Thực trạng quá trình thu hút, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 42 - 44)

vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1990 đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều dự án từ nguồn vốn ODA, phần lớn được sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, các chương trình, dự án này đều ở quy mô nhỏ và hỗ trợ về kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xác định dự án, quy hoạch tổng thể... Viện trợ nước ngoài đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc xác định các dự án, phân loại ưu tiên và định hướng kế hoạch các chương trình dự án có nhu cầu vốn ODA. Trong suốt thời gian từ 1991 đến 2005, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và thực hiện khoảng hơn 70 chương trình, dự án với tổng số vốn là 3.976 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay là 3.131 triệu USD và nguồn vốn viện trợ là 159 triệu USD, vốn đối ứng của thành phố là 686,5 triệu USD.

Trong giai đoạn 1991-1999, số dự án ODA thành phố tiếp nhận tuy nhiều (khoảng 40 dự án) nhưng quy mô vốn không lớn. Chủ yếu là dự án hỗ trợ kỹ thuật, phân bổ trên nhiều lĩnh vực: phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, cấp thoát nước, y tế, giáo dục và đào tạo, tăng cường năng lực,... Tổng số vốn các dự án ODA tiếp nhận giai đoạn này khoảng 197 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn viện trợ không hoàn lại là 135 triệu USD (#69%), vốn vay là 34,6 triệu USD (#18%) và vốn đối ứng là 27,42 triệu USD (#14%). Nếu so với tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn này (khoảng 15,25tỷ USD), thì tổng số vốn ODA mà Thành phố tiếp nhận chỉ chiếm khoản 1,29%.

Điều đáng chú ý là kể từ năm 2000 đến nay, công tác vận động và tiếp nhận các dự án ODA của thành phố đã có sự phát triển đáng kể. Thông qua các cuộc làm việc, tiếp xúc của UBND Thành phố, các sở ngành của Thành phố với

g 320,6 triệu USD (#11%).

Như vậy, từ thực tế cho thấy một số dự án lớn mới chỉ được tài trợ trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện hoạt động của các dự án, thông qua nhiều cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cũng như tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của các Ban QLDA Thành phố. Trong các hoạt động tích cực mà các dự án ODA mang lại phải kể đến mục tiêu dự án ngày càng đa dạng, cùng với tính chất phân quyền và chuyển giao công nghệ (hay kỹ thuật) từ phía dự án ODA.

Bảng 2-4: Tình hình tiếp nhận và thực hiện ODA từ 1991 đến 2005

ĐVT: Triệu USD

Chỉ tiêu Tổng số Vay Viện Trợ Đối ứng

Năm 3.976,48 3.130,91 159,10 686,47 1991 9,24 - 8,24 1,00 1992 0,60 - 0,60 - 1993 82,39 - 66,39 16,00 1994 0,60 - 0,60 - 1995 14,07 - 14,07 - 1996 27,63 - 27,63 - 1997 1,61 - 1,61 - 1998 57,66 34,56 14,06 9,04

1999 3,29 - 1,91 1,38 2000 617,63 419,54 15,32 182,77 2001 522,48 438,76 - 83,72 2002 37,33 14,56 8,66 14,11 2003 120,00 80,00 - 40,00 2004 1.536,59 1.536,59 - - 2005 945,35 606,90 - 338,45

Nguồn: Bảng được tổng hợp dựa trên số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Số liệu chi tiết xin xem phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)