có số lượng nhỏ, các địa danh có từ ba đến mười yếu tố trong đó địa danh ba yếu tố chiếm ưu thế. Trong các địa danh này yếu tố chính đứng trước ghép với yếu tố phụ đứng sau nó, yếu tố chính và yếu tố phụ có thể là từ hoặc cụm từ và chia làm hai trường hợp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, yếu tố chính do thành tố chung chỉ các loại hình đối tượng địa lí chuyển hóa thành còn yếu tố phụ đi sau có tính chất khu biệt loại hình đối tượng địa lí đó. Địa danh này xuất hiện ở địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh công trình nhân tạo. Chẳng hạn trong những địa danh như: hang Chùa Pá Sa, trung tâm đề kháng Đồi Độc Lập, cứ điểm Đồi Độc Lập, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, di tích Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì yếu tố chính lần lượt là các từ

Thứ hai, yếu tố chính là những yếu tố chỉ loại lớn còn yếu tố phụ là các chữ số, chữ cái đi kèm có chức năng hạn định về vị trí, thứ tự hay số lượng. Địa danh này xuất hiện chủ yếu ở địa danh đơn vị dân cư. Chẳng hạn, bản Pom Lót 9, bản

Pom Lót 10, bản Sơn Tống A, bản Sơn Tống B, bản Nà Cái 1, bản Nà Lốm 2, bản

Gia Phú A, bản Gia Phú B.

* Có một bộ phận nhỏ các địa danh cấu tạo chính phụ được tạo nên bằng cách ghép chữ cái với chữ số. Địa danh này có ở cả ba loại hình địa danh: địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo. Chẳng hạn, đồi A1, đồi E2, đồi D1, cầu A1, bản A2, đội C4, đội C17 a, đội C17 b, cầu C9, cứ điểm A1, cứ điểm C1, cứ điểm C2.

2.4.2.2. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập

Địa danh có cấu tạo phức theo quan hệ đẳng lập là loại địa danh trong đó các yếu tố cấu thành địa danh có vai trò bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa. Ở địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, loại địa danh này chỉ có số lượng nhỏ với 60 địa danh, chiếm 6,41% trong đó địa danh đơn vị dân cư có 41 trường hợp, chiếm 4,27%, địa danh công trình nhân tạo có 19 trường hợp, chiếm 1,88%, còn địa danh địa hình thiên nhiên không có trường hợp nào. Các địa danh có số lượng yếu tố khác nhau, lớn nhất là mười hai yếu tố và có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ trong đó chủ yếu là các địa danh Hán Việt.

Chẳng hạn, bản Phú Ngam (ghép của Tân Phú và Núa Ngam), bản Tân Ngam (ghép của Minh Tân và Núa Ngam), bản Gia Phú (đẹp giàu), bản Thanh Bình (trong sáng, bình yên), thôn Hồng Thái (đẹp đẽ, to lớn), thôn Hưng Thịnh (phát đạt, thịnh vượng), thôn Mỹ Hưng (tươi đẹp, giàu có), khu du lịch Hồ Pa Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, khu du lịch U Va, động Pa Thơm và cửa khẩu Tây Trang.

2.4.2.3. Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị

Địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chủ vị có số lượng nhỏ nhất trong các địa danh có cấu tạo phức, với 29 địa danh, chiếm 2,88% trong đó địa danh địa hình thiên nhiên có 14 trường hợp, chiếm 1,39%, địa danh đơn vị dân cư có 11 trường hợp, chiếm 1,09%, địa danh công trình nhân tạo chỉ có 4 trường hợp, chiếm 0,4%. Các địa danh này đều có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số. Ở đây các địa danh phức

cấu tạo theo quan hệ chủ vị được chúng tôi xác định bằng cách: tìm những thành phần vị ngữ trong địa danh có thể trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ làm gì?”. Trường hợp thành phần vị ngữ trong địa danh trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ như thế nào?” thì ranh giới giữa quan hệ chủ vị và quan hệ chính phụ trong những địa danh này chưa rõ ràng thậm chí rất khó xác định, chúng tôi xếp chúng vào quan hệ chính phụ.

Trong 29 địa danh có quan hệ chủ vị có khá nhiều địa danh được chuyển hóa từ địa danh địa hình thiên nhiên sang địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo. Các địa danh có quan hệ chủ vị, chẳng hạn, núi Pu Háp (núi gánh), núi U Va (Tao Bảo), đèo Huổi Chan (suối tràn), hồ Hồng Sạt (khe sạt lở), hồ U Va (Tao Bảo), suối

Cáy Phặc (gà ấp), khe Hát Si (khe chảy xiết), khe Hồng Sạt (khe sạt lở), suối Na Ư

(ruộng kêu), bản Pha Lay (vách chảy), bản Nậm Khẩu Hú (nước chảy vào hang đá), xã

Na Ư (ruộng kêu), di tích Noong Nhai (ao vỡ), đập tràn Hồng Sạt (khe sạt lở).

Như vậy, đặc điểm nổi bật trong cấu tạo địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là các địa danh có cấu tạo phức chiếm ưu thế hơn cả, điều đó cho thấy các địa danh được cấu tạo theo xu hướng song tiết hóa. Địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên với các loại hình địa danh khác nhau và có nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau cũng có đầy đủ các đặc điểm về cấu tạo đơn và cấu tạo phức đồng thời cũng thể hiện được đầy đủ các kiểu quan hệ chính phụ, đẳng lập, chủ vị trong cấu tạo phức. Điều đó cho thấy đặc điểm cấu tạo của địa danh nơi đây rất đa dạng và đã phần nào phản ánh được cấu tạo chung của các đơn vị từ vựng tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

2.5. PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

2.5.1. Khái niệm về phương thức định danh

Phương thức định danh, thuộc vào nguyên tắc đặt tên, cùng với cấu trúc nội bộ là một trong hai bộ phận cấu tạo địa danh. Chính phương thức định danh giúp cho địa danh có những ý nghĩa sinh động, phong phú, độc đáo, giúp cho những vùng miền mang tên địa danh đó có dấu ấn riêng và cả những đặc trưng văn hóa đặc sắc. Theo “Từ điển tiếng Việt” [41, tr.793] thì “phương thức là cách thức và phương pháp (nói

tổng quát)” trong đó “cách thức là hình thức diễn ra một hành động” còn “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hành động nào đó”. Từ đó có thể quan niệm “phương thức định danh” là phương pháp đặt tên cho một đối tượng nào đó. Đây là một khái niệm mang tính chất tổng thể, vừa thể hiện cách thức vừa thể hiện phương pháp trong quá trình chọn lựa, sắp xếp để đặt tên cho địa danh.

Một địa danh luôn có cấu tạo hai bộ phận, đó là cấu tạo nội dung và cấu tạo hình thức, theo Từ Thu Mai [31, tr.101] đó chính là “cấu trúc nội bộ” và “nguyên tắc đặt tên”. “Cấu trúc nội bộ của địa danh là cấu tạo về mặt ngữ pháp còn nguyên tắc đặt tên chính là nguyên tắc được thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi đặt tên dựa vào cái gì hay gọi theo cái gì. Nếu cấu trúc nội bộ tạo nên những đặc điểm về cấu tạo thì nguyên tắc đặt tên tạo nên những đặc điểm về ý nghĩa của nó”.

Chẳng hạn, trong địa danh xã Thanh Xương, cấu tạo hình thức của địa danh này là một từ ghép chính phụ trong đó yếu tố “thanh” đứng trước là yếu tố chính, lấy từ yếu tố thứ hai của địa danh vùng đất “Mường Thanh”, còn yếu tố “xương” là yếu tố phụ đi sau có chức năng phân biệt xã Thanh Xương với các xã khác trong cùng huyện (Thanh Yên, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Chăn,…). Còn xét về nguyên tắc đặt tên thì địa danh “Thanh Xương” còn phản ánh tình cảm yêu quý, trân trọng của con người đối với vùng đất mình đến sinh cơ lập nghiệp.

Việc xác định nguồn gốc và ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh là để trả lời cho câu hỏi: người ta dựa vào đâu để định danh, định danh bằng phương pháp nào, cách thức ra sao; chính là tìm hiểu phương thức định danh địa danh đó. Do vậy phương thức định danh và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh gắn bó chặt chẽ. Theo Từ Thu Mai: “Phương thức định danh luôn sử dụng các yếu tố có nghĩa để định danh cho đối tượng địa lí một cách phù hợp với đặc điểm, tính chất, mối quan hệ của đối tượng và nguyện vọng, tâm lí của người định danh. Ngược lại, nhờ các phương thức định danh mà ý nghĩa và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo được thể hiện rõ qua từng địa danh cũng như từng loại địa danh” [31, tr.101].

Nếu như xem xét địa danh về cấu tạo hình thức giúp cho ta nhận biết được đối tượng một cách khái quát, biết đối tượng thuộc loại địa danh nào thì xem xét địa

danh về cấu tạo nội dung giúp cho ta biết được ý nghĩa của địa danh, lí do đặt tên địa danh cũng như những phương thức tạo nên ý nghĩa ấy.

Như vậy, cấu tạo nội dung có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cấu tạo hình thức, trong bản thân cấu tạo nội dung, giữa phương thức định danh với ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh cũng có mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau.

2.5.2. Các phương thức định danh qua địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

Về địa danh nói chung và về phương thức định danh nói riêng đã có nhiều tác giả đi trước nghiên cứu. Chẳng hạn, Lê Trung Hoa đã nêu ra ba phương thức định danh, đó là: phương thức tự tạo, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn [dẫn theo 32, tr.134]. Nguyễn Kiên Trường cũng đưa ra ba phương thức định danh chủ yếu đó là: phương thức ghép số và địa danh, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn [48, tr.76]. Trong khi đó Từ Thu Mai lại chỉ nêu hai phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 55)