Trong năm 2008 khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh, thanh toán lãi vay cuả công ty đều giảm so với năm 2007. Nhìn chung các hệ số này vẫn còn ở mức thấp. Đặc biệt là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán ngay những khoản nợ ngắn hạn, đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cuối năm chỉ xấp xỉ 1 có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp chỉ vừa để thanh toán các khoản lãi vay, lợi nhuận dôi ra là rất ít. Do đó để giảm thiểu rủi ro thì công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:
* Đối với các khoản nợ phải thu
Đây là công tác khá quan trọng quyết định đến việc các khoản nợ có thu hồi được hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, việc đi chiếm dụng vốn của người khác và bị người khác chiếm dụng vốn là hết sức bình thường. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các khoản nợ đó có khả năng thu hồi không? có trả đúng hạn không? có khả năng trở thành các khoản nợ khó đòi không? Để trả lời những câu hỏi đó trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty cần phải tiến hành phân tích xem xét khả năng của bên đối tác như thế nào?
Hai là: Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra
thảo luận và thống nhất các điều khoản về việc thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng... một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Ba là: Công ty nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để
nâng cao hơn nữa tốc độ thu hồi nợ như: chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.
Bốn là: Công ty cần phải đề ra những biện pháp đối với những khách
hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán, trả lại hàng hóa đã mua thì doanh nghiệp phải có hình thức xử phạt nhất định
Năm là: Bên cạnh đó công ty cần lập dự phòng các khoản phải thu khó
đòi. Việc lập dự phòng này sẽ đảm bảo cho công ty tránh được rủi ro khi không thu hồi được các khoản phải thu đến hạn, tránh những khó khăn về tài chính của công ty.
Cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ, công ty cần phải lưu ý đến việc thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn. Nợ phải trả luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tới trên 70%. Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó,doanh nghiệp cần phải nghiêm chỉnh chấp hành thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhờ vậy mới đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trước nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp cần phải tận dụng xin gia hạn nợ để tăng thời gian chiếm dụng vốn.