Nghiên cứu hồi cứu

Một phần của tài liệu khóa luận sử dụng amikacin (Trang 46 - 48)

Mẫu và phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu hồi cứu được mô tả theo sơ đồ tại hình 2.1.

2.2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu:

Với chỉ tiêu khảo sát quan trọng là liều dùng tính theo cân nặng của amikacin, đề tài áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính giá trị trung bình trong quần thể:

S2 n = Z2(1- /2)

d2 Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có

37

d: ước lượng khoảng sai lệch cho phép giữa tham số thu được từ mẫu nghiên cứu và tham số quần thể

: mức độ tin cậy Z (1- /2): hệ số tin cậy Chọn = 0,05, tra bảng có Z (1- /2) = 1,96

Khảo sát thử 30 bệnh án sử dụng amikacin ở BV TƯQĐ 108, mức liều trung bình của amikacin là 15,5 5,5, chọn d= 0,8. Cỡ mẫu bệnh án sử dụng amikacin cần có của BV TƯQĐ 108 là: 181 bệnh án.

Tính tương tự, cỡ mẫu khảo sát amikacin ở bệnh viện Bạch Mai tính được là 260 bệnh án, bệnh viện Saint Paul là 223 bệnh án.

Do tại BV TƯQĐ 108, chưa áp dụng phần mềm quản lý sử dụng thuốc trên từng bệnh nhân nên không thể lập được danh sách bệnh nhân sử dụng thuốc. Do vậy, để tránh sai số chọn mẫu, đề tài quyết định chọn hệ số lấy mẫu = 1,5. Như vậy, số bệnh án amikacin cần lấy là 272 bệnh án.

Tại bệnh viện Saint Paul và bệnh viện Bạch Mai, do có thể lập được danh sách chọn mẫu, đề tài chọn hệ số lấy mẫu là 1,2, và do vậy số mẫu cần lấy tại bệnh viện Saint Paul là 268 và tại bệnh viện Bạch Mai là 278 bệnh án.

Riêng tại bệnh viện Thanh Nhàn, do số lượng sử dụng kháng sinh amikacin trong khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều nên tất cả các bệnh án sử dụng amikacin đều được thu thập.

2.2.1.2. Phương pháp lấy mẫu:

Tùy từng mô hình quản lý thông tin bệnh nhân và thuốc sử dụng tại từng bệnh viện mà cách thu thập bệnh án khác nhau.

- Tại bệnh viện TƯQĐ 108, do chưa có phần mềm quản lý sử dụng thuốc trên từng bệnh nhân cụ thể nên dựa trên số lượng sử dụng thuốc tại các khoa hệ nội theo từng quý, chúng tôi phân bố số lượng bệnh án cần lấy theo từng khoa theo từng quý theo tỷ lệ thuốc được sử dụng. Bệnh án đủ tiêu chuẩn lựa chọn được thu nhận ngẫu nhiên từ số bệnh án của khoa điều trị cho đến khi đủ số lượng với số dư 20% để phòng các trường hợp nằm trong tiêu chuẩn loại trừ.

Tổng số bệnh án sử dụng amikacin rút ra là 329 loại trừ 41 bệnh án, còn lại đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu là: 288 bệnh án.

38

- Tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Saint Paul, do đã có phần mềm quản lý sử dụng thuốc trên bệnh nhân nên có thể lập danh sách các bệnh nhân có sử dụng amikacin. Việc chọn mẫu từ danh sách này được tiến hành theo kỹ thuật ngẫu nhiên phân tầng (theo khoa, theo thời gian nhập viện), sử dụng phần mềm Excel 2007, với số dư 30% số bệnh án để dự phòng các trường hợp không tìm thấy bệnh án hoặc bệnh án có các tiêu chuẩn loại trừ. Số bệnh án được lập vào danh sách chọn mẫu tại bệnh viện Bạch Mai là 468 bệnh án và tại bệnh viện Saint Paul là 414 bệnh án.

Sau khi thu thập bệnh án theo danh sách lập trước và loại bỏ danh sách các bệnh án không tìm thấy và không đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, số bệnh án sử dụng amikacin thu vào nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai là 403 và tại bệnh viện Saint Paul là 340 bệnh án.

Hình 2.1. Mẫu nghiên cứu hồi cứu tại từng bệnh viện

Một phần của tài liệu khóa luận sử dụng amikacin (Trang 46 - 48)