Phân tích nội dung phần ''lực và khối lợng'' vật lý 7 THCS.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần lực và khối lư (Trang 30 - 32)

Bài tập thí nghiệm với việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh

2.3.Phân tích nội dung phần ''lực và khối lợng'' vật lý 7 THCS.

Chơng ''Lực và Khối lợng'' sách giáo khoa vật lý 7 là một chơng chiếm nhiều tiết nhất trong cả chơng trình: 27 tiết trong đó có 15 tiết nghiên cứu lý thuyết mới, 5 tiết bài tập, 4 tiết thực hành, 1 tiết tổng kết chơng, 2 tiết kiểm tra.

Nội dung cơ bản của chơng đề cập đến hai trong các khái niệm cơ bản nhất (lực, khối lợng) của vật lý học. Nhng có thể coi khái niệm lực là khái niệm trung tâm. Đây là hai khái niệm rất cơ bản đồng thời cũng là hai khái niệm rất khó không thể hình thành trong một vài tiết học mà phải đợc hình thành trong một quá trình lâu dài ở cả hai cấp học. Tuy vậy ngay từ đầu cũng phải xây dựng một số hiểu biết đúng đắn về khái niệm, các giai đoạn tiếp theo chỉ là củng cố, phát triển, đào sâu thêm chứ không phải xây dựng lại khái niệm. Chính vì vậy mà

ngay từ đầu khái niệm lực đã đợc xây dựng dựa vào sự tơng tác giữa các vật. ở

đây lực đợc định nghĩa là tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

Những kiến thức về trọng lực, lực đàn hồi, cách đo lực, biểu diễn lực, tổng hợp lực, lực ma sát, áp lực mở rộng những hiểu biết về lực, cung cấp những thí…

dụ cụ thể của những biểu hiện của lực …

Nh vậy ngay ở giai đoạn đầu (bậc THCS) những kiến thức về lực đã đợc hình thành một cách khoa học, khá sâu sắc.

Khái niệm khối lợng là một khái niệm cơ bản trong cả vật lý hiện đại. Nó có mặt trong hàng loạt các đại lợng vật lý khác (thế năng, động năng, động lợng) và đợc sử dụng khi nghiên cứu những hiện tợng vật lý rất khác nhau.

Tuy nhiên vì là một khái niệm rất trừu tợng đối với trình độ học sinh THCS nên trong chơng trình vật lý 7 không yêu cầu phải hình thành khái niệm. Ban đầu phải chấp nhận hiểu biết ít ỏi có sẵn của học sinh về khối lợng (thuật ngữ thờng dùng, đơn vị) sau khi nghiên cứu hiện tợng quán tính bằng thực nghiệm sẽ giới trhiệu cho học sinh về mối quan hệ giữa khối lợng và quán tính. Sau khi nghiên cứu về trọng lực, trọng lợng, sẽ nêu lên mối quan hệ giữa khối lợng và trọng lợng của vật. Bản chất của khái niệm khối lợng đợc bộc lộ dần qua các mối quan hệ đó.

Liên quan với khái niệm khối lợng, trong chơng còn đề cập đến khái niệm khối lợng riêng. Để chuẩn bị cho học sinh học chơng ''áp suất chất lỏng và chất khí'', đồng thời với khái niệm khối lợng riêng còn đề cập tới khái niệm trọng l- ợng riêng.

Khối lợng và trọng lợng là hai khái niệm có liên quan khăng khít với nhau. ở

một nơi xác định trên trái đất thì trọng lợng tỷ lệ với khối lợng của vật đó (p =m.g) nhng bản chất vật lý của chúng thì hoàn toàn khác nhau.

Khối lợng là đại lợng vật lý đặc trng cho mức quán tính và tính hấp dẫn của các vật, đợc thể hiện trong các định luật cơ học của Niwtơn và định luật vạn vật hấp dẫn.

Trọng lực là lực hút của trái đất lên một vật đặt tại một điểm nhất định gần mặt đất. ở lớp 7, trọng lực này còn đợc gọi là trọng lợng của vật.

Muốn xác định đợc khối lợng của vật ta có thể dùng phơng pháp cân. Muốn xác định trực tiếp trọng lợng của vật thì ta phải dùng lực kế.

Sau đây ta sẽ phân tích nội dung của một số chủ đề trong chơng.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần lực và khối lư (Trang 30 - 32)