Trong thời gian gần đây tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA đã có nhiều tiến triển tốt số vốn ODA được ký kết và giải ngân năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các dự án ODA đều chậm tiến độ. Bên cạnh đó công tác quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam cũng còn có những mặt yếu kém và đứng trước những khó khăn, thách thức, nhất là ở các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi và đánh giá dự án. Qua phân tích đánh giá việc thu hút, cũng như quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua có thể thấy còn tồn tại những mặc hạn chế sau:
- Nhận thức chưa đúng và đầy đủ về vai trò và bản chất của nguồn vốn ODA, một số cơ quan quản lý và tiếp nhận ODA, quan niệm ODA không hoàn lại là Chính phủ cấp không và vốn vay ODA sẽ do Chính phủ trả. Chính từ nhận thức sai lệch này đã dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn ODA kém hiệu quả và nhiều dự án không có khả năng trả được nợ. Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài Chính về việc kiểm tra về tình hình thực hiện và quản lý vốn ODA tại một số bộ ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đã phát hiện 34 dự án gặp khó khăn trả nợ vốn vay, chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến;
- Hệ thống văn bản pháp quy thiếu tính đồng bộ, thiếu nhất quán hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh. Cụ thể, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng (như Nghị định 52/CP, Nghị định 07/CP và Nghị định 12/CP) và Quy chế đấu thầu (Nghị định 88/CP, Nghị định 06/CP, Nghị định 14/CP) đang bị nhiều tác động không ổn định, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt đối với các văn bản pháp quy liên quan khác trong khi chưa có hướng dẫn thực hiện rõ ràng khiến cho các địa phương và Ban QLDA gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện lập dự toán, thẩm định dự án, lập thẩm định hổ sơ thiết kế, dự toán... gây chậm trễ thực hiện dự án;
- Công tác chuẩn bị thực hiện dự án còn chậm, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: công tác đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng đối với các dự án có xây dựng cơ bản còn nhiều vướng mắc, công tác thẩm định và phê duyệt dự án đòi hỏi phải có phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ ở nhiều giai đoạn khác nhau gây ra sự chậm trễ và thiếu linh hoạt, công tác đấu thầu chậm trễ và việc tổ chức đầu thầu ở nhiều nơi chưa tốt dẫn đến phải trình duyệt nhiều lần. Bên cạnh đó, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam còn rườm rà và quy định của một số nhà tài trợ còn rất phức tạp;
- Vốn đối ứng nhiều lúc còn chưa đảm bảo kịp thời cho tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
- Năng lực và kinh nghiệm của các Ban QLDA tại Trung ương và Địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt về đấu thầu và quản lý hợp đồng dẫn đến phải trình duyệt nhiều lần làm kéo dài thời gian xử lý, gây chậm trễ cho tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
- Việc chuẩn bị dự án chưa thật kỹ dẫn đến những thay đổi trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, chất lượng thiết kế dự án chưa cao hoặc thiết kế các dự án phức tạp, gồm nhiều cấu phần khác nhau trong một
; - Hiệu quả của các dự án từ nguồn vốn ODA cũng như việc vận hành và khai thác nó sau khi đưa vào sử dụng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều dự án kém hiệu quả. Theo ông Klaus Rohland, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý toàn diện ODA” nhận định “90% các dự án tại Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu chỉ tiêu thực tế và chưa đáp ứng thoả đáng mục tiêu phát triển kinh tế ví như xây một khu dân cư rổi để đấy, 5 năm sau mới xây tiếp bệnh viện và trường học”. Việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ ở Việt Nam trong nữa đầu năm 2005 là có hiệu quả nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta phải tập trung hơn nữa vào chất lượng đầu tư, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn thiên về số lượng. Theo ông nếu không có chất lượng thì đầu tư chỉ là một sự lãng phí.