k. Học tập theo dự án
1.1.5.4. Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho HS
Kĩ năng 1: Kĩ năng giao tiếp
Có thể nói: “giao tiếp là sự trao đổi và chia sẽ những ý nghĩ và cảm xúc thông qua hệ thống các kí hiệu được hiểu gần như thống nhất giữa những người cùng tham gia”. Có hai loại kỹ năng giao tiếp: truyền đạt và tiếp nhận. Để thể hiện ý tưởng, niềm tin, cảm nhận,…thì mỗi HS phải có khả năng truyền đạt. Mỗi HS cũng phải có khả năng tiếp nhận thông tin một cách chính xác sao cho bản thân có thể hiểu được các ý tưởng, niềm tin, cảm nhận,…của người khác. Qua truyền đạt và tiếp nhận, hai HS có thể làm sáng tỏ mục tiêu chung, thuyết phục nhau, theo dõi bạn mình, thống nhất hành động, chia sẻ nguồn lực, giúp đỡ lẫn nhau và thúc đẩy nhau hoạt động.
Kĩ năng 2: Kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau
Sự tin tưởng thể hiện ở những hành vi cởi mở, chia sẻ, chấp nhận, ủng hộ và những ý muốn hợp tác. Khi đánh giá hành vi được tin tưởng của một HS, điều quan trọng là sự chấp nhận và ủng hộ của một người đối với những đóng góp của các thành viên khác, điều này không có nghĩa là người đó phải đồng ý với mọi điều mà những người khác nói ra. Một cá nhân có thể bộc lộ sự chấp nhận và ủng hộ trước sự cởi mở và chia sẻ với người khác trong khi vẫn nói lên các ý tưởng khác cũng như các quan điểm đối lập. Đây là một điểm quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau.
Kĩ năng 3: Kĩ năng kèm cặp nhau trong học tập
Kĩ năng này sẽ được rèn luyện thông qua hàng loạt các vai trong các tình huống học tập hợp tác do GV xây dựng và HS thực hiện.
Kĩ năng 4: Kĩ năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo được định nghĩa là sự thể hiện những hành động giúp cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình thảo luận và trao đổi sẽ có những xung đột giữa các tư tưởng, ý kiến, kết luận, lí thuyết lời giải và phương pháp giải Toán,…gây ra những cuộc tranh luận là một khía cạnh quan trọng của học tập hợp tác. Sau đây chúng tôi trình bày các bước rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS:
Bước 1: Tạo ra bối cảnh hợp tác: tức là làm cho HS nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến sự vui buồn của người khác.
Bước 2: Xây dựng và tổ chức các cuộc tranh luận về kiến thức. Tạo ra những mâu thuẫn về nhận thức để HS có cơ hội rèn luyện tư duy phê phán.
Bước 3: Dạy cho HS cách thỏa thuận và thống nhất ý kiến.
Bước 4: Dạy cho HS cách hòa giải.
Tiến trình rèn luyện kĩ năng hợp tác cho HS là: GV chọn một số kĩ năng quan trọng cần quan sát, cử ra HS làm nhiệm vụ cụ thể trong vai của mình như: nhóm trưởng, thư ký, quan sát viên, thành viên, sau đó GV quan sát và can thiệp khi cần thiết. Những HS được cử làm quan sát viên đánh giá xem các bạn trong lớp đã thể hiện những kỹ năng hợp tác như thế nào. GV tổ chức cho HS tiến hành nhận xét nhóm, sử dụng các quan sát viên như một nguồn phản hồi. Nhận xét toàn lớp, tóm tắt thông tin phản hồi từ những dữ liệu quan sát được của GV. Các thành viên nhóm đặt ra các mục tiêu trong việc thể hiện các kỹ năng hợp tác ở lần hoạt động nhóm tiếp sau.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học Hìnhhọc ở trường THPT