Đánh giá khái quát thông qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 34 - 42)

1. Khái quát về tình hình tài sản

Kết cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chênh nhỏ giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn có nhỉnh hơn chút, chiếm trên 52% còn tài sản dài hạn chiếm 48%.

Quy mô tài sản của doanh nghiệp vẫn được mở rộng. Điều đó được thể hiện rõ thông qua số liệu của bảng 2.5. Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2008 tăng 85 tỉ tương ứng với tỉ lệ tăng 18.12% so với năm 2007. Đó là kết quả của việc gia tăng đồng thời của cả TSNH và TSDH với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02% và 18.23%.

 Về TSNH: Vào thời điểm đầu năm, TSNH có giá trị là 246,847,351nghđ, chiếm tỉ trọng 52.17%. Đến cuối năm, TSNH tăng lên đạt 291,322,063nghđ, tăng một lượng là 44,484,712( nghìn đ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 18.02%. Nguyên nhân của sự biến động này là do hàng tồn kho tăng lên đáng kể tăng 56,910,740(nghđ) với tỉ lệ tăng 35.50% so với thời điểm cuối năm 2007; Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 539,546(nghđ), với tỉ lệ tăng 11.95%. Trong năm, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng nhẹ 1,220,495(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 2.03%. Tuy nhiên, tiền mặt giảm đi một lượng đáng kể 44,484,712(ngh đ) tương ứng với tỉ lệ giảm 64.9%.

• Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp. Cuối năm 2007 chiếm 64.95% và cuối năm 2008 tăng lên đến 74.56%. Điều này cho thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao. Thành

phẩm tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất một phần do đặc điểm sản xuất của Công ty. Các loại sản phẩm mà công ty sản xuất như săm, lốp, các sản phẩm cao su cao cấp có thời gian sử dụng tương đối dài, ưu điểm là có khả năng chịu mài mòn cao và chịu trọng tải lớn, ít bị hỏng hóc. Do đó, thời gian lưu kho có thể lớn. Vì thế, có thể sản xuất một lượng hàng lớn trong kho chờ tiêu thụ mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Một lý do khác là trong năm, Công ty có nhiều đơn đặt hàng với nhu cầu cao về sản phẩm. Công ty đã chủ động kế hoạch dự trữ cho sản xuất từ trong năm. Mặt khác giá nguyên vật liệu tăng cũng tương ứng làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến tỉ lệ so sánh giữa giá trị thành phẩm năm 2008 so với năm 2007. Việc thống kê chi tiết từng loại hàng tồn kho về giá thành, số lượng là rất cần thiết trong việc tính toán chi phí lưu kho cũng như việc xác định giá bán sản phẩm.

• Ngay sau hàng tồn kho, các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Xét theo chiều ngang, các khoản phải thu về cuối năm có tăng lên nhưng do sự gia tăng của các khoản phải thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản ngắn hạn do đó tỉ trọng khoản này có xu hướng giảm dần về cuối năm. Năm 2007 là 24.37% và giảm dần về cuối năm 2008 còn 21.07%. Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu và nó quyết định đến sự gia tăng cả khoản này về mặt giá trị trên bảng cân đối kế toán. Phải thu của khách hàng năm 2008 tăng 9,833,562(nghđ). Trong khi phải thu của khách hàng tăng mạnh thì khoản trả trước cho người bán lại giảm đi đáng kể về cuối năm. Giảm 11,034,726(ngh đ).

Điều này chứng tỏ, thay vì có được một khoản vốn lớn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn của doanh nghiệp lại đang bị chiếm dụng. Vì vậy đòi hỏi công ty cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợ phải thu.

• Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng nhưng vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm mạnh. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty có xu hướng không tích luỹ tiền nhiều. Tiền mặt trong quỹ có tăng nhưng không dáng kể so với sự giảm sút của tiền gửi ngân hàng làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm đi 64.9%. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, cộng với sự gia tăng của lạm pháp thì việc doanh nghiệp không tích lũy nhiều tiền mặt là điều dễ hiểu. Tiền nên được luân chuyển và nằm dưới dạng vật tư, máy móc thiết bị. Dù sao chăng nữa thì việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt thấp cũng là một rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

 Về TSDH: Cuối năm 2008, TSCĐ & ĐTDH tăng 41,251,907(ngh đ) với tỉ lệ tăng là 18.23%. Trong đó tổng TSCĐ tăng 39,879,514(ngh đ) tương ứng tăng 17.66%. sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu do trong năm doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mua sắm thêm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, thêm vào đó trong năm, công ty có đầu tư xây dựng nhiều công trình lớn đòi hỏi chi phí lớn làm cho chi phí xây dựng dở dang gia tăng. Sự gia tăng tương ứng của TSCĐ là hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng của quy mô sản xuất kinh doanh. Điều này làm tăng năng lực sản xuất của công ty trong dài hạn. Đầu tư tài chính dài hạn tăng 30,692 (nghìn đ) với tỉ lệ tăng 14%. Mặc dù trong tổng tài sản dài hạn, khoản này chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể. tuy nhiên sự gia tăng của nó về cuối năm chứng tỏ công ty đang chú ý đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này.

Qua phân tích sơ bộ nói trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp trong năm 2008 tăng lên đáng kể so với năm 2007. Toàn bộ là do sự gia tăng đồng bộ của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và gia tăng năng lực sản xuấn hiện có nhằm làm dồi dào thêm tiềm lực tài chính nội tại.

2. Khái quát về tình hình nguồn vốn

Tương ứng với sự gia tăng của tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2008 tăng lên 85,736,619 (nghđ) với tỉ lệ tăng 18.12%. Trong đó:

Xét về giá trị, nợ phải trả tăng 97,417,436 (nghđ) với tỉ lệ tăng 30.78%. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng thời cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cùng gia tăng. Cuối năm so với đầu năm, nợ ngắn hạn tăng 31.22% trong khi nợ dài hạn tăng lên 28.91%. Góp phần lớn vào sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự gia tăng của vay và nợ ngắn hạn tăng 119.206.330 tương ứng với tỉ lệ 46.44%.

Trong khi đó, tất cả các chỉ tiêu từ người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp đều giảm. Cho thấy đồng vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng rất nhiều. Vay và nợ dài hạn là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự gia tăng của nợ dài hạn. Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng của nguồn vốn tín dụng là hoàn toàn hợp lý xuất

phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thực hiện mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ. Khả năng huy động vốn chủ vẫn chưa cao do doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa được 2 năm, lượng vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán cũng được bổ sung liên tục nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn. Quả thực, trong năm 2008, NVCSH có giảm đi 11,680,817(nghđ). Trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi 108,000,000(nghd) thì việc giảm đi 11 tỉ của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm 11,680,817(nghđ) với tỉ lệ giảm 7.46%.

Tóm lại. qua quá trình phân tích, ta thấy quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay làm cho tỉ lệ nợ phải trả tăng lên, đồng nghĩa với việc tỉ lệ vốn chủ sở hữu giảm đi, dẫn đến việc doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Sự lệ thuộc vào vốn vay làm tăng chi phí lãi vay, điều này sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.

3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

* Về sử dụng vốn: Thông qua bảng 2.9 về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, ta thấy quy mô sử dụng vốn của công ty cổ phần cao su Sao Vàng năm 2008 tăng lên 208,528,456(nghđ). Trong đó chủ yếu là chi để đầu tư tăng lượng hàng tồn kho dự trữ với số tiền là 56,910,740(nghđ). Có điều này là do trong năm, công ty mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng lượng sản xuất, chính vì vậy, doanh thu bán hàng có tăng lên chiếm tỉ trọng 27.29%.

Mặt khác, cùng với việc gia tăng lượng hàng tồn kho, công ty cũng đẩy mạnh việc đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nên nguyên giá TSCĐ cũng tăng lên đáng kể và chiếm 25.49% trong tổng quy mô vốn sử dụng tăng lên. Cũng trong năm, công ty đầu tư xây dựng thêm một số công trình như máy DHLH 45, hệ thống nạp liệu máy luyện kính… đẩy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên 27,341,097(nghđ) chiếm tỉ trọng 13.11% trong tổng vốn sử dụng tăng lên. Công ty đã dùng tiền để thanh toán các khoản nợ người cung cấp làm cho khoản vốn chiếm dụng được của nhà cung cấp giảm xuống chiếm 5.99%. Không những thế, công ty còn cấp thêm tín dụng cho khách hàng và giảm khoản nhận trước tiền hàng của người mua. Trong năm, công ty còn

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương thưởng đúng hạn, đều đặn hơn cho người lao động. Tuy vậy do tình hình kinh tế gặp khó khăn nên trong năm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm làm giảm khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỉ trọng đáng kể 5.16%

* Về diễn biến nguồn vốn: Phần nguồn vốn chủ yếu được huy động từ vay nợ ngắn hạn ngân hàng. Số vốn tăng thêm từ vay nợ tăng lên 119,206,330(nghđ) chiếm 57.17% tổng số vốn huy động thêm. Việc gia tăng vay nợ đã thể hiện một điều là công ty chú trọng việc huy động vốn từ bên ngoài, sử dụng nợ vay là chủ yếu. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý đối với một công ty vừa mới cổ phần hóa, khả năng huy động vốn chủ sở hữu là không cao. Mặt khác việc chủ động sử dụng vốn vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là chính sách rất thông dụng đối với hầu hết các

công ty trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự gia tăng của vay ngắn hạn, lượng vay nợ dài hạn cũng tăng lên nhưng với tỉ trọng nhỏ hơn 8.28%. Ngoài ra, công ty còn huy động thêm vốn thông qua việc thu hồi tài sản cố định dưới hình thức khấu hao, chiếm dụng thêm vốn của nhà cung cấp…

Để biết được tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như trên có hợp lý hay không, ta đi xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

4. Đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Việc phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích đánh giá khái quát việc phân bổ, huy động cũng như hiệu quả sử dụng các loại vốn và nguồn vốn trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.10: Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2008

Đơn vị: Nghìn Đồng % Tài sản Nguồn vốn % 52.13 A.TSLĐ và ĐTNH: 291,332,063 47.87 B. TSCĐ và ĐTDH: 267,535,542 B. Nguồn vốn dài hạn - Nguồn vốn chủ sở hữu: 145,002,634 - Nợ dài hạn: 77,034,480 39.73 100 558,867,605 558,867,605 100

Nguyên tắc cân bằng tài chính được coi là kim chỉ Nam khi xem xét sự cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Khi tính đến độ an toàn trong thanh toán và

sự ổn định của chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏỉ “TSDH chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn “.

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp được xác định như sau: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 nguồn vốn thường xuyên = 156,683,451 + 59,760,509 = 216,443,960(nghđ) Năm 2008 nguồn vốn thường xuyên là 222,037,114(nghđ)

Như vậy, cuối năm 2008 nguồn vốn thường xuyên đã tăng lên 5,593,154(nghđ). Giá trị TSCĐ và ĐTDH năm 2007 là 222,037,114 năm 2008 là 267,535,542 (nghđ). Trong khi đó nguồn vốn dài hạn lần lượt là 216,44396 và 226,283,635 (ngđ), nguồn vốn này không đủ để tài trợ cho số TSCĐ và ĐTDH nói trên. Qua cả 2 năm, công ty đều vi phạm nguyên tắc cân bằng về tài chính, công ty đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn, và điều này có xu hướng gia tăng hơn vào cuối năm. Đó là một chính sách tài trợ không hợp lý vì TSCĐ và ĐTDH trong một thời gian ngắn không thể chuyển đổi thành tiền được, trong khi nợ ngắn hạn đến hạn thì phải trả, điều này sẽ làm cho công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn, làm mất lòng tin các nhà đầu tư cũng như đối với chủ nợ. Công ty cần xem xét lại chính sách tài trợ của mình để điều chỉnh cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 34 - 42)