Thành tố chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Thành tố chung

2.2.1. Khái niệm thành tố chung

Các nhà địa danh học đi trước tuy có nhiều cách gọi tên khác nhau cho thành tố chung như: tên gọi chung, thành tố A (danh từ chung) nhưng cách hiểu về bản chất thành tố chung thì khá đồng nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu địa danh học người Nga A.V. Superanskaja: đó “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định” [43, tr.13].

Như vậy, thành tố chung trong phức thể địa danh là bộ phận từ ngữ dùng để chỉ những đối tượng địa lí có cùng thuộc tính, bản chất được xếp vào cùng một loại hình. Thành tố chung có đầy đủ các mặt chức năng, cấu tạo, vị trí và ý nghĩa. Chức năng của nó là gọi tên và chỉ một lớp đối tượng có cùng thuộc tính; chúng có cấu tạo là những danh từ chung hay ngữ danh từ chung và trong phức thể địa danh chúng có vị trí đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh; còn về ý nghĩa chúng có cả ý nghĩa về hình thức - tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh và ý nghĩa về nội dung - xác định loại hình của đối tượng được gọi tên trong địa danh.

2.2.2. Thành tố chung trong địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Điện Biên

2.2.2.1. Số lượng các thành tố chung

Trong tổng số 1001 phức thể địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi tập hợp và thống kê được 50 loại hình đối tượng địa lí tương tương với 50 thành tố chung. Các thành tố này phân bố khác nhau trong các nhóm loại hình địa danh. Cụ thể:

- Trong loại hình địa danh địa hình thiên nhiên có 12 thành tố chung, chiếm 24,0%, thể hiện qua 238 địa danh. Trong đó có 5 thành tố chung thuộc sơn danh, chiếm 10,0% với 79 địa danh, chẳng hạn, dãy núi Pu Khâu Lạnh, núi Lao Yao, đèo

Hua Pe, thác Bay, đồi Độc Lập; có 4 thành tố chung thuộc thủy danh, chiếm 8,0% với 149 địa danh, chẳng hạn, hồ Co Củ, sông Mã, suối Ái, khe Loọng Bon; có 3 địa danh thuộc các vùng đất nhỏ phi dân cư, chiếm 6,0% với 10 địa danh, chẳng hạn,

cánh đồng Nà Tấu, động Pa Thơm, hang Chùa Pá Sa.

- Trong loại hình địa danh các đơn vị dân cư có 9 thành tố chung, chiếm 18,0% thể hiện qua 624 địa danh. Trong đó có 8 thành tố chung chỉ loại hình các đơn vị dân cư hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong chính quyền hành chính, chiếm 16,0% qua 619 địa danh, chẳng hạn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, phường Tân Thanh, Thanh An, tổ dân phố 25, bản Nà Nghè, thôn Việt Thanh, đội 10; có 1 thành tố chung chỉ đơn vị dân cư cũ, hiện nay không còn sử dụng trong chính quyền hành chính đó là địa danh “mường”, chiếm 2,0% xuất hiện trong 5 địa danh, chẳng hạn, mường Phăng, mường Nhà.

- Trong loại hình địa danh các công trình nhân tạo có 29 thành tố chung, chiếm 58,0%, được thể hiện qua 146 địa danh. Trong đó, loại địa danh các công trình nhân tạo gắn với hoạt động vật chất, kĩ thuật của con người có tới 24 thành tố chung, chiếm 48,0% với 98 địa danh, chẳng hạn, quốc lộ 12, đường Lò Văn Hặc, đập tràn Pa Khoang, cầu Pắc Nậm, công trình đại thủy nông Nậm Rốm,

trình nhân tạo gắn với hoạt động tâm linh của con người chỉ có 5 thành tố chung, chiếm 10,0% và được thể hiện qua 41 địa danh, chẳng hạn, bảo tàng Tỉnh Điện Biên, nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, đền Hoàng Công Chất, chùa Vạt Bu Hôm, di tích Sân bay Hồng Cúm.

2.2.2.2. Cấu tạo của các thành tố chung

Khi coi mỗi âm tiết là một yếu tố thì trong 50 thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được định danh có 25 thành tố chung có cấu tạo đơn yếu tố, chiếm 50% chẳng hạn bản, thôn, đội, đèo, hang, động, kênh, cầu, hầm. Loại thành tố chung có cấu tạo phức thường có độ dài từ hai yếu tố trở lên và tối đa là 7 yếu tố. Trong đó thành tố chung được cấu tạo bởi 2 yếu tố có tới 14 thành tố chung, chiếm số lượng lớn nhất chẳng hạn, thành phố, quốc lộ, sân bay, tượng đài, bảo tàng, di tích..., chỉ có 1 thành tố chung được cấu tạo gồm năm yếu tố là công trình đại thủy nông và 1 thành tố chung được cấu tạo gồm bảy yếu tố là quần thể khu di tích lịch sử, cả hai thành tố chung này đều thuộc vào địa danh các công trình nhân tạo.

Đặc điểm cấu tạo của các thành tố chung được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả thống kê cấu tạo các thành tố chung

STT Số lƣợng yếu tố Số lƣợng thành tố chung

Tỉ lệ

(%) Ví dụ

1 Một yếu tố 25 50 Bản Sam Mứn

2 Hai yếu tố 14 30 Cánh đồng Mường Thanh 3 Ba yếu tố 5 10 Tổ dân phố 32

4 Bốn yếu tố 4 8 Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ

5 Năm yếu tố 1 1 Công trình đại thủy nông

Nậm Rốm

6 Bảy yếu tố 1 2 Quần thể khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ

2.2.2.3. Chức năng của các thành tố chung

Thành tố chung và địa danh có mối quan hệ qua lại, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Thành tố chung là cái được hạn định trong phức thể địa danh nên nó thực hiện chức năng rất quan trọng là đi kèm và phân biệt loại hình cho địa danh. Chẳng hạn, cùng một địa danh Điện Biên Phủ nhưng khi đi sau các thành tố chung khác nhau như thành phố, nghĩa trang liệt sĩ, sân bay, quần thể khu di tích lịch sử thì các phức thể địa danh này cũng khác nhau và có sự phân biệt rõ ràng về loại hình đối tượng địa lí, ta có các phức thể địa danh khác nhau như: thành phố Điện Biên Phủ, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ, sân bay Điện Biên Phủ, quần thể khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

Các thành tố chung cũng có sự linh hoạt trong các phức thể địa danh, chúng không chỉ đứng ở trước địa danh và thực hiện chức năng phân biệt loại hình cho địa danh mà chúng còn xâm nhập và chuyển hóa thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh. Đây cũng là một chức năng quan trọng nữa của thành tố chung trong phức thể địa danh. Chức năng này phản ánh sự đa dạng trong mối quan hệ giữa các bộ phận trong cấu trúc địa danh đồng thời cũng làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng, độc đáo của các địa danh.

Tìm hiểu về cấu tạo của thành tố chung, chúng ta đã biết thành tố chung có cả cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Nhưng khi thành tố chung rời khỏi vị trí của mình để chuyển hóa thành một hoặc một vài yếu tố nào đó trong địa danh thì các thành tố chung có cấu tạo đơn dễ dàng chuyển hóa hơn cả. Còn trường hợp thành tố chung có cấu tạo phức chuyển hóa thành địa danh có số lượng rất nhỏ trong địa danh các đơn vị dân cư và địa danh các công trình nhân tạo, các thành tố chung này có cấu tạo hai hoặc bốn yếu tố, chẳng hạn, thôn Nhà Trường, di tích Sân bay Hồng Cúm, di tích Trung tâm đề kháng Him Lam...

Trong tổng số 1001 địa danh đã được điều tra và thu thập ở thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, chúng tôi thống kê được 484 trường hợp các thành tố chung được chuyển hóa vào 437 địa danh ở các vị trí, các yếu tố khác nhau. Các thành tố chung này biểu thị cả địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo trong đó các thành tố chung biểu thị địa hình thiên nhiên được chuyển hóa nhiều nhất vào các địa danh.

Như trên chúng tôi đã trình bày, các địa danh trong thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có số lượng yếu tố lớn nhất là mười hai yếu tố, trừ vị trí thứ chín và vị trí thứ mười một còn lại các thành tố chung đều lần lượt được chuyển hóa vào các vị trí còn lại trong địa danh. Trong đó sự chuyển hóa thành tố chung đến yếu tố thứ ba là phong phú, đa dạng nhất còn trường hợp chuyển hóa ở các yếu tố thứ tư trở đi nhìn chung đều có sự lặp lại trong một số phức thể địa danh có số lượng yếu tố lớn và chứa nhiều thành tố chung khác nhau chuyển hóa thành. Cụ thể:

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất hoặc độc lập tạo thành địa danh: có 408 trường hợp, chiếm 84,91% trong đó chỉ có 3 trường hợp thành tố chung chuyển hóa và độc lập tạo thành địa danh, chiếm 0,61%. Chẳng hạn, trường hợp thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong địa danh: di tích Thành

Tam Vạn, cầu treo Nậm Thanh (suối xanh), khu khảo cổ học Hồ U Va, khe Hồng

Cúm (khe cái cúm), núi Chả (rừng trúc), bản Phiêng Ban (bãi cây ban), thôn

Trại Lúa, xã Noong Hẹt (ao tê giác); trường hợp thành tố chung chuyển hóa và độc lập tạo thành địa danh: suối Cảnh (thác), bản Kéo (đèo), suối Thẩm (hang).

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa danh có 39 trường hợp, chiếm 8,06%. Chẳng hạn, cầu Pắc Nậm (cửa suối), bản Che Phai (cạnh đập nước), bản Càng (giữa cánh đồng), thôn Thanh Sơn (núi xanh), động Pa

Thơm (cửa hang), đồi Bản Kéo (bản đèo), hang Chùa Sa (chùa rừng cây sa). - Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ ba trong địa danh có 13 trường hợp, chiếm 2,69%. Chẳng hạn, di tích Bãi pháo Mường Thanh, di tích Phân khu Hồng Cúm, di tích Thành Bản Phủ, nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ, trung tâm đề kháng Đồi Bản Kéo.

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ tư trong địa danh có 3 trường hợp, chiếm 0,62%. Chẳng hạn, di tích Dân quân ở Thanh An bắn rơi máy bay Mĩ, di tích Trại tập trung Noong Nhai.

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ năm có ở 6 trường hợp, chiếm 1,24%. Chẳng hạn, di tích Khu khảo cổ học Hồ U Va, di tích Trung tâm đề kháng

Đồi D, di tích Trung tâm đề kháng Đồi Độc Lập.

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ sáu có 2 trường hợp, chiếm 0,41%. Chẳng hạn, di tích Đồi phát hiện trống đồng bản Na Hý, di tích Trung tâm đề kháng Đồi Bản Kéo.

- Thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ bảy có ở 5 trường hợp, chiếm 1,03%. Chẳng hạn, tượng đài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, di tích đồi phát hiện trống đồng bản Na Hý.

- Còn lại các trường hợp thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ tám, yếu tố thứ mười và yếu tố thứ mười hai trong đó thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ tám và thứ mười hai có ở 1 trường hợp, mỗi trường hợp chiếm 0,21%; thành tố chung chuyển hóa thành yếu tố thứ mười có ở 3 trường hợp, chiếm 0,62%. Chẳng hạn, di tích Đường kéo pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên

Phủ, di tích Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, di tích Trận địa pháo của quân ta ở Điện Biên Phủ, di tích Hồ Pa Khoang và Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Các phức thể địa danh trên đều có thành tố chung là “phủ”, thành tố này dùng để chỉ một đơn vị hành chính quan trọng nhất của một vùng và thành tố này được chuyển hóa thành một yếu tố trong địa danh ở các vị trí khác nhau.

Qua các trường hợp chuyển hóa của thành tố chung vào trong địa danh, chúng tôi thấy có một số trường hợp các thành tố chung khác nhau chuyển hóa thành các yếu tố ở các vị trí khác nhau trong cùng một địa danh. Chẳng hạn, trong phức thể địa danh “di tích Thành Bản Phủ”, ba thành tố chung là: “thành” (chỉ một công trình xây dựng) cùng với hai thành tố “bản” và “phủ” (chỉ các đơn vị dân cư) được lần lượt chuyển hóa thành các yếu tố khác nhau ở các vị trí thư nhất, thứ hai và thứ ba trong địa danh.

Sự phân bố các thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thống kê sự phân bố của các thành tố chung khi chuyển hóa thành các yếu tố trong địa danh

Vị trí YT1 YT 2 YT 3 YT 4 YT 5 YT 6 YT 7 YT 8 YT 9 YT 10 YT 11 YT12 Tổng SL 409 41 14 3 6 2 5 1 0 3 0 1 484

Tỉ lệ (%) 84,91 8,06 2,69 0,62 1,24 0,41 1,03 0,21 0 0,62 0 0,21 100

2.3. ĐỊA DANH (TÊN RIÊNG) 2.3.1. Khái niệm địa danh 2.3.1. Khái niệm địa danh

Địa danh (tên riêng) trong phức thể địa danh là tên gọi riêng của từng đối tượng địa lí cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng loại hình và giữa các loại hình địa danh với nhau.

Địa danh cũng như thành tố chung trong phức thể địa danh có đầy đủ các mặt cấu tạo, chức năng, vị trí, ý nghĩa.

Trước hết về vị trí, địa danh luôn đứng sau thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí để hạn định ý nghĩa cho đơn vị này. Do phức thể địa danh được tạo ra theo phương thức trật tự từ trong tiếng Việt nên cũng như thành tố chung, địa danh có vị trí rất ổn định trong phức thể của nó.

Chức năng quan trọng nhất của địa danh là gọi tên và phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hình và giữa các loại hình với nhau.

Với chức năng như trên, trong cấu tạo, địa danh thường do những danh từ hoặc cụm từ (chủ yếu là cụm danh từ) tạo thành. Nói cách khác, địa danh là những đơn vị tương đương với từ hoặc ngữ. Nghiên cứu địa danh trong phức thể của nó chính là nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt để “phát hiện ra cơ chế của sự cấu tạo từ, từ đó để nhận thức từ” [14, tr.36]. Những yếu tố cấu tạo địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, ngoài bộ phận từ, ngữ tiếng Việt còn phần lớn là các yếu tố có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Khơ Mú, Lào... trong đó nhiều nhất là địa danh tiếng Thái) và

một bộ phận nhỏ có nguồn gốc tiếng Pháp. Những yếu tố tiếng dân tộc thiểu số này thường được phiên âm ra tiếng Việt để tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh còn những địa danh có nguồn gốc tiếng Pháp thường chỉ là những danh từ riêng chỉ người nên không nhất thiết phải dịch ra tiếng Việt. Điều đó có nghĩa là những phức thể địa danh nơi đây vừa mang những đặc trưng của tiếng Việt vừa mang những nét riêng của ngôn ngữ, văn hóa trong vùng. Chẳng hạn, các địa danh được cấu tạo bởi những yếu tố Hán Việt: Thanh Xuân, Việt Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Bình, các địa danh cấu tạo bởi những yếu tố thuần Việt: Mới, Nhà trường... cũng giống như ở nơi khác, nhưng cấu tạo bằng các yếu tố tiếng dân tộc thiểu số như Ná Khưa, Noong Bua, Huổi Co Củ, Pú Co Nghịu, Tằng Quái... thì mang đậm tính dân tộc và địa phương. Địa danh nơi đây cũng có đầy đủ những kiểu quan hệ của cấu tạo từ đó là quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. Những kiểu quan hệ này cùng với các đặc điểm về cấu tạo do phương thức định danh mang lại có tính chất quyết định trong việc tạo ra ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh. Trong cấu tạo của địa danh còn có một bộ phận các thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được chuyển hóa thành một hoặc một số các yếu tố trong địa danh. Nghĩa là khi thấy một đối tượng địa lí mới có quan hệ nào đó với đối tượng địa lí đã được đặt tên thì người định danh sẽ lấy những từ ngữ chỉ loại hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)