Đánh giá hiệu quả sử dụng của amikacin

Một phần của tài liệu khóa luận sử dụng amikacin (Trang 79 - 83)

3.2.4.1. Đánh giá hiệu quả thông qua đánh giá nồng độ đỉnh của amikacin

- Nồng độ đỉnh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu:

Nồng độ đỉnh của amikacin đo được trong 140 bệnh nhân được trình bày trong các hình 3.6, 3.7 và bảng 3.20. Do phụ thuộc vào liều dùng của thuốc và thể tích phân bố của thuốc trên bệnh nhân nên nồng độ đỉnh của thuốc được biểu diễn theo liều dùng như trong hình 3.6, 3.7

70

Hình 3.6. Phân bố nồng độ đỉnh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (theo liều dùng tính theo cân nặng)

Hình 3.7. Phân bố nồng độ đỉnh của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (theo lượng thuốc dùng/ngày)

71

Bảng 3.20. Nồng độ đỉnh trung bình theo các mức liều và chế độ liều

Chế độ liều Nồng độ đỉnh p

TB ±SD Khoảng dao động

500 mg x 1 lần/ngày 24,8 ± 7,0 12,9- 38,7 0,00

750 mg x 1 lần/ngày 39,3 ± 12,5* 12,5-68,6 1000mg x 1 lần ngày 44,7 ± 10,6** 14,8-58,4 Ghi chú: *,**: Các giá trị khác biệt với giá trị khác (kết quả của hậu kiểm Turkey) Nhận xét hình 3.6, 3.7 và bảng 3.20:

- Nồng độ đỉnh dao động lớn giữa các các thể trong cùng mức liều (liều theo ống hoặc liều theo cân nặng).

- Nồng độ đỉnh trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chế độ liều, nồng độ đỉnh trung bình của nhóm liều 1000mg/lần cao nhất.

- Đánh giá về nồng độ đỉnh:

Tỷ lệ bệnh nhân trong toàn mẫu nghiên cứu đạt các mức nồng độ đỉnh được trình bày trong bảng 3.21 và hình 3.8.

Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ đỉnh ở các mức liều dùng (mg/lần)

Đánh giá hiệu quả theo Cpeak Các mức liều dùng –n(%) Tổng 500mg 750mg 1000mg

Không đạt (Cpeak <45) 12 (100,0) 31 (73,8) 34 (39,5) 77 (55,0) Gần tối ưu (45≤Cpeak <56) - 7 (16,7) 43 (50,0) 50 (35,7) Tối ưu (56≤Cpeak ≤75) - 4 (9,5) 9 (10,5) 13 (9,3)

72

Hình 3.8. Đánh giá về nồng độ đỉnh của bệnh nhân trong toàn mẫu nghiên cứu

Nhận xét:

- Tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ đỉnh ở ngưỡng tối ưu (≥ 56 μg/ml) rất thấp (9,3%) và 100% bệnh nhân dùng liều 500mg không đạt nồng độ đỉnh.

- Giữa các mức liều, tỷ lệ không đạt nồng độ đỉnh thấp nhất ở mức liều 1000mg.

3.2.4.2. Đánh giá hiệu quả thông qua đánh giá tỷ số Cpeak/MIC

Sự phân bố tỷ số Cpeak/MIC của các bệnh nhân theo liều dùng được trình bày trong hình 3.9 và tỷ lệ bệnh nhân đạt được các mức Cpeak/MIC được trình bày trong bảng 3.22.

Hình 3.9. Tỷ số Cpeak/MIC của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

55.0% 35.7% 9.3% Không đạt Gần tối ưu Tối ưu

73

Bảng 3.22. Tỷ lệ bệnh nhân đạt các mức Cpeak/MIC *

Đánh giá hiệu quả theo tỷ số Cpeak/MIC Liều 500mg n (%) Liều 750 mg- n (%) Liều1000mg n(%) Nhóm BN dùng 1 lần/ngày- n(%) Không đạt 1 (50,0) 1 (12,5) 4 (17,4) 6 (18,2) Gần tối ưu 0 2 (8,7) 2 (6,1) Tối ưu 1 (50,0) 7 (87,5) 17 (73,9) 25 (75,7) Tổng 2 (100,0) 8 (100,0) 23 (100,0) 33 (100,0) Ghi chú: *: xác định chỉ trong quần thể bệnh nhân có phân lập chủng vi khuẩn nhạy cảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét hình 3.9 và bảng 3.22:

- Trong nhóm bệnh nhân có kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn là nhạy cảm, vẫn có gần 20% bệnh nhân có thể không có đáp ứng lâm sàng phù hợp do không đạt được tỷ số PK/PD tối ưu.

Một phần của tài liệu khóa luận sử dụng amikacin (Trang 79 - 83)