Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 47 - 54)

Phân tích khả năng thanh toán là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả không. Việc phân tích khả năng thanh toán tại một thời điểm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại cà phát triển của một doanh nghiệp, nó phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó có lành mạnh hay không, có khả năng đảm bảo các khoản nợ bằng tài sản hay không hay khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để có được cái nhìn toàn diện về khả năng thanh toán của công ty cổ phần cao su Sao Vàng trong năm 2008 chúng ta phải xem xét tình hình các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Dựa vào số liệu bảng 2.13, chúng ta có thể thấy qua 2 năm 2007 và 2008, tổng các khoản phải thu nhỏ hơn nhiều so với các khoản phải trả. Và tổng các khoản phải thu và phải trả năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể:

Tổng các khoản phải thu tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 60,155,689(nghđ) năm 2008 là 61,376,184(nghđ). Các khoản phải thu năm 2008 tăng 1,220,495(nghđ) so với năm 2007 và tỉ lệ tăng là 2.03% . Toàn bộ khoản phải thu tăng lên là do khoản phải thu ngắn hạn. Trong năm công ty không có phải thu dài hạn. Phải thu ngắn hạn tăng chủ yếu do phải khoản thu của khách hàng tăng lên 9,833,563(nghđ) với tỉ lệ tăng 21.08%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng phạm vi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu tăng doanh thu tiêu thụ. Thực tế cho thấy doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng 28,878,596(nghđ) với tỉ lệ tăng 3.22%. Và những khách hàng được hưởng chính sách này của doanh nghiệp đều là những khách quen.

Trong khi phải thu của khách hàng tăng lên thì khoản trả trước cho người bán lại giảm đi. Lượng trả trước cho người bán còn giảm mạnh hơn cả sự tăng lên của các khoản phải thu. Năm 2008, khoản này giảm hơn 11 tỉ với tỉ lệ giảm 68%. Lượng trả trước cho người bán giảm xuống đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tăng được khoản vốn chiếm dụng được của người cung cấp. Thông thường, công ty kí hợp đồng thu mua cao su từ đầu năm để tránh tình trạng giá cao su lên cao đột biến vào giữa năm. Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty cũng là những đối tác làm ăn lâu dài. Do đó, họ cũng có thể giảm bớt khoản tiền phải ứng trước cho lượng hàng hóa đặt mua. Sau một thời gian nhất định khi công ty thu được tiền hàng thì thanh toán.

Tổng các khoản phải trả năm 2008 tăng 97,417,436(nghđ) tương ứng với tỉ lệ tăng 30.78%. Trong đó vay và nợ ngắn hạn là nhân tố chủ đạo làm gia tăng các khoản phải trả. Vay và nợ ngắn hạn tăng nhiều nhất với mức tăng là 119,206,330(nghđ) tỉ lệ tăng tương ứng là 67.24%. Tiếp đó là vay và nợ dài hạn tăng 16,691,641(nghđ). Chủ trương tăng vay nợ để tăng vốn kinh doanh góp phần làm tăng hệ số nợ cho doanh nghiệp trong điều kiện lãi suất cao là chính sách kinh doanh mạo hiểm. Công ty đã phải cân nhắc rất kĩ càng giữa chi phí sử dụng vốn cao với khả năng khuếch đại vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp thành công trong việc quản lí và sử dụng đồng vốn vay thì sẽ khuếch đại được sự gia tăng nhanh chóng vốn chủ sở hữu- đây là mục tiêu phấn đấu

của các công ty cổ phần. Còn nếu đồng vốn đi vay sử dụng không hiệu quả thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, đầu tiên là sự gia tăng chi phí tài chính dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán là điều khó tránh khỏi.

Xem xét mối tương quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả ta thấy cuối năm 2007, khoản phải thu của doanh nghiệp là 60,155,689(nghđ), trong khi đó, khoản phải trả là 316,447,535(nghđ) lớn hơn 256,291,846(nghđ). Sang đến cuối năm 2008, tổng số khoản phải thu tăng lên không đáng kể 61,376,184(nghđ) song số phải trả vẫn tăng nhiều hơn, lên đến

413,864,971(nghđ). Chênh lệch giữa số vốn đi chiếm dụng tăng đến 352,488,787(nghđ). Số chênh lệch này cao hơn số năm trước là 96,196,941(nghđ). Việc doanh nghiệp tăng khoản phải trả so với khoản phải thu mang lại lợi ích về khoản vốn dôi ra phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá cụ thể hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng:

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Căn cứ vào bảng 2.14 ta thấy, khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong cả ba năm đều lớn hơn 1. Hệ số này tăng lên trong giai đoạn 2006- 2007 nhưng lại giảm đi trong giai đoạn 2007-2008. Cụ thể, nếu như năm 2006, một đồng nợ được đảm bảo bởi 1.22đ tài sản thì năm 2007 con số này tăng lên 1.5đ tức là tăng 0.28đ. Nhưng cho đến năm 2008, con số này lại giảm đi 0.15 lần so với năm 2007 còn 1.35đ. Năm 2008, mặc dù hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm nhưng doanh nghiệp vẫn hoàn toàn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm là do tốc độ tăng lên của tổng tài sản chậm hơn tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả. Trong khi tổng tài sản tăng lên 18.12% thì nợ phải trả tăng đến 30.78%.

Hệ số phản ánh hành lang an toàn của doanh nghiệp là 35%. Nhìn chung, hệ số khả năng an toàn của doanh nghiệp vẫn còn ở mức độ cho phép song nếu doanh nghiệp duy trì tình trạng vay nợ quá nhiều như hiện nay, trong khi kết quả kinh doanh không mấy khả quan thì doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong thanh toán cũng như khả năng huy động vốn.

2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.

Căn cứ vào bảng 2.14 ta thấy giai đoạn từ 2006-2007 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng từ 0,72 lần lên 0.96 lần, tức là tăng 0.24 lần so với năm 2006. Giai đoạn 2007 – 2008 hệ số này lại giảm từ 0,96 lần trong năm 2007 giảm xuống còn 0,87 lần vào năm 2008 (giảm 0,09 lần so với năm 2007). Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2008 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 18.02%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 31.22%. Như vây dựa vào kết quả trên thì tại thời điểm cuối năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,87 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Cách thức tài trợ nói trên tăng dần về cuối năm. Đây là cách thức tài trợ không an toàn, bởi vì tài sản dài hạn trong một năm chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả nợ ngắn hạn mà nợ ngắn hạn trong một năm cần phải thanh toán ngay.

Mặt khác đây là dấu hiệu cũng không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. Ta thấy hệ số này của doanh nghiệp qua các năm đều nhỏ hơn 1 thể hiện tình trạng tài chính bấp bênh, rủi ro rất cao cho các chủ nợ. Nếu doanh nghiệp không có biện pháp điều chỉnh kịp thời dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán.

Khi xem xét hệ số KNTT hiện thời đã cho ta cái nhìn cụ thể hơn về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên trong TSLĐ và ĐTNH có một bộ phận khó chuyển đổi thành tiền nhất đó là hàng tồn kho, vì nó có thể kém chất lượng. Đặc biệt với Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng tỷ trọng hàng tồn kho chiếm rất lớn ( năm 2007 là 64.95% còn năm 2008 là 74.56% trong tổng TSLĐ và ĐTNH ) đã làm giảm tính động của chỉ tiêu KNTT hiện thời. Một câu hỏi đặt ra rằng:

Số hàng tồn kho đó trong một thời gian ngắn không thể chuyển đổi

thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thì sẽ thế nào?”

Để hiểu rõ chúng ta cùng nhau nghiên cứu chỉ tiêu KNTT nhanh của công ty.

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Giai đoạn 2006 – 2007, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là cuối năm 2006 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,21 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,34 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0,13 đồng so với năm 2006; vào năm 2008 có 0,22 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, giảm 0.12đồng so với năm 2007. Tuy nhiên con số này vẫn cao hơn so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tài sản ngắn hạn mặc dù có sự tăng lên trong năm 2008 nhưng khối lượng hàng tồn kho tăng nhanh hơn và nợ ngắn hạn tăng cao.

Như vậy có thể thấy qua 3 năm hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là rất thấp và không ngừng biến động. Chứng tỏ, tình hình kinh doanh bất ổn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong các năm ở tình trạng kém. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.

4.Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Chúng ta biết rằng trong bất kỳ doanh nghiệp nào tiền mặt luôn có tính thanh khoản cao nhất, do tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động mà không phải lúc nào tiền cũng có tại quỹ của của doanh nghiệp, nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nằm dưới các hình thái khác nhau. Trong trường hợp nào đó nó là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng năm 2008 hệ số KNTT tức thời là 0,023 lần giảm 0,062 lần so với năm 2007. Có thể nói đây là tình trạng đáng báo động về khả năng thanh toán tức thời của công ty. Hệ số này giảm mạnh là do công ty đã giảm vốn bằng tiền. Lượng tiền mặt tồn quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng trong năm giảm mạnh để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Mặt khác do khó khăn về mặt tài chính nên khách hàng chậm thanh toán tiền hàng, tiền mặt của doanh nghiệp liên tục luân chuyển.

Trên thực tế tỷ lệ này thường được một số công ty duy trì ở mức nhỏ vì lý do tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, với mức lưu giữ quá nhỏ thì làm cho công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ phát sinh đột xuất.

5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Năm 2008, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp giảm mạnh. Từ 1.99 lần năm 2007 giảm xuống còn 1.07 lần năm 2008. Gảm 0.92 lần với tỉ lệ giảm 46.23%. Tuy hệ số này giảm mạnh nhưng nhìn chung, doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi, khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế vẫn thừa để thanh toán lãi vay. Hệ số này giảm xuống chủ yếu do 2 nguyên nhân:

- Lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm do sự giảm sút ở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận khác.

- Đặc biệt, trong năm, lãi vay quá cao. Năm 2008 là năm lãi xuất vay ngân hàng tăng lên đột biến, lãi xuất cho vay của các ngân hàng thương mại lên đến trên 20%- mức lãi suất trần cao nhất từ trước đến nay. Lãi suất cho vay ngắn hạn thậm chí còn cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Điều này đã đẩy chi phí lãi vay của các doanh nghiệp tăng lên đột biến. Việc tăng vốn chủ yếu dựa vào vốn vay đã làm cho công ty mất một khoản chi phí lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về việc trả lãi xuất tiền vay. Các doanh nghiệp lao đao, nhưng để có thể duy trì hoạt động kinh doanh thì không còn giải pháp nào khác là vay vốn.

Trong hoàn cảnh hiện nay thì việc công ty có hệ số khả năng thanh toán trước lãi vay và thuế lớn hơn 1 là điều đáng khích lệ.

Nhận xét: Qua phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của

công ty cổ phần Cao su Sao Vàng ta thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm sút đáng kể ở tất cả các chỉ tiêu. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 thấp hơn năm 2007 rất nhiều.

Đây là dấu hiệu không tốt cho thấy mức độ rủi ro tài chính đang có xu hướng tăng lên. Thông qua việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phần nào đã bộc lộ sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích rõ hơn ở phần dưới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 47 - 54)