PHẲNG” HÌNH HỌC LỚP 10 – BAN NÂNG CAO
2.3.2.4. Bước 4: Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh khi thảo luận nhóm trong giờ học hợp tác môn toán
nhóm trong giờ học hợp tác môn toán
GS triết học Lipman (Đại học Columbia) cho rằng: “Cần dạy trẻ em cách tư duy ngay từ khi chúng bắt đầu đến trường học, bởi vì con người mang bản chất vừa cảm tính, vừa lý tính. HS cần được rèn luyện các kỹ năng tư duy để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống”. Các kỹ năng này được rèn luyện tốt nhất thông qua ngôn ngữ, trong môi trường có nhu cầu giao tiếp, HS được hội thoại để phát triển khả năng tư duy. Trong môi trường đối thoại, HS thực hiện hoạt động tự chất vấn và tự trả lời, đồng thời trao đổi với bạn bè để giải quyết vấn đề. Richard. W. Paut (Đại học Sônma State) gọi cách tư duy như vậy là tư duy hội thoại. Theo Ông thì tư duy hội thoại là một chiến lược điều hòa bản năng và lý trí.
Bloom cho rằng: “Tư duy có phê phán” đồng nghĩa với “đánh giá”, đó là cấp độ cao nhất trong sáu kỹ năng tư duy. Một người có tư duy phê phán phải hiểu được người khác, tức là ngoài tư duy của bản thân còn cần hiểu tư duy của người khác. Chúng tôi quan niệm rằng: Nếu HS được rèn luyện kết
hợp “Tư duy hội thoại” và “Tư duy có phê phán” thì sẽ rèn luyện được tư duy hội thoại có phê phán.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề ra giải pháp rèn luyện kỹ năng tư duy trong 4 giai đoạn khi thảo luận nhóm như sau:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu vấn đề sẽ tham khảo. Giai đoạn 2: Trình bày và lắng nghe.
Giai đoạn 3: Hoạt động tư duy hội thoại có phê phán.
Giai đoạn 4: Tổng hợp, kết luận vấn đề và phát triển vấn đề.