Kết quả thu thập và phân loại địa danh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.6. Kết quả thu thập và phân loại địa danh

1.6.1. Kết quả thu thập địa danh

Căn cứ vào phạm vi, đối tượng và nguyên tắc cùng các tiêu chí thu thập, phân loại địa danh, chúng tôi đã thu thập được 1001 địa danh. Các địa danh này được xác định trên sự phân bố theo không gian ở 27 đơn vị với 7 phường và 20 xã trong hai địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

Những địa danh này chúng tôi thu thập dựa vào các văn bản hành chính, một số loại bản đồ và từ tư liệu điền dã theo sự tồn tại thực tế của địa danh trong vùng.

Kết quả thu thập địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên được thể hiện trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Kết quả thu thập địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên STT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Địa danh địa hình thiên nhiên 238 23,78 2 Địa danh đơn vị dân cƣ 624 62,34 3 Địa danh công trình nhân tạo 139 13,89

Tổng số 1001 100

1.6.2. Kết quả phân loại địa danh

Theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên, chúng tôi chia địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên thành hai loại là địa danh tự nhiên gồm địa danh địa hình thiên nhiên và địa danh không tự nhiên gồm địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo.

1.6.2.1. Địa danh địa hình thiên nhiên

Loại địa danh này gồm 238 trường hợp, chiếm 23,78%. Trong đó, sơn danh (gồm đồi, núi, dãy núi, đèo, thác) có ở 79 địa danh, chiếm 7,89%, chẳng hạn, dãy núi Phà Lén, đèo Huổi Chan, đồi Độc Lập; thủy danh (gồm sông, suối, hồ, khe) có ở 149 địa danh, chiếm 14,89%, chẳng hạn, hồ Pa Khoang, sông Nậm Rốm, suối Huổi Phạ, khe Hát Si; những vùng đất nhỏ phi dân cư (gồm cánh đồng, hang, động) có ở 10 địa danh, chiếm 1,0%, chẳng hạn, cánh đồng Mường Thanh, hang Huổi He, động Pa Thơm.

1.6.2.2. Địa danh đơn vị dân cư

Loại địa danh này gồm 624 địa danh, chiếm 62,34%. Trong đó có 1 thành phố (0,10%), 1 huyện (0,10%), 7 phường (0,70%), 20 xã (2,0%), 5 mường (đơn vị cũ) (0,50%), 131 tổ dân phố (13,09%), 404 bản (40,36%), 45 thôn (4,50%) và 10 đội (1,0%). Chẳng hạn, phường Mường Thanh, phường Him Lam, xã Noong Hẹt, Thanh Xương, mường Lói, mường Pồn, tổ dân phố 12, tổ dân phố 32, bản Pá Chả,

1.6.2.3. Địa danh công trình nhân tạo

Loại địa danh này gồm 146 địa danh, chiếm 13,89%. Trong đó có 98 địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất kĩ thuật của con người (gồm các tiểu loại địa danh: quốc lộ, đường, cầu, cầu treo, đập đầu mối, đập tràn, đồn biên phòng, sân bay, cứ điểm, thành, hầm, nhà máy thủy điện, cửa khẩu, công trình thủy lợi, công trình đại thủy nông, kênh, khu du lịch, khu khảo cổ học, quần thể khu di tích lịch sử, cống, tượng đài, phân khu, trung tâm đề kháng, rạp chiếu bóng), chiếm 9,79%, chẳng hạn, quốc lộ 279, đường Sùng Phái Sinh, cầu A1, nhà máy thủy điện Nà Lơi, đồn biên phòng Tây Trang, kênh Nậm Rốm, cửa khẩu Huổi Puốc, sân bay Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát, quần thể khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ; và 41 địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động tâm linh của con người (gồm các tiểu loại địa danh: bảo tàng, nghĩa trang liệt sĩ, đền, di tích, chùa), chiếm 4,10%, chẳng hạn, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, đền Hoàng Công Chất, chùa Vạt Bu Hôm, di tích Mường Pồn, di tích Noong Nhai.

1.7. TIỂU KẾT

Qua sự trình bày một số cơ sở lý thuyết, chúng tôi đã thể hiện quan điểm của mình về định nghĩa địa danh đồng thời là nội hàm làm việc của luận văn này.

1.7.1. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu sự ra đời, cấu tạo, ngữ nghĩa và sự biến đổi, lan tỏa, phân bố của các địa danh.

Việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nghiên cứu địa danh mới trở thành ngành khoa học ra đời đầu tiên ở Âu Mỹ, liên bang Xô Viết (cũ). Ở Việt Nam, những tài liệu về địa danh, liên quan đến địa danh cũng xuất hiện từ khá sớm nhưng địa danh học Việt Nam thực sự có được một bước tiến đáng kể vào những thập niên cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa có được những công trình nghiên cứu về địa danh có tầm cỡ.

1.7.2. Khi nghiên cứu địa danh cần xác định đúng nội hàm của khái niệm địa danh và các cách phân loại địa danh. Đồng thời cần vận dụng các phương pháp liên ngành: sử học, địa lý học, dân tộc học, khảo cổ học... để nghiên cứu địa danh trong

đó lấy phương pháp chính là ngôn ngữ học để nghiên cứu địa danh. Đó là phương pháp ngữ âm lịch sử, phương pháp địa lý - ngôn ngữ học, phương pháp từ vựng học và ngữ pháp học.

1.7.3. Địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Thái. Vì vậy những đặc điểm về văn hóa Thái ảnh hưởng rất lớn đến địa danh trong hai địa bàn này. Ngoài ra, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, các lớp dân cư liên tục di cư đến đây sinh cơ lập nghiệp trong đó sự xuất hiện của người Kinh từ miền xuôi lên và có vai trò khá quan trọng góp phần tạo cho thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nền văn hóa phong phú, đa dạng.

Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố thuộc ngôn ngữ tiếng Thái, sau đó đến các địa danh được cấu tạo bởi ngôn ngữ tiếng Việt, còn một bộ phận nhỏ là các địa danh được cấu tạo bởi tiếng Mông, Khơ Mú, Lào và một số dân tộc khác.

1.7.4. Kết quả thống kê địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên cho thấy địa danh trong hai địa bàn này đã phản ánh khá trung thực địa hình tự nhiên và cảnh quan trong vùng. Đó là địa hình đồi núi, sông ngòi dày đặc tạo nên các loại hình địa danh gồm sơn danh, thủy danh và các vùng đất nhỏ phi dân cư khá đa dạng, độc đáo.

CHƢƠNG 2

CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

2.1. CẤU TRÚC PHỨC THỂ ĐỊA DANH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ HUYỆN ĐIỆN BIÊN

2.1.1. Vài nét về mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Một địa danh bao giờ cũng có hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa. Địa danh đó luôn được đặt trong một cấu trúc, một chỉnh thể nhất định. Việc xác định địa danh trong các tổ hợp từ ngữ hay trong một cấu trúc cụ thể giúp chúng ta phân tích được các yếu tố cấu tạo địa danh cũng như có cách thể hiện chúng dưới dạng văn tự đúng đắn và phù hợp. Khi nghiên cứu địa danh, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm về mô hình cấu trúc địa danh. Chẳng hạn, A.V. Superanskaja, một nhà nghiên cứu địa danh người Nga, trong cuốn “Địa danh học là gì?” đã dùng thuật ngữ tên chung và tên riêng để phân biệt hai cấu trúc cụm từ trong cấu trúc phức thể địa danh. Theo tác giả: “Những mục tiêu địa lí có hai loại tên: tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể” [43, tr.13].

Một số nhà nghiên cứu địa danh Việt Nam cũng tán đồng với quan niệm này của A. V. Superanskaja. Chẳng hạn, Nguyễn Kiên Trường: “Địa danh mang trong mình hai thông tin: a) đối tượng được gọi tên thuộc loại hình đối tượng địa lí nào (đồi, sông, phố, làng... ), thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; b) có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó), thể hiện qua tên riêng” [48, tr.53].

Từ Thu Mai: “Khi đã phân biệt thành bộ phận từ ngữ chung và bộ phận tên riêng, địa danh được hiểu chỉ là bộ phận tên riêng, còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên riêng đó chỉ có tính chất đi kèm, chỉ loại hình đối tượng địa lí” [31, tr.55].

Phan Xuân Đạm: “Mỗi địa danh gồm hai thành tố: thành tố chung (A) là từ, ngữ danh pháp và thành tố riêng (B) là tên riêng... Thành tố thứ nhất giúp chúng ta nhận biết loại hình của đối tượng địa lí, thành tố thứ hai giúp chúng ta khu biệt đối

Như vậy tuy có các cách thể hiện khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng về mặt cấu tạo địa danh là một tổ hợp gồm hai bộ phận: thành tố chung và thành tố riêng. Tổ hợp đó được gọi là cấu trúc phức thể địa danh. Trong cấu trúc phức thể địa danh, mỗi thành tố lại có đặc điểm riêng và thành tố riêng đó mới được coi là địa danh.

Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà địa danh học đi trước, chúng tôi cũng xác định một cấu trúc phức thể địa danh gồm hai bộ phận là từ ngữ chung và tên riêng. Chẳng hạn có những phức thể địa danh như: thành phố Điện Biên Phủ,

huyện Điện Biên, di tích Cầu Mường Thanh, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồi A1, sông Nậm Rốm, dãy núi Pú Hồng Mèo trong đó bộ phận từ ngữ chung là các từ:

thành phố, huyện, di tích, hầm, đồi, sông, dãy núi còn bộ phận tên riêng là những từ, ngữ còn lại: Điện Biên Phủ, Điện Biên, Cầu Mường Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, A1, Nậm Rốm, Pú Hồng Mèo.

Mỗi bộ phận đó có vai trò, chức năng riêng nhưng được đặt trong mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau. Bộ phận từ ngữ chung dùng để gọi tên các đối tượng địa lí có cùng đặc điểm được xếp vào cùng một kiểu loại. Do đó, bộ phận này có thể do từ hay cụm từ đảm nhiệm. Còn bộ phận tên riêng dùng để khu biệt đối tượng địa lí này với đối tượng địa lí khác, đặc biệt khi các đối tượng này thuộc vào cùng một kiểu loại. Bộ phận này có thể được cấu tạo bởi từ, cụm từ và các từ ngữ này thuộc các từ loại khác nhau như động từ, tính từ, danh từ, số từ, đại từ... Trong phức thể địa danh, bộ phận từ ngữ chung thường đứng trước và là cái được hạn định cho đối tượng địa lí còn bộ phận tên riêng thường đứng sau để hạn định cho đối tượng địa lí đó.

Chẳng hạn trong những phức thể địa danh như đồi A1, đồi Cháy, đồi Pom Lót, đồi C2 thì đối tượng địa lí được hạn định ở đây chỉ có “đồi”, đó là dạng địa hình lồi, có sườn thoải, thường không cao quá 200m; nhưng các “đồi” này không giống nhau do được khu biệt bởi các yếu tố hạn định: A1, Cháy, Pom Lót, C2.

Như vậy, trong cấu trúc phức thể địa danh thì bộ phận tên riêng mới được coi là địa danh và địa danh này có cấu trúc nội bộ riêng (từ đây chúng tôi sẽ thống nhất

sử dụng thuật ngữ “địa danh” thay cho thuật ngữ “tên riêng”) còn bộ phận từ ngữ chung đứng trước nó chỉ có tính chất xác định loại hình đối tượng địa lí được định danh. Khi địa danh thể hiện dưới dạng chữ viết thì bộ phận tên riêng được viết chữ in hoa còn bộ phận từ ngữ chung viết chữ in thường. Chẳng hạn, bản Hồng Cúm, hồ Pa Khoang, đền Hoàng Công Chất.

2.1.2. Cấu trúc phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

Địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên cũng được tạo thành bởi một phức thể gồm hai bộ phận là từ ngữ chung (thành tố chung) và địa danh (tên riêng). Đưa ra mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên là chúng tôi đi sâu vào mô tả, mô hình hóa địa danh ở hai địa bàn này.

Qua khảo sát 1001 địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi xác định mô hình khái quát về cấu trúc phức thể địa danh như bảng 2.1.

Bảng 2.1: Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên

hình

Phức thể địa danh

Thành tố chung (tối đa 7 yếu tố) Địa danh (tối đa 12 yếu tố)

YT 1 YT 2 YT 3 YT 4 YT 5 YT 6 YT 7 YT 1 YT 2 YT 3 YT 4 YT 5 YT 6 YT 7 YT 8 YT 9 YT 10 YT 11 YT 12 Ví dụ

minh họa

Bản Ban

Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập

Quần thể khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ

Di tích Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ

Khu du lịch Hồ Pá Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua mô hình trên ta thấy có những phức thể địa danh có số lượng yếu tố khá lớn cả ở thành tố chung (tối đa có 7 yếu tố) lẫn tên riêng (tối đa có 12 yếu tố). Tuy nhiên những địa danh loại này lại có số lượng ít đó là những địa danh công trình nhân tạo (di tích, tượng đài, khu du lịch…). Điều đó cũng phù hợp khi tên gọi của các phức thể địa danh gắn liền với những sự kiện, biến cố lịch sử cụ thể hay các cụm địa điểm du lịch trong vùng. Trái lại các phức thể địa danh mà thành tố chung cũng như địa danh gồm ít các yếu tố (có thể là 1, 2 hoặc 3 yếu tố) lại chiếm số lượng lớn. Điều đó cho thấy trong cấu tạo địa danh, các địa danh ngắn gọn, giản đơn được sử dụng phổ biến hơn cả. Ở các phức thể đó, thành tố chung và địa danh luôn có mối quan hệ gắn bó, khăng khít.

2.2. THÀNH TỐ CHUNG 2.2.1. Khái niệm thành tố chung 2.2.1. Khái niệm thành tố chung

Các nhà địa danh học đi trước tuy có nhiều cách gọi tên khác nhau cho thành tố chung như: tên gọi chung, thành tố A (danh từ chung) nhưng cách hiểu về bản chất thành tố chung thì khá đồng nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu địa danh học người Nga A.V. Superanskaja: đó “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định” [43, tr.13].

Như vậy, thành tố chung trong phức thể địa danh là bộ phận từ ngữ dùng để chỉ những đối tượng địa lí có cùng thuộc tính, bản chất được xếp vào cùng một loại hình. Thành tố chung có đầy đủ các mặt chức năng, cấu tạo, vị trí và ý nghĩa. Chức năng của nó là gọi tên và chỉ một lớp đối tượng có cùng thuộc tính; chúng có cấu tạo là những danh từ chung hay ngữ danh từ chung và trong phức thể địa danh chúng có vị trí đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh; còn về ý nghĩa chúng có cả ý nghĩa về hình thức - tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh và ý nghĩa về nội dung - xác định loại hình của đối tượng được gọi tên trong địa danh.

2.2.2. Thành tố chung trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Điện Biên

2.2.2.1. Số lượng các thành tố chung

Trong tổng số 1001 phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi tập hợp và thống kê được 50 loại hình đối tượng địa lí tương tương với 50 thành tố chung. Các thành tố này phân bố khác nhau trong các nhóm loại hình địa danh. Cụ thể:

- Trong loại hình địa danh địa hình thiên nhiên có 12 thành tố chung, chiếm 24,0%, thể hiện qua 238 địa danh. Trong đó có 5 thành tố chung thuộc sơn danh, chiếm 10,0% với 79 địa danh, chẳng hạn, dãy núi Pu Khâu Lạnh, núi Lao Yao, đèo

Hua Pe, thác Bay, đồi Độc Lập; có 4 thành tố chung thuộc thủy danh, chiếm 8,0% với 149 địa danh, chẳng hạn, hồ Co Củ, sông Mã, suối Ái, khe Loọng Bon; có 3 địa danh thuộc các vùng đất nhỏ phi dân cư, chiếm 6,0% với 10 địa danh, chẳng hạn,

cánh đồng Nà Tấu, động Pa Thơm, hang Chùa Pá Sa.

- Trong loại hình địa danh các đơn vị dân cư có 9 thành tố chung, chiếm 18,0% thể hiện qua 624 địa danh. Trong đó có 8 thành tố chung chỉ loại hình các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)