Tiến trình tiết học của bài: Đường tròn.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chươngphương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 69 - 73)

- Hoạt động 2: Thảo luận về thống nhất đáp án chung của cả nhóm qua đó có nhận biết thống nhất về kiến thức phương trình tổng quát.

4. Tiến trình tiết học của bài: Đường tròn.

Tình huống 1: Tìm hiểu về cách viết phương trình đường tròn(bằng con đường phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếu học tập rồi thảo luận nhóm thống nhất bài làm).

Tình huống 2: Xác định tâm và bán kính đường tròn khi biết trước phương trình đường tròn (bằng con đường phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếu học tập rồi thảo luận nhóm thống nhất bài làm).

Tình huống 3: Tổng kết kiến thức cả bài học và thông báo điểm thi đua (thông qua hợp tác giữa các nhóm và giữa GV với HS).

5. Tiến trình giờ học

Tình huống 1: Tìm hiểu về cách viết Phương trình Đường tròn

- Hoạt động 1: Phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếuhọc tập 1 học tập 1

Đây là con đường nhận biết khái niệm bằng việc tham khảo kiến thức chung trong SGK và tự thực hành hoạt động đơn giản trong phiếu học tập theo sự phân công của nhóm và khả năng của cá nhân học sinh. HS được hợp tác trong tình huống cùng nhau luyện tập để hoàn thành nhiệm vụ chung trong phiếu học tập. GV tạo nhu cầu hợp tác dựa vào việc tạo nhiệm vụ chung là phiếu học tập phù hợp với các học sinh trong một nhóm có thể cùng nhau phân chia công việc và hoàn thành.

Nhiệm vụ hợp tác: Mỗi em trong nhóm phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếu học tập 1.

PHIẾU HỌC TẬP 1: Bài 1: Cho hai điểm P(-2;3) và Q(2;-3).

a) Hãy viết phương trình đường tròn tâm P và đi qua Q. b) Hãy viết phương trình đường tròn đường kính PQ.

Bài 2: Tham khảo ví dụ trang 92 SGK và viết phương trình đường tròn đi qua ba điểm M(1;-2), N(1;2), P(5;2) theo 2 cách

- Hoạt động 2: Thảo luận về thống nhất đáp án chung của cả nhóm qua đó có nhận biết thống nhất cách viết phương trình đường tròn.

Tình huống 2: Xác định tâm và bán kính đường tròn khi biết trước phương trình đường tròn

- Hoạt động 1: Phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếuhọc tập 2 học tập 2

Nhiệm vụ hợp tác: Nhóm HS phân chia và cùng thực hiện công việc trong phiếu học tập 2.

PHIẾU HỌC TẬP 2:

Bài 3: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình đường tròn?

a) 3x2 + 3y2 + 2003x – 17y = 0; b) x2 + y2 – 2x – 6y + 103 = 0; c) x2 + 2y2 – 2x + 5y + 2 = 0; d) x2 + y2 – 2xy + 3x – 5y – 1 = 0;

- Hoạt động 2: Thảo luận về thống nhất đáp án chung của cả nhómqua đó có nhận biết thống nhất về kiến thức phương trình tổng quát. qua đó có nhận biết thống nhất về kiến thức phương trình tổng quát.

Tình huống 3: Tổng kết kiến thức cả tiết học và thông báo điểm thi đua.

ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU HỌC TẬP

a) Đường tròn ( )C tâm P đi qua Q có bán kính là

2 2

(2 2) ( 3 3) 52

R=PQ = + + − − =

Vậy phương trình của (C) là (x+2)2 + −(y 3)2 = 52

b) PQ là đường kính nên bán kính của đường tròn là bằng 1

2PQ và tâm đường tròn là trung điểm của đoạn PQ. Ta có

1

52 13

2

R= = ; trung điểm của PQ là O(0;0). Vậy phương trình đường tròn là: x2 +y2 =13.

Bài 2: Vậy phương trình đường tròn là: (x−3)2 +y2 =8.

Bài 3: a) là phương trình của đường tròn, b), c), d) không phải là phương trình đường tròn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã dựa trên cơ sở Triết học, Giáo dục học, Tâm lý học lứa tuổi học sinh THPT, mục tiêu giáo dục ở trường THPT và đặc điểm nội dung môn toán THPT, qua đó chúng tôi đã chỉ ra được một số đặc điểm của HHKG trong chương trình Toán ở trường THPT và đặc điểm cơ bản trong nhận thức luận hình học của HS. Đồng thời chúng tôi đưa ra định hướng tổ chức dạy học hợp tác môn toán ở trường THPT là: Tổ chức dạy học hợp tác ở trường THPT cần bao hàm việc kết hợp giữa dạy học hợp tác, học tranh đua và tư duy độc lập. Trong đó tư duy độc lập là nền tảng cơ bản, bối cảnh hợp tác là môi trường dạy học và ý thức thi đua là động lực.

Để tổ chức dạy học hợp tác có hiệu quả cần quan tâm toàn diện các mặt giáo dục, trong đó chú trọng nhất là nội dung, đối tượng HS và điều kiện dạy học. Mỗi nội dung dạy học cần phải được GV thiết kế thành những tình huống dạy học hợp tác, tình huống dạy học hợp tác là xác định rõ mục tiêu học tập cho mỗi HS trong một nhóm, phù hợp với nhận thức của HS và tạo nhu cầu hợp tác trong học tập. Để thiết kế các nội dung học tập hợp tác, ta có

thể dựa theo định hướng sau: tạo ra những cách suy luận khác nhau để tạo ra những tình huống thảo luận, dựa trên sự khác nhau về vai trò của mỗi cá nhân, dựa trên những khía cạnh khác nhau của kiến thức hoặc tạo ra mục tiêu về sản phẩm chung.

Dựa trên những cơ sở lý luận trên, chúng tôi đã thiết kế tổ chức 3 giờ dạy học hợp tác đại diện cho các tình huống dạy học môn Toán. Qua việc thiết kế và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy: Tổ chức học tập môn Toán theo phương pháp hợp tác nói chung và dạy học chương : phương pháp tạo độ trong mặt phẳng , Hình học 10 ban nang cao nói riêng không chỉ giúp việc lĩnh hội kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực hợp tác cho HS, phát huy vai trò, trách nhiệm qua lại giữa cá nhân và tập thể, tăng tình bạn trong lứa tuổi HS. Dạy học hợp tác có thể thực hiện được với tất cả HS đại trà và nên sử dụng các phương tiện dạy học. Các ví dụ trên đóng góp một phần trong việc nghiên cứu thiết kế các giờ học môn Toán theo PPDH hợp tác.

Chương 3.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học trong việc đánh giá hiệu quả của việc vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chương “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”, hình học lớp 10 ban nâng cao theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong quá trình làm đề tài, do giới hạn bởi một số yếu tố khách quan, nên chúng tôi thống nhất chọn 3 bài trong chương “phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” để tiến hành nội dung TN:

TT TÊN BÀI DẠY SỐ TIẾT

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chươngphương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 69 - 73)