Những vấn đề kinh tếxã hội đặt ra giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 39 - 42)

Mục tiêu tổng quan của giai đoạn này là “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, động viên mọi nguồn lực, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, nhằm xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn cho cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á” (Trích Văn kiện Đại hội Đảng khóa VIII của Thành phố)

Dự kiến tốc tăng bình quân của GDP Thành phố từ 11,5-12%/năm. Tập trung phát triển mạnh các ngành thuộc lĩnh vực như: tài chính-tín dụng, ngân hàng-bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin-truyền thông; kinh doanh tài sản-bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa hoc-công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục-đào tạo.

b. Về quản lý và phát triển đô thị; bảo vệ môi trường:

Nâng cao chất lượng và hoàn thành quy hoạch chi tiết trên tất cả địa bàn đô thị hóa. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung, gắn với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết quy hoạch không gian đô thị với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng. Tập trung giải quyết giao thông đô thị, cấp nước và chống ngập, hiện đại dịch vụ viễn thông. Tăng cường quản lý bảo vệ môi trường.

c. Về giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ:

Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống các loại hình giáo dục-đào tạo; phát triển đồng bộ hệ phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa gắn chặt với chuẩn hóa. Tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản và bức xúc của xã hội để làm cơ sở cho việc xây dựng các chủ trương phát triển và quản lý xã hội, xây dựng con người; triển khai các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí-tự động, vật liệu mới. Đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho khoa học gắn kết chặt chẽ với sản xuất kinh doanh và đào tạo.

d.Về văn hóa-xã hội:

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống đô thị, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp. Đầu tư xây dựng tiết chế văn hóa ngoại thành, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, đi đôi với đấu tranh ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai độc hại.

Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; quy hoạch để xây dựng các bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ Thành phố, các đô thị vệ tinh; nâng cấp và chuyên môn hóa, xã hội hóa các bệnh viện trung tâm.

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm đồng thời với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.

e.Một số chương trình kinh tế-xã hội đòn bẩy:

Tiếp tục hoàn thiện các chương trình đã triển khai theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII đã đề ra gồm: (1) Chương trình công viên phần mềm Quang Trung và khu Công nghệ cao; (2) Chương trình phát triển nguồn nhân lực; (3) Chương trình củng cố và sắp xếp các DNNN; (4) Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của người dân; (5) Chương trình xử lý rác; (6) Chương trình chống kẹt xe nội thị; (7) Chương trình chống ngập nước trong mùa mưa; (8) Chương trình giống cây giống con chất lượng cao; (9) Chương trình di dời và tái định cư 10 ngàn hộ kênh rạch; (10) Chương trình thực hiện mục tiêu 3 giảm: ma túy, mại dâm và tội phạm; (11) Công trình đại lộ Đông tây và đường hầm Thủ thiêm; và (12) Chương trình khu tưởng niệm các vua Hùng và công viên lịch sử.

Đồng thời tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, công trình đòn bẩy sau đây: (1) Chương trình cải cách hành chính; (2) Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (3) Chương trình nhà ở; (4) Công trình xây dựng khu công nghệ cao; và (5) Công trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Một phần của tài liệu Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP. HCM - Thực trạng và giải pháp.pdf (Trang 39 - 42)