Trong công tác tiếp nhận

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 57 - 58)

Từ năm 1993, khi đất nước chúng ta bước vào giai đoạn đổi mới, Nhà nước chủ trương mở cửa nền kinh tế, phát triển nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do đó, nguồn vốn ODA được dành cho chúng ta nhiều hơn trước. Trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế, nguồn vốn ODA đã dần phát huy tác dụng một cách rõ ràng và rộng lớn hơn. Khác với những năm 50, khi chúng ta mới bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA trong giai đoạn chiến tranh với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nguồn vốn này chủ yếu

phục vụ cho mục tiêu giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Ngày nay, chúng ta phải vừa làm vừa tự lo điều chỉnh để tìm lối đi thích hợp với tình hình trong nước. Do đó, thời gian rút vốn kéo dài, tốc độ giải ngân chậm so với các nước khác.

Hệ thống văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, vừa chậm thay đổi bổ sung (giải phóng mặt bằng, tái định cư), vừa hay thay đổi, khó dự đoán trước (quản lý đầu tư, xây dựng, định mức chi phí chuẩn bị đầu tư .v.v...).

Các chính sách tài chính trong nước (thuế, cơ chế cho vay lại, các định mức chi phí về chuyên gia và Ban QLDA...) không rõ ràng, nặng về xử lý theo vụ việc thay vì có một chính sách nhất quán, được công bố trước làm cơ sở cho việc tính toán và lựa chọn các phương án sử dụng nguồn vốn đầu tư phù hợp.

Trình tự thủ tục lập và phê duyệt dự án phải được thực hiện hai lần, một theo thủ tục của các Nhà tài trợ và một phải tuân thủ theo thủ tục phía Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)