3.2.5.1. Đánh giá tính an toàn thông qua nồng độ đáy của amikacin
Sự phân bố nồng độ đáy của các bệnh nhân theo độ thanh thải creatinin và theo chế độ liều được trình bày trong hình 3.10, 3.11 và bảng 3.23.
Hình 3.10. Phân bố nồng độ đáy của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu theo độ thanh thải creatinin
74
Hình 3.11. Nồng độ đáy của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu theo liều dùng
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh nhân đạt các mức nồng độ đáy theo các mức liều (mg/lần)
Đánh giá an toàn theo Ctrough Các mức liều dùng – n(%) Tổng 500mg 750mg 1000mg Chế độ liều 1 lần /ngày Không đạt (Ctrough >1) 11 (91,7) 16 (38,1) 42 (48,8) 69 (49,3) Đạt (Ctrough ≤ 1) 1 (8,3) 26 (61,9) 44 (51,2) 71 (50,7) Tổng 12 (100,0) 42(100,0) 86 (100,0) 140 (100,0) Nhận xét:
- Trong mẫu nghiên cứu, nồng độ đáy của thuốc đo được trên các bệnh nhân dùng chế độ liều 1 lần/ngày dao động từ 0-12,9 μg/ml (giá trị trung vị là 1,0 μg/ml).
- Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ đáy theo khuyến cáo chiếm một nửa tổng số bệnh nhân (50,7%).
- Tỷ lệ không đạt nồng độ đáy tối ưu khác biệt giữa các mức liều dùng nhưng không theo xu hướng tăng khi liều tăng. Tỷ lệ bệnh nhân không đạt nồng độ đáy tối ưu rất cao (91,7%) ở mức liều 500mg x1 lần/ngày.
75
3.2.5.2. Đánh giá tính an toàn thông qua nồng độ creatinin huyết thanh
Kết quả ghi nhận các bệnh nhân có sự cố trên thận do amikacin trong 140 bệnh nhân nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.24.
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân có ADE trên thận (tăng nồng độ creatinin huyết thanh)
Số BN Tần suất Chế độ liều 1 lần/ngày 500mg (n=12) 0 0 750mg (n= 42) 1 2,4 1000mg (n=86) 7 8,1 Tổng (n=140) 8 5,7
Đạt ngưỡng tối ưu Ctrough
Đạt (n=71) 2 2,8
Không đạt (n= 69) 6 8,7
Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân có ADE trên thận (biểu hiện là tăng nồng độ creatinin huyết thanh) cao nhất ở nhóm bệnh nhân dùng liều 1000mg/ngày theo chế độ liều ODD và tỷ lệ này ở nhóm không đạt nồng độ đáy là 8,7% và ở nhóm đạt nồng độ đáy là 2,2%.