III. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XNK ĐÀ NẴNG
1. Môi trường cạnh tranh
1.1 Bối cảnh cạnh tranh của công ty
Xuất nhập khẩu là hoạt động được nước ta chú trọng trong những năm trở lại đây. Theo phương hướng phát triển giai đoạn 2000-2010.
Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong giai đoạn này Việt Nam trở thành thành viên WTO đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiêp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tình hình kinh tế trong nước trong những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 7%/năm sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh.
Thị trường trong nước tiêu thụ mạnh do thu nhập bình quân đầu người tăng cao, số người giàu ngày một tăng lên. Tuy bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp không ít những khó khăn.
Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty nước ngoài, với lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về mọi mặt đặc biệt là vốn và khả năng quản lí, giá cả nguyên vật liệu trong nước và thế giới tăng cao.
Thương hiệu của các công ty trong nước chưa được chú trọng phát triển, đây là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập.
Vì vậy hơn lúc nào hết các công ty trong nước nhất là các công ty XNK cần tranh thủ cơ hội và khắc phục những khó khăn, để đẩy mạnh hoạt động XNK, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.
1.2. Năng lực cạnh tranh chung của Việt nam ảnh hưởng đến Doanh nghiệp XNK XNK
Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006-2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 86.
Trong khi đó, thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81, trong tổng số 117 quốc gia được xếp hạng. Như vậy, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm 2006 đều sụt giảm so với năm 2005.
Những số liệu về xếp hạng và điểm xếp hạng trên cho thấy, Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chống tham nhũng.
Tuy nhiên, tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp những diễn biến của nhiều quốc gia. Hơn nữa, mặc dù chống tham nhũng dường như bắt đầu được cộng đồng đánh giá cao, nhưng lãng phí trong khu vực nhà nước vẫn là vấn đề nổi cộm và việc chống lãng phí chưa thực sự tạo được niềm tin trong cộng đồng.
Phân tích trên cho thấy Việt Nam có nhiều nỗ lực cải thiện các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa nhiều trong việc cải thiện các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Chất lượng tăng trưởng thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu gặp không ít khó khăn khi tồn tại trong môi trường cạnh tranh có thể nói là thấp, các cơ chế chính sách tuy có nhiều đồi mới những chưa bắt kịp với các nước khu vực và thế giới.
Vấn đề cửa quyền trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tồn tại, đã đẩy chi phí của các doanh nghiệp lên cao. Hoạt động xuất nhập khẩu thông qua trung gian tuy đã được cải thiện đáng kế nhưng chưa hẳn đã loại bỏ hoàn toàn.
Do vậy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng nói riêng sẽ phần nào chịu tác động.
2. Phân tích năng lực tài chính
2.1 Tầm quan trọng của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty là bảng phản ánh chi tiết các hoạt động kinh doanh của toàn công ty, thông qua đó có thể thấy được doanh thu lợi nhuận. Đây là cơ sở để các nhà quản lí doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhằm phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu, nâng cao tính cạnh tranh của công ty, tạo được uy tín cho khách hàng và đứng vững được trên thị trường.
Đối với các nhà đầu tư đây là cơ sở để họ quyết định xem có nên tham gia góp vốn vào công ty hay không? Thông qua việc phân tích khả năng sinh lợi hàng năm và các rủi
Đối với các chủ nợ đây là cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ, dựa vào bản báo cáo tài chính họ phân tích để đưa ra quyết định cho vay hay không?
Tóm lại bản báo cáo tài chính công ty là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, thì năng lực tài chính cần phân tích kĩ để khái quát được tình hình tài chính, xem mức độ cạnh tranh so với các đối thủ. Từ đó có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời những mặt chưa làm được như: Khả năng huy động vốn, phương pháp quản trị tình hình tài chính.. Nhằm giúp cho hoạt động tài chính của công ty trở nên ổn định và hiệu quả
2.2 Phân tích năng lực tài chính công ty XNK Đà Nẵng(03-06)
Trong quá trình phân tích năng lực tài chính cần dựa vào các số liệu: * Báo cáo tài chính hằng năm
* Bảng cân đối kế toán hàng năm
+ Báo cáo tài chính thời kì 04-06(ĐVT:1000đ)
Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu BH và
cung cấp DV 01 929.298.042 1.192.013.805 1.382.149.360
Các khoản giảm trừ
doanh thu 02 975.556 1.313.335 3.083.179
Doanh thu thuần về
BH và
cung cấp DV 10 928.313.485 1.190.700.470 1.379.066.127
Giá vốn hàng bán 11 188.702.436 1.164.498.006 1.347.193.763
Lợi nhuận gộp về BH
và cung cấp DV 20 2.241.049 26.202.463 27.872.363
Doanh thu hoạt động tài
chính 21 1.067.421 2.797.446 3.964.841
Chi phí tài chính 22 5.124.001 10.202.123 10.332.477 Trong đó chi phí lãi vay 23 2.756.545 6.577.770 7.407.554 Chi phí bán hàng 24 260.244 23.567.906 13.670.315 Chi phí quản lí DN 25 850.113 2.870.057 703.395
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 30 2.074.110 4.359.822 5.153.631
Thu nhập khác 31 629.614 7.185.790 3.859.862
Chi phí khác 32 610.156 2.214.266 193.286
Tổng lợi nhuận trước
thuế(50=30+40) 50 2.888.862 6.611.700 7.512.944
chi phí thuế thu nhập
DN hiện hành 51 808.881 1.851.276 2.103.624
Chi phí thuế thu nhập
DN hoãn lại 52 7446827
Lợi nhuận sau
thuế(60=50-51) 60 2.079.980 4.760.424 5.409.320
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Bảng cân đối kế toán thời kì 03-06:ĐVT(1000đ)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: nghìn đồng
Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2004/2003 2006/2005
Chênh Lệch TL(%) Chênh Lệch TL(%) TÀI SẢN TSLĐ&ĐTNH 104.242.00 5 154.965.541 198.618.854 235.196.232 50.723.536 32,73 36.577.378 18,42 Vốn bằng Tiền 5.846.206 7.230.518 10.122.725 15.978.675 1.384.312 19,15 5.855.950 57,85 Đầu tư ngắn hạn 217.060
Khoản phải thu 65.187.274 71.126.701 92.464.711 95.964.580 5.939.427 8,35 3.499.869 3,79 Hàng tồn kho 27.338.560 71.118.015 88.985.019 109.547.319 43.779.455 61,56 20.562.300 23,11 TSLĐ khác 5.652.905 5.420.307 7.046.399 13.705.657 (232.598) (4,29) 6.659.258 94,51 TSCĐ&ĐTDH 21.409.650 21.349.402 27.309.667 25.352.635 (60.248) (0,28) (1.957.032) (7,17) TSCĐ 10.291.924 12.458.301 16.195.791 19.594.308 2.166.377 17,39 3.398.517 20,98 ĐTDH 11.117.726 8.891.101 1.113.876 4.797.100 (2.226.625) (25,04) 3.683.224 330,67 CPXDCB 6.588 Quỹ dài hạn 805.222 Tổng tài sản 125.561.595 176.314.94 4 225.928.522 260.548.868 50.753.349 28,79 34.620.346 15,32 NGUỒN VỐN Nợ phải trả 109.560.129 153.748.32 1 182.757.122 239.215.776 44.188.192 28,74 56.458.654 30,89 Nợ ngắn hạn 10.524.022 149.375.13 7 177.756.423 237.264.286 138.851.115 92,95 59.507.863 33,48 Nợ dài hạn 1.137.391 856.191 1.061.677 1.951.490 (281.200) (32,84) 889.813 83,81
Nguồn vốn CSH 16.055.466 22.566.623 43.171.400 21.333.091 6.511.157 28,85 (21.838.309) (50,59) Tổng nguồn vốn 125.561.595 176.314.94 4 225.928.522 260.548.868 50.753.349 28,79 34.620.346 15,32 (Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Trong công ty, tài chính là khâu quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, và là niềm tin để các đối tác kinh doanh tin tưởng trong quá trình hợp tác kinh doanh với đơn vị mình.
Ngoài ra tài chính doanh nghiệp còn là thế mạnh để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính vững mạnh, thì việc sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi sản phẩm cung ứng trên thị trường có sức cạnh tranh cao.
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay thì tài chính doanh nghiệp là yếu tố sống còn của công ty. Bất cứ một chiến lược kinh doanh nào khi đưa ra bàn thảo đều phải đáp ứng được tiêu chí đầu tiên là thực lực tài chính, nghĩa là: Có đủ sức tài trợ hay không?
Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính đối với mỗi một doanh nghiệp. Nên việc phân tích tình hình tài chính để đưa ra những quyết sách nhằm tăng tiềm lực tài chính, là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi một doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, nhìn về qui mô tài chính thì việc so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài là điều không thể, do hầu hết các doanh nghiệp chúng ta, là doanh nghiệp vừa và nhỏ, qui mô tài chính hạn chế, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao phát huy tối đa những gì đang có, cố gắng lách qua những khe hẹp của thị trường để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
Do vậy mỗi một doanh nghiệp cần xây dựng được cho mình một chiến lược tài chính dựa trên năng lực hiện có.
Muốn xây dựng được chiến lược tài chính phù hợp, đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực tài chính hiện tại của công ty qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính dựa trên số liệu báo cáo tài chính, kế toán hàng năm.
Từ đó đề ra chính sách phát triển đúng hướng , nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng để đưa ra được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, thì yêu cầu đầu tiên là phải đánh giá được tình hình tài chính hiện tại.
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty XNK Đà Nẵng thời kì 04-07.a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=lợi nhuận/ doanh thu a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu=lợi nhuận/ doanh thu
Đây là chỉ tiêu phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm, chỉ tiêu này cho biết cứ 100đ doanh thu thì bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra.
Nếu chỉ số này càng lớn tức là lợi nhuận tạo ra cao so với doanh thu có được, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả. Ngược lại nếu chỉ số này thấp có nghĩa là lợi nhuận tạo không như doanh nghiệp mong muốn, do vậy cần mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên để có hướng khắc phục.
Dựa vào chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đánh giá được sức cạnh tranh nội tại của mình, nếu như tỷ số này luôn đạt mức thấp và kéo dài trong khoảng thời gian mà không có hướng khắc phục, thì doanh nghiệp đang có nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi đội ngũ các nhà quản lí doanh nghiệp phải đưa ra các quyết sách kịp thời và đúng đắn để cứu lấy doanh nghiệp mình.
Chỉ tiêu này có thể đem so sánh giữa các công ty với nhau, tuy rằng mỗi một doanh nghiệp có chính sách phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhưng đều có chung mục đích là tạo ra lợi nhuận. Dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng ngành, thông qua việc so sánh tỷ suất lợi nhuận so với đối thủ.
Tóm lại chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này thấp chắc chắn năng lực cạnh tranh của công ty có vấn đề, cần xem xét, phân tích, đánh giá kỹ để đưa ra các quyết sách hợp lí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dựa vào các số liệu có được của công ty tình hình tỷ suất lợi nhuận thời kì 03-06 tính được như sau:
Năm 2003 2004 2005 2006
TSLN(%) 0,95 0,67 6,03 2,73
Tỉ số này trong thời kì 03-06 biến động không theo qui luật, mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đều theo các năm nhưng tỉ suất lợi nhuận đi theo đường zixzăc, tuỳ vào sự biến động của thị trường hàng năm mà lợi nhuận thu được khác nhau.
Năm 2003 doanh thu thuần đạt trên 99 tỉ đồng, trong năm này cứ 1000đ doanh thu thì tạo ra được 0,95đ lợi nhuận đây là con số khá thấp. Đến năm 2005 doanh thu thuần tăng lên đạt mức trên 1.313 tỷ đồng và cứ 1000đ doanh thu tạo ra được 6,03đ lợi nhuận. sau 2 năm tỉ suất lợi nhuận tăng trên 6 lần cho thấy tình hình công ty đang tiến triển tốt, lợi nhuận và doanh thu không ngừng tăng lên, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận được cải thiện đáng kể cho thấy những nổ lực cố gắng của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên toàn công ty.
Tuy rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể nhưng, tỉ suất lợi nhuận toàn công ti còn khiêm tốn, trong giai đoạn tới cần có những bước đi cụ thể và hợp lí, xác định cho được những nguyên nhân làm cho tỉ suất lợi
nhuận không được như mong muốn, để có những biện pháp kịp thời nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận trong thời gian tới.
b. Chỉ số thanh khoản hiện thời = Giá trị TSLĐ/Giá trị nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Nếu hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, báo hiệu nguy cơ phá sản. Ngược lại nếu chỉ số này quá lớn tức là doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài, lãng phí nguồn vốn. Chỉ tiêu này hợp lí ở mức 2.
Tuy nhiên tùy vào tình hình tài chính ở mỗi công ty mà các chỉ số này sẽ khác nhau, khi tiến hành phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến giá trị tài sản lưu động và Giá trị nợ ngắn hạn. Do vậy việc xác định chính xác 2 chỉ tiêu này ở doanh nghiệp. Quyết định đến chỉ số thanh khoản.
Do đặc điểm kinh doanh khác nhau ở từng công ty nên, giá trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được cấu thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong đó giá trị tài sản lưu động bao gồm: nợ ngắn hạn, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm các khoản: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn phải trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Chỉ số thanh khoản hiện thời của công ty XNK Đà Nẵng được tính dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm như sau:
Năm 2004 2005 2006
chỉ số thanh khoản(ĐVT: lần)
1,12 1,04 0,99
Qua các chỉ số thanh khoản được tính từ số liệu cho thấy, chỉ số năm sau luôn thấp hơn năm trước tức là: Giá trị nợ ngắn hạn không ngừng tăng lên hàng năm.
Tình hình nợ ngắn hạn không ngừng tăng nhưng luôn nằm trong tình trạng có thể kiểm soát được.
Năm 2003 giá trị nợ ngắn hạn chỉ đạt trên 10 tỉ nhưng sau 3 năm đến 2006 giá trị nợ lên đến trên 237 tỉ. Cho thấy khoản nợ ngắn hạn không ngừng tăng, chứng tỏ tình hình kinh doanh ngày càng được mở rộng.
Chỉ số thanh khoản hiện thời của công ty qua các năm luôn nằm trong giới hạn lớn hơn 1. Chỉ riêng năm 2006 chỉ số này bé hơn một nhưng không đáng kể.
Từ các chỉ tiêu đó cho thấy rằng tình hình nợ ngắn hạn thời kì 04-06 tương đối tốt, các đối tác kinh doanh có thể yên tâm về các khoản cho công ty vay trong ngắn hạn. Nếu các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán thì công ty có thể trả nợ.
Đối với các nhà đầu tư đây là tín hiệu có thể chấp nhận được để tiến hành các hoạt