Bài tập thí nghiệm với việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh
2.1.4.2. Bài tập thí nghiệm định lợng
Bài tập thí nghiệm định lợng là loại bài tập mà khi giải ngoài việc chú ý đến hiện tợng vật lý học sinh còn phải quan tâm đến số đo của các đại lợng cần đo. Khi giải bài tập loại này học sinh cần phải thực hiện các công việc sau:
- Đo các đại lợng vật lý bằng các thiết bị trong thí nghiệm. - Tìm mối liên hệ giữa các đại lợng vật lý.
Bài tập thí nghiệm định lợng có thể các mức độ tăng dần nh sau:
+Mức độ một : - Cho thiết bị, hớng dẫn cách làm.
- Yêu cầu tìm quy luật đo đạc các đại lợng.
Ví dụ : Dùng thớc dây đo và tính thể tích của một chiếc cột nhà bằng gỗ tốt (có khối lợng riêng đã biết) từ đó xác định khối lợng của chiếc cột đó.
+ Mức độ hai : - Cho thiết bị.
- Yêu cầu thiết kế phơng án thí nghiệm, làm thí nghiệm để tìm qui luật hoặc đo đạc các đại lợng.
Ví dụ: Xác định khối lợng riêng của một chất lỏng bất kì với dụng cụ: Một cái chai, một cân và nớc đã biết khối lợng riêng.
+Mức độ ba : - Cho mục đích thí nghiệm .
-Yêu cầu lựa chọn chế tạo thiết bị thí nghiệm, thiết kế phơng án, tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ: Xác định khối lợng riêng của một chất lỏng bất kì.
- Bài tập thí nghiệm có vai trò rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên trong dạy học vật lý hiện nay việc sử dụng bài tập thí nghiệm còn hạn chế vì nhiều lý do khác nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu lý do khách quan và chủ quan của thực trạng trên.