Đánh giá khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 65 - 71)

Kinh doanh dưới bất kì hình thức nào thì lợi nhuận vẫn là mục tiêu cuối cùng trong toàn bộ quá trình doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận là đặc trưng của các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để gia tăng lợi nhuận? Để có thể trả lời được vấn đề này, nhà quản trị cần phải quan tâm đến một số chỉ tiêu sau:

1.Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng

Thông qua các kết quả thể hiện trên bảng 2.23 ta thấy, năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần có 0,25 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2.66đ đồng so với năm 2007 với tỉ lệ giảm là 91.54%. Đây là sự giảm sút rất lớn nó thể hiện kết quả kinh doanh của công ty năm nay đi xuống rất nhiều.

Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 Doanh thu thuần tăng 24,157,193(nghđ) đồng với tỷ lệ tăng 2.7%. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, 91.31%. Như đã phân tích ở trên, mặc dù doanh thu thuần có tăng lên chút ít nhưng do trong năm, các khoản chi phí tăng lên quá nhiều làm cho lợi nhuận thuần giảm. Dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2008 thấp hơn rất nhiều so với năm 2007.

Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh làm tăng doanh thu thuần, nhưng lợi nhuận giảm mạnh là điều công ty cần phải cân nhắc rất nhiều trong việc tính toán và sử dụng chi phí sao cho hợp lý. Đặc biệt là chi phí sử dụng lãi vay.

2. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Đây là tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp mà chưa tính đến tác động của chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nó cho biết hiệu quả kinh tế của tài sản để nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2007 tỉ suất này 11.11%. Sang năm 2008 tỉ suất này giảm xuống 2.64% còn 23.76%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong năm giảm đáng kể 16.50% còn vốn kinh doanh bình quân lại tăng lên 9.5% làm cho tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản giảm xuống là điều hiển nhiên. Như vậy so với quy mô của doanh nghiệp đang mở rộng thì sự sụt giảm của tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản là cao, nhưng nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng và mức độ lạm phát và lãi xuất đi vay cao như hiện nay thì tỷ suất này không thể nói lên được rằng so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì năm nay công ty làm ăn yếu kém. Kết quả không thể phán ánh được tất cả. Chúng ta không thể chỉ dựa vào con số mà đi đến ngay kết luận cuối cùng. Mà phải đặt nó vào những hoàn cảnh cụ thể, trong những điều kiện cụ thể.

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD năm 2008 là 0,44% giảm 5.08% so với năm 2007. Điều đó có nghĩa là số lợi nhuận mà 100 đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra đã giảm đi 5.08 đồng. Đây là sự sụt giảm nghiêm trọng.

Sử dụng phương pháp Dupont để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ta có:

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế VKD =

Tỷ suất lợi nhuận

sau thuế doanh thu x

Vòng quay toàn bộ vốn Năm 2007

Tỉ suất LN sau thuế VKD = 2.90% x 1.9 = 5.52% Năm 2008

Tỉ suất LN sau thuế VKD = 0.25% x 1.79 = 0.44%

Phương trình Dupont cho thấy rằng năm 2008, cứ 100 đồng vốn kinh doanh, tạo ra 0.44đ lợi nhuận sau thuế là do 2 nhân tố ảnh hưởng:

- Sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh tạo ra 0.25đ doanh thu thuần.

- Và trong 100đ doanh thu thuần có 1.79đ lợi nhuận sau thuế.

Như vậy mức sinh lời từ đồng vốn còn thấp. Công ty cần có kế hoạch tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

4 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là phải đạt được lợi nhuận cao nhất cho chủ doanh nghiệp đó. Vì vậy chỉ tiêu này rất được chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm, nó đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Cũng giống như các chỉ tiêu trên, Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 giảm đi rất nhiều so với năm 2007. Nếu như năm 2007, 100đ vốn chủ tạo ra 21.66đ lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2008, 100đ vốn chủ tham gia chỉ tạo ra 1.5đ lợi nhuận sau thuế. Giảm đi 20.16đ so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do trong năm lợi nhuận sau thuế giảm mạnh trong khi vốn chủ sở hữu có tăng lên dẫn đến tỉ suất lợi nhuận vốn chủ giảm mạnh.

Sử dụng phương pháp Dupont để phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ta có:

Tỷsuất lợi nhuận VCSH

= Tỷsuất lợi nhuận doanh thu

x Vòng quay toàn bộ vốn

x 1

1- hệ số nợ Năm 2007: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉ suất lợi nhuận

VCSH = 2.90% x 1.9 x 1- 0.7451 = 21.66%

= 2.90% x 1.9 x 3.92 = 21.66%

Năm 2008:

Tỷ suất lợi nhuận

VCSH = 0,25% x 1,79 x 1 0,71

1

− =1.5%

Doanh nghiệp sử dụng nợ rất nhiều (cuối năm 2007 là 67%, cuối năm 2008 là 74%) điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao. Do đó, trong điều kiện kinh doanh bất lợi, nợ vay được sử dụng nhiều hơn, dòn bẩy tài chính đã khuếch đại làm cho lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm đi trông thấy.

Nhìn chung năm 2008 khả năng sinh lời của công ty cổ phần Cao su Sao Vàng diễn ra theo chiều hướng không mấy khả quan, khả năng tạo ra lợi nhuận từ đồng VKD cũng như từ đồng VCSH của công ty giảm đi rõ rệt. Đòn bẩy tài chính đã không phát huy được tác dụng như người chủ sở hữu mong đợi.

5 Thu nhập một cổ phần thường

Từ phân tích trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2008 là rất thấp nên làm cho thu nhập của mỗi cổ phần thường giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2006 vừa mới cổ phần hóa, với số lượng cổ phiếu ban đầu là 4.904.800, cổ tức 1 cổ phần thường là 1,952.4đ. Năm 2007 thu nhập mỗi cổ phần thường là 2.409 đồng và của năm 2008 là 209.4đồng. Như vậy qua 3 năm ta thấy thu nhập của mỗi cổ phần thường của công ty rất thấp, đặc biệt là năm 2008. Chính vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.2.5 Hệ số giá trị thị trường

Các hệ số thị trường là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư và cổ phiếu của công ty. Một công ty cổ phần có hệ số thị trường tốt, điều này sẽ góp phần làm tăng uy tín của công ty trên thị trường, cổ phiếu của công ty được đánh giá cao, nhờ đó, khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Đối với công ty cổ phần cao su Sao Vàng – một công ty đang giao dịch cổ phiếu trên OTC thì nhóm các hệ số này có ý nghĩa rất lớn.

Xem xét bảng 2.24 về hệ số giá trị thị trường của công ty năm 2008 ta nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau:

BẢNG 2.24 HỆ SỐ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CÔNG TY NĂM 2008-2007

Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch

Gía trị Tỉ lệ(%)

I II III IV V=IV-III VI=V/III

1. Nguồn vốn chủ sở hữu nghđ 156,683,451 145,002,634 -11,680,817 -7.46 2. Số CP thường BQ đang lưu hành CP 10,800,000 10,800,000 0 0.00 3. Giá trị sổ sách một cổ phần Đồng 15,000 13,000 -2,000 -13.33 4. Gía trị thị trường một CP Đồng 60,000 12,500 -47,500.0 -79.17 5.Cổ tức một cổ phần Đồng 1350 200 -1150 -85.19 6.Thu nhập một cổ phần Đồng 2,409 209 -2200.00 -91.32 7. Hệ số giá trên thu

nhập (7)=(4)/(6) Lần 24.91 59.69 35 140

8. Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ

sách(8)=(4)/(3) Lần 4.00 0.96 -3.04 -75.96

9.Tỉ suất cổ tức(9)=(5)/

(4) Lần 0.0225 0.016 -0.01 -28.89

1. Hệ số giá trên thu nhập

Hệ số giá trên thu nhập P/E tăng từ 24.91 lần cuối năm 2007 lên gần 60 lần năm 2008. Việc P/E tăng là do thu nhập 1 CP trong năm giảm mạnh. Trong khi đó giá trị thị trường 1 CP giảm mạnh. Cả hai nhân tố trên đã làm cho hệ số giá trên thu nhập của công ty trong năm tăng 35 lần với tỉ lệ tăng 140%. Hệ số này tăng cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 24.91đ để có được một đồng thu nhập từ công ty vào cuối năm 2007 và con số này tăng thêm 35đ nữa về cuối năm 2008. Hệ số giá trên thu nhập tăng lên là điều tốt

đối với một công ty cổ phần có giao dịch cổ phiếu trên OTC tuy nhiên sự tăng lên này không phải xuất phát từ nguyên nhân tích cực. Do đó, các nhà đầu tư nên cảnh giác khi chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này khi quyết định mua cổ phiếu của công ty.

2. Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

Hệ số này đạt 4 lần vào đầu năm 2008 và giảm xuống 3.04 lần vào cuối năm còn 0.96 lần. Cho thấy, càng về cuối năm giá trị thị trường càng tiến đến gần hơn với giá trị sổ sách. Thậm chí, cuối năm giá trị thị trường còn thấp hơn cả giá trị sổ sách. Đây là dấu hiệu tốt với nhà đầu tư khi quyết định có nên mua cổ phiếu của công ty hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tỉ suất cổ tức của công ty

Chỉ tiêu này còn ở mức rất thấp do trong năm mặc dù giá thị trường 1 CP giảm xuống, nhưng tốc độ giảm của nó thấp hơn tốc độ giảm của cổ tức. chỉ tiêu này thấp đã không khuyến khích nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty đặc biệt là các nhà đầu tư mua cổ tức với mục đích chủ yếu là hưởng lợi tức cổ phần.

Nhìn chung, các hệ số giá trị thị trường của công ty năm 2008 biến động mạnh theo chiều hướng xấu đi. Năm 2008 là năm khủng hoảng của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh, giá thị trường của hầu hết các mã cổ phiếu đều giảm sút, đây là thời kì khủng hoảng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi nó ra đời. Đây là nguyên nhân chính tác động đến cổ phiếu của SRC.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh (Trang 65 - 71)