Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với những

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 99)

6. Cấu trúc luận văn

3.6.1.Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với những

đối tƣợng địa lí

Đây là nhóm ý nghĩa có chứa các yếu tố phản ánh những đặc điểm về tính chất, màu sắc của đối tượng được định danh và mối quan hệ giữa đối tượng đó với các đối tượng, sự vật, yếu tố khác có liên quan. Những đặc điểm được thể hiện qua ý nghĩa của các địa danh này có giá trị phản ánh hiện thực khách quan cao. Hầu hết các địa danh trong nhóm đều có nguồn gốc là các yếu tố dân tộc thiểu số và yếu tố thuần Việt, chỉ có một bộ phận nhỏ là các địa danh Hán Việt. Nhóm nghĩa này được thể hiện qua 899 địa danh, chiếm 89,81 % tổng số địa danh trong hai địa bàn.

Nhóm ý nghĩa này bao gồm hai tiểu nhóm:

3.6.1.1. Tiểu nhóm 1

Những địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm thuộc về bản chất của đối tượng được xếp vào nhóm này. Đó là những đặc điểm về hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc, địa hình kiến tạo, mùi vị, âm thanh... xuất phát từ chính đối tượng. Có lẽ những đặc điểm đó đã được cảm nhận bằng các giác quan của con người một cách chân thực, cụ thể, sinh động nên qua tên gọi của địa danh và các phương thức định danh chúng ta có thể phần nào hình dung được.

a. Trường nghĩa phản ánh địa hình của đối tượng

Trường nghĩa này tập trung ở các địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Những loại địa hình phản ánh qua địa danh đều là những trường hợp thành tố chung chỉ đối tượng địa hình được chuyển hóa vào các vị trí khác nhau trong địa danh. Đó là những kiểu loại địa hình có nguồn gốc tiếng Việt như núi, đồi, suối, ruộng, ao, hồ, hang, khe, thác... và cũng những loại địa hình đó tiếng Thái sẽ gọi là pú, pom, huổi, ná, noong, thẩm, hoong, cảnh... Trong đó kiểu địa hình kiến tạo được thể hiện nhiều nhất qua địa danh là “ná”, yếu tố có nguồn gốc tiếng Thái,

khi phiên âm sang tiếng Việt, “ná” còn được viết thành “na”, “nà” nhưng đều tương đương với nghĩa chỉ “ruộng” trong tiếng Việt. Chẳng hạn, bản Đỉnh Đèo, khu du lịch Hồ Huổi Phạ (hồ suối trời), bản Thanh Sơn (núi xanh), suối Thẩm (hang), bản

(rãnh), suối Cảnh (thác), bản Nà Ten (ruộng ở nơi cao và bằng), bản Ná Men

(ruộng tốt), bản Ná Khưa (ruộng cà), bản Na Púng (ruộng vũng), suối Na Sang

(ruộng tre mạy sáng), suối Na Ư (ruộng kêu), xã Nà Tấu (ruộng rùa).

b. Trường nghĩa phản ánh loại chất liệu kiến tạo hay loại khoáng sản có ở đối tượng

Đó là những chất liệu như đất, cát, tro than, sỏi đá, đá đen, đá lửa, đá vôi và những loại khoáng sản như chì, sắt. Trường nghĩa này có ở địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Chẳng hạn, bản Đán Yên (phát âm chệch từ Đán Ên) (đá vân trắng) là bản nằm sát núi đá, bản Hoong Hin (khe sỏi đá), suối Him Lam (đá đen), suối Him Lếch Phay (đá lửa), suối Hin Phon (đá vôi), hồ Sái Lương (cát vàng), bản

Noong Chứn (ao chì), suối Lếch (sắt), bản Hồng Lếch Nưa (khe sắt trên).

c. Trường nghĩa phản ánh hình dáng của đối tượng

Hình dáng của đối tượng được phản ánh khá đa dạng. Những đặc điểm hình dáng thường được thể hiện qua các yếu tố như nhọn, cụt, cong, nghiêng... có tác dụng miêu tả đối tượng một cách cụ thể. Hoặc hình dáng của đối tượng xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú của người định danh, do đó có những đồ vật, sự vật trong đời sống cũng được dùng để miêu tả hình dáng của những đối tượng khi giữa chúng có nhiều đặc điểm giống nhau như hình bức vách, quả bầu, cái cốc, cái bình, núm quả.

Những hình dáng cụ thể, sinh động dễ dàng nhận diện được qua địa danh chẳng hạn, bản Công (ở nơi địa hình có thế vòng cung), núi Pú Huốt (núi nhọn), suối Huổi Lính (suối nghiêng), bản Pha Đin (vách đất), núi Pha Sung (vách cao), suối Pha Lay (vách chảy). Còn những hình dáng của địa danh gợi sự liên tưởng chẳng hạn, núi Tẩu Pung (quả bầu), suối Kín (có hình dáng giống cái núm quả), suối Múa (suối có nhiều hòn đá giống chiếc mũ), suối Kha Kim (gọng kìm), núi Pu Xá Hin (núi sọt đá), suối Chai (cái chai), suối Ca (cái cốc).

d. Trường nghĩa phản ánh kích thước của đối tượng

Đó là những kích thước dài, ngắn, rộng, hẹp, to, nhỏ, cao, thấp... khác nhau. Những kích thước này có ở địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư và được biểu hiện qua những yếu tố ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số). Chẳng hạn, núi Pú Lấu Luông (núi cây lau lớn), suối Lụ (nhỏ), suối Nậm Phăng Nọi (suối cây phăng nhỏ), bản Nà Hý (ruộng dài), xã Thanh Luông (Mường Thanh to lớn), bản Nà Lơi (ruộng dài, không bằng phẳng), bản Đồi Cao.

e. Trường nghĩa phản ánh màu sắc của đối tượng

Đặc điểm về màu sắc được phản ánh ở cả ba loại địa danh hành chính, tự nhiên và nhân văn qua các yếu tố Hán Việt, thuần Việt và cả các yếu tố tiếng dân tộc thiểu số. Đối với những địa danh tự nhiên, màu sắc được cảm nhận trực tiếp từ đối tượng địa lí còn với những địa danh hành chính và nhân văn màu sắc thường mang tính biểu trưng hoặc gắn liền với sự vật ở trong đối tượng. Có những màu sắc gắn liền với những câu chuyện lịch sử và khi biết được nguồn gốc của nó có thể khiến chúng ta thêm trân trọng đối với địa danh đó. Những màu sắc thường thấy đó là những sắc xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Chẳng hạn, trong địa danh tự nhiên có dãy núi Pú Hồng Mèo là núi đất đỏ có người Mông (Mèo) sinh sống, thác Trắng có dòng nước chảy nhiều từ trên cao xuống trông như dải lụa trắng, sông Nậm Mức là dòng sông có nước trong xanh, suối Lương có nước màu vàng, cầu Trắng được xây bằng xi măng và quét vôi trắng.

Trong địa danh nhân văn có bản Khẩu Cắm, nơi có nhiều loại cây dùng để nhuộm cơm thành màu tím sẫm, người Thái rất ưa thích dùng loại lá này để đồ xôi; cầu treo Nậm Thanh được bắc qua dòng suối có nước chảy trong xanh; bản Tông Khao nghĩa là “cánh đồng trắng”. Địa danh này gắn liền với một câu chuyện lịch sử cảm động: Vào khoảng thế kỉ XVIII, đây là nơi giặc Phẻ tàn ác đã bắt hết trẻ con trong vùng đem giết, trẻ nhỏ còn ẵm ngửa chúng cho vào cối giã, lớn hơn thì chúng ném xuống cánh đồng trũng này rồi tháo nước vào cho chết hết. Khi đồng cạn, xương trẻ con trắng xóa khắp đồng. Người dân địa phương gọi đây là Tông Khao (cánh đồng trắng) để tưởng nhớ tới sự kiện đau thương này.

g. Trường nghĩa phản ánh âm thanh liên quan đến đối tượng

Trường nghĩa này có số lượng nhỏ, chỉ có ở rải rác một vài địa danh tiếng dân tộc thiểu số, những địa danh này cũng được chuyển hóa sang những địa danh cùng loại hay khác loại. Những âm thanh được mô phỏng thường là tiếng động của dòng chảy hay của một số loại động vật sinh sống ở đối tượng. Chẳng hạn, bản Na Khếnh (ruộng tiếng kêu), hồ Hồng Khếnh (khe nước chảy phát ra tiếng kêu), Na Ư (ruộng kêu), địa danh này được chuyển hóa vào các địa danh như suối

Na Ư, xã Na Ư, bản Na Ư.

h. Trường nghĩa phản ánh tính chất, mùi vị của đối tượng

Trường nghĩa này có ở cả ba loại địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo trong đó ở địa danh đơn vị dân cư và công trình nhân tạo là do những hiện tượng chuyển hóa mà có. Đó là những đặc điểm tính chất, mùi vị xuất phát từ bản chất của đối tượng hoặc là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng có ở trong đối tượng. Những đặc điểm về tính chất, mùi vị này khá độc đáo và phong phú trong đó đặc điểm tính chất chiếm số lượng lớn hơn đặc điểm về mùi vị. Những đặc điểm về tính chất như xa xăm, thông thoáng, thất thường, đục, trong, khô, cạn, lớn, nhỏ, nghèo nàn, ấm, lạnh, rậm rạp, quang đãng; đặc điểm về mùi vị như vị mặn... Chẳng hạn, trong địa danh tự nhiên có dãy núi Pu Khâu Lạnh (núi khô cạn), có Huổi Un (suối nước ấm) cũng có núi Pu Huổi Un với nghĩa tương tự, khe

Hồng Sống (khe nghèo nàn), suối Nậm Đuống (suối nước lớn), suối Huổi Pe (suối nhiều nước), suối Lang (thông thoáng), suối Sẻ (dòng nước đột ngột, thất thường), suối Sen (cạn kiệt), suối Ít (mặn), suối Nậm Khún (nước đục), sông Nậm Núa (sông ngon). Địa danh sông Nậm Núa gắn với một câu chuyện khá thú vị: trước đây vào mùa khô nhất là gần tết, từng đoàn thuyền chở đầy ắp hàng hóa của các thương gia từ Thái Lan, Lào ngược dòng sông Mê Kông - Nặm U - Nặm Núa - Nặm Rốm đến Mường Thanh để buôn bán. Con sông này không có nhiều thác ghềnh nên các đoàn thuyền đi lại không gặp khó khăn trở ngại. Chính vì vậy người ta đặt tên cho con sông này là Nặm Núa (sông ngon) với ý nghĩa chỉ tính chất thuận lợi, suôn sẻ.

Trong địa danh đơn vị dân cư có địa danh mường Lói (xa xăm), mường là một đơn vị hành chính cũ mà đồng bào dân tộc thiểu số thường sử dụng để gọi khu vực dân cư nơi họ sinh sống, đến nay địa danh này đã được chuyển hóa sang các địa danh đơn vị dân cư khác như bản Lói, xã Mường Lói và chuyển hóa sang địa danh công trình nhân tạo như đồn biên phòng Mường Lói; ngoài ra còn các địa danh đơn vị dân cư khác có ý nghĩa chỉ tính chất liên quan đến đối tượng như bản Co Ké (cây gỗ già), bản Phiêng Lơi (bãi bằng phẳng), bản Na Lanh (ruộng khô), bản Pá Ngam

(khu rừng đẹp), bản Huổi Cánh (suối quang đãng), bản Đông Mệt (rừng già kín đáo, chỉ khu rừng rậm rạp, hoang sơ).

i. Trường nghĩa phản ánh sự hoạt động, sự phát triển diễn ra ở đối tượng hay chức năng có ở đối tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là những hoạt động của con người hay hoạt động của sự vật diễn ra ở đối tượng. Trường nghĩa này có ở địa danh thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Chẳng hạn, bản Na Ngum (ruộng lụi), Na Ngum là cách nói chệch đi của Nà Ngom, chỉ cánh đồng lúa đã chín vàng không kịp gặt nên lụi xuống; bản Pe Luông (sinh sôi, nảy nở nhiều) nơi có dân số tăng nhanh và các loại gia cầm cũng phát triển nhiều; bản Bánh (chia tách) là bản được tách ra từ bản khác; suối Húa (đầm) các con vật thường đến đây uống nước và đầm mình; suối Nậm Ngọp có dòng nước chảy dập dềnh; suối Huổi Chan có nước chảy tràn hai bên bờ.

Còn những địa danh có ý nghĩa phản ánh chức năng, tác dụng, của đối tượng chỉ có ở địa danh các công trình xây dựng nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất kĩ thuật của con người. Chẳng hạn, kênh Chính (kênh đầu tiên dẫn nước và đưa nước vào các kênh Tả, Hữu trong hệ thống kênh Nậm Rốm).

3.6.1.2. Tiểu nhóm 2

Bao gồm các địa danh chứa các yếu tố phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được định danh với các đối tượng, sự vật, hiện tượng, yếu tố khác có liên quan. Đó là những đặc điểm về vị trí, phương hướng, tên gọi các loại động thực vật, những

hoạt văn hóa dân gian hay những yếu tố chỉ những biến cố, những sự kiện lịch sử... có liên quan trực tiếp đến đối tượng. Đây cũng là những đặc điểm hết sức độc đáo bổ sung thêm vào lớp ý nghĩa phong phú trong một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, góp phần tạo nên bức tranh nhiều màu vẻ về hai địa bàn nằm trên vùng đất lịch sử này.

a. Trường nghĩa phản ánh tên gọi các loài thực vật có liên quan đến đối tượng

Trong địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư trường nghĩa này chiếm một số lượng khá lớn còn ở địa danh công trình nhân tạo và một bộ phận nhỏ địa danh đơn vị dân cư là các trường hợp chuyển hóa từ các loại địa danh khác sang. Các yếu tố gọi tên các loài cây chủ yếu có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng, chỉ có một bộ phận rất ít là các yếu tố thuần Việt. Các loài thực vật rất phong phú, từ những loại cây trồng phổ biến ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp như cây phượng, cây gạo, cây sung, cây thông, cây đa, cây chanh, cây quýt, cây mít, cây dừa... cho đến những loại cây trồng nhiều ở đồi núi cao như cây dẻ, cây trẩu, cây trám, cây lát, cây mạy pôn, cây mạy tửu (thành ngạnh), cây sa, cây mứn, cây phăng, cây me tròn, cây cơi và rất nhiều loại tre, trúc khác nhau như tre mạy puốc, tre mạy sáng, mạy chá, mạy bói, mạy pháy, tre nôm, tre luồng, cây sặt, cây trúc, cây nứa... Đó đều là những loại thực vật khá đặc trưng của núi rừng nơi đây.

Chẳng hạn, núi Pú Co Nghịu (núi cây bông gạo), núi Pu Lau (núi cây lau), lại có đèo Pu Lau, bản Pu Lau, thác Bay (cây trám đen), lại có nhà máy thủy điện Thác Bay, đập tràn Thác Bay, hồ Pá Khoang (rừng trúc), sông Nậm Rốm (sông cây lát), lại có kênh Nậm Rốm, đập đầu mối Nậm Rốm, suối Co Củ (cây sấu), lại có hồ Co Củ, đập tràn Co Củ, suối Chả (cây trúc), suối Huổi Sa (suối cây sa), suối Nậm Có (suối cây dẻ), suối Puốc (tre mạy puốc), đồi Thông (trồng toàn thông), bản Cà Phê (trong bản trồng rất nhiều cây cà phê), bản Bua (cây sen), bản Ban (cây ban), bản Co Sáng (cây tre mạy sáng), bản Hoong En (khe cây lát), bản Tra (cây gỗ sây), bản Noọng Sọt

b. Trường nghĩa phản ánh tên gọi các loài động vật có liên quan đến đối tượng

Các yếu tố trong địa danh thể hiện trường nghĩa này đều có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số. Những tên gọi này có thể xuất phát từ tên của những loài vật đã và đang sinh sống trên các loại địa hình thuộc địa bàn, tên những loài vật mà người dân nơi đây thường săn bắt được thậm chí có cả tên của những con vật chỉ có trong tưởng tượng của người dân địa phương hoặc là những tên gọi có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận địa danh thuộc trường nghĩa này do phương thức chuyển hóa mà có. Các loài vật sinh sống nơi đây có cả trên cạn và dưới nước, chúng ở rất nhiều loại địa hình khác nhau như trên núi, dưới suối, trong khe, trên ruộng, trong hang, dưới vũng, dưới ao.

Chẳng hạn, bản Ten Luống (nơi cao có rồng ở), suối Chon (con sóc), suối Cói

(con vượn), suối Quang (con nai), khe Hoong Hịa (khe kì đà), bản Na Dôn (ruộng cáo), xã Nà Nhạn (ruộng nhạn), suối Thẳm Phấng (hang ong mật), bản Púng Bửa

(vũng con bướm), bản Phiêng Quái (bãi thả trâu), xã Noong Luống (ao rồng), bản

Noong Pết (ao vịt). Có địa danh được chuyển hóa như suối Hươm (con hươu) được chuyển hóa vào các địa danh khác như bản Na Hươm (ruộng hươu), hồ Na Hươm, đập tràn Na Hươm, các địa danh này đều thuộc xã Mường Nhà, huyện Điện Biên. Hay có địa danh gắn liền với câu chuyện lịch sử: khe Hoong Ma Nao (khe chó chết rét), theo lời kể của người dân địa phương thì trước đây khi trốn chạy giặc Phẻ trong đêm tối, người dân vơ lầm chó, tưởng là con nên địu đi, khi đi qua khe suối sờ đến địu mới biết là chó, bèn vứt bỏ lại khe suối này.

c. Trường nghĩa phản ánh những đặc điểm của sự vật, của thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên đối tượng hoặc có liên quan đến đối tượng

Trường nghĩa này được phản ánh qua các yếu tố dân tộc thiểu số và chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Những nét nghĩa này gồm hai bộ phận nhỏ đó là: bộ phận phản ánh sự vật, hiện tượng như khe Hoong Khoong (khe của cải), bản Hoong Khoong, suối Huổi Hộc (suối nhau thai), suối Ta Tiến (mật ong đất), đồi Cháy; bộ phận phản ánh thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên như bản Ta Lét (phát âm chệch của từ Ta Đét) (bến nắng), hồ Ta Lét, núi Pu Phạ (núi trời), suối Huổi Phạ (suối trời), cầu Huổi Phạ, bản Huổi Phạ, hồ Huổi Phạ, đập tràn Huổi Phạ, suối Mươi (sương mù).

d. Trường nghĩa phản ánh vị trí, phương hướng của đối tượng so với đối tượng khác

Những yếu tố chỉ vị trí, phương hướng thuộc các nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau và xuất hiện nhiều ở địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh đơn vị dân cư.

Những đặc điểm vị trí biểu hiện qua yếu tố dân tộc thiểu số như hua (đầu), tin tốc (chân núi), che (góc), pa (pak) (cửa), nưa (trên), cuông (trong), cang (ở giữa) và một số ít từ Hán Việt như trung tâm (ở giữa), tả (trái), hữu (phải). Chẳng hạn, bản

Hua Luống (đầu suối Nậm Luống), đèo Hua Pe (đầu suối Pe), đồn biên phòng Hua Pe, suối Nậm Hua (suối đầu nguồi), bản Che Căn (viết đúng là Che Cắn) (góc bờ), bản Pa Kín (cửa suối Kín), suối Pa Thơm (cửa hang), động Pa Thơm, bản Pa Thơm, xã Pa Thơm, đồn biên phòng Pa Thơm, xã Thanh Nưa (Mường Thanh trên), bản

Cang (ở giữa), bản Trung tâm, kênh Tả, kênh Hữu.

Những đặc điểm phương hướng biểu hiện qua các từ Hán Việt như “bắc”, “nam”, “đông”, “tây” như bản Đông Biên (phía Đông Điện Biên), phường Nam Thanh (phía Nam Mường Thanh), đèo Tây Trang, đồn biên phòng Tây Trang, phân khu Bắc, phân khu Nam.

e. Trường nghĩa phản ánh số thứ tự và số lượng của đối tượng

Trường nghĩa chỉ số thứ tự chiếm số lượng khá lớn trong tổng số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên và xuất hiện nhiều ở các địa danh đơn vị dân cư. Điều đó phản ánh một thực tế là các địa danh đơn vị dân cư ở đây được tách, ghép hay sáp nhập rất nhiều vì thế nên các địa danh thuộc trường nghĩa này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 99)