Cơ sở để định hướng 1 Cơ sở triết học

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chươngphương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 45 - 48)

PHẲNG” HÌNH HỌC LỚP 10 – BAN NÂNG CAO

2.2.1. Cơ sở để định hướng 1 Cơ sở triết học

2.2.1.1. Cơ sở triết học

Trong cuốn: “Tiếp cận các PPDH không truyền thống trong dạy học toán ở Đại Học và Phổ Thông”, GS. TS. Đào Tam đề cập đến việc rèn luyện cho HS, SV nhiều kỹ năng và năng lực quan trọng, chúng ta có thể kể đến như: kỹ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn thông tin, kỹ năng xử lí tổ chức, đánh giá thông tin và nội dung học tập, kỹ năng giao tiếp và quan hệ tự học,

kỹ năng quản lí tự học,…Ngoài ra còn có nhiều năng lực khác như: năng lực tư duy khoa học, năng lực phát hiện các đối tượng, năng lực nắm các khái niệm, các quan hệ toán học, năng lực khai thác tiềm năng SGK, năng lực dự đoán phát hiện vấn đề, năng lực đánh giá phê phán,…Tất cả những kỹ năng và năng lực đó đều là những cơ sở triết học có thể cung cấp những triết lí quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác.

Trong [24], Giáo sư A.N.Lêônchép (1903-1979) đã đề cập rất nhiều đến tính hợp tác, đến tính xã hội trong tâm lý học, cụ thể như: “Một quan điểm hoàn toàn khác đặc trưng cho những tác phẩm tâm lý học coi con người trước hết như một tồn tại xã hội và tìm lời giải về những đặc điểm tinh thần ở người trong lịch sử xã hội. Những tác phẩm đó tạo nên phái lịch sử, xã hội học trong tâm lý học,…và do đó, “xã hội là nguyên lý giải thích cá thể” ”. Cũng trong cuốn đó tác giả đã đề cập đến sự phát triển có tính xã hội lịch sử của con người, đề cập đến vấn đề con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử, đề cập đến cá thể và môi trường, con người và xã hội. Được thể hiện rõ nét qua những trích dẫn dưới đây:

- Trong đó những biến đổi hình thái được di truyền giữ lại, diễn ra trong mối liên hệ với sự phát triển hoạt động lao động và giao lưu và giao lưu ngôn ngữ tức là chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội. Sự phát triển bản thân nền sản xuất xã hội và tất cả những hiện tượng do sản xuất sinh ra lại là chuyện khác. Ở đây nảy ra phạm vi tác động đặc biệt của các quy luật hoàn toàn mới, đó chính là các quy luật lịch sử, xã hội, cộng đồng. Như vậy, giờ đây cá thể đã trở thành chủ thể của quá trình xã hội, nó vẫn đồng thời chịu cả tác động của các quy luật sinh vật (do tác động của các quy luật này cá thể tiếp tục có những biến đổi hình thái do sự phát triển sản xuất và giao lưu đòi hỏi), cả tác động của các quy luật xã hội (các quy luật này điều khiển cả sự phát triển bản thân nền sản xuất xã hội).

- Trong suốt lịch sử của mình, loài người đã phát triển được những sức mạnh và năng lực tinh thần vĩ đại nhất. Về phương diện này, mấy nghìn năm lịch sử xã hội đã mang lại nhiều hơn không biết bao nhiêu lần so với hàng triệu năm tiến hóa sinh vật. Những thành tựu trong quá trình phát triển năng lực và thuộc tính người đã gom góp truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, những thành tựu ấy cần phải được giữ lại.

- Vì con người là một tồn tại tự nhiên, nên đương nhiên nó không thể đứng ngoài sự tác động qua lại với môi trường. Vì vậy chúng ta không thể đặt vấn đề như sau: giữ vấn đề đó lại hay bỏ vấn đề đó đi trong tâm lý học người? Phải đặt vấn đề một cách khác: khi nói về con người, tức là khi vấn đề quan hệ “người – xã hội” trở thành vấn đề chủ yếu, thì cái gì là nội dung mới của vấn đề “cơ thể – môi trường”.

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: “mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau và không loại trừ một lĩnh vực nào”. Đây là một trong hai nguyên lí cơ bản của phép duy vật biện chứng. Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, có thể phân biệt thành các mối liên hệ: trong-ngoài, riêng-chung, trực tiếp-gián tiếp,…Các mối liên hệ này ràng buộc các sự vật, hiện tượng với nhau, kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nhau.

Quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể: cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hòa tan vào tập thể. Cá nhân không tồn tại một cách đích thực nếu không gắn với một tập thể nhất định. Thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích. Lợi ích hình thành nên sự liên kết giữa cá nhân và tập thể. Sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan trong quan hệ cá nhân-tập thể là điều kiện cần thiết để tập thể phát triển lành mạnh. Trong quá trình vận động và phát triển của cá nhân và tập thể, tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa: cá nhân với cá nhân và cá nhân

với tập thể. Song, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, nên cần phát hiện mâu thuẫn một cách kịp thời và phân biệt vị trí các loại mâu thuẫn để giải quyết. Cơ sở để giải quyết mâu thuẫn là: sự kết hợp hài hòa và toàn diện giữa lợi ích và nhu cầu, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc, ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ và hành vi của mỗi cá nhân trước tập thể. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể muốn phát triển tốt thì cần phải chống hai khuynh hướng cực đoan là tuyệt đối hóa tập thể, hoặc ngược lại, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Đây là hai khuynh hướng cần phải loại trừ vì nó có hại cho sự phát triển của tập thể và cá nhân.

Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người. Ý thức là sản phẩm xã hội, do nhu cầu giao tiếp và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người qui định. Tự ý thức là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế gới bên ngoài.

Tri thức kết hợp với xúc cảm, tình cảm, hình thành nên niềm tin, nâng cao ý chí, tính tích cực. Những yếu tố tinh thần đó khi biến thành hành động thực tế sẽ phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân.

Các phương pháp cơ bản xây dựng và phát triển lí thuyết khoa học gồm: phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, lịch sử và logíc,…

Như vậy, nói chung, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động trong mối quan hệ tương tác qua lại. Nói riêng, về mặt xã hội, mỗi con người đều có những mối liên hệ khăng khít với những người khác. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, quốc gia,…mà mở rộng ra toàn cầu. PPDH hợp tác dựa trên nguyên lí về mối liên hệ của phép duy vật biện chứng.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác vào dạy học chươngphương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 ban nâng cao (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w