Bài tập thí nghiệm với việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh
2.3.1. Sự tơng tác giữa các vật
Để đi đến hai kết luận của bài học thì ít nhất phải dựa vào hai thí nghiệm nh ở sách giáo khoa.
Từ thí nghiệm 1 nhận xét: Tác dụng của xe A lên xe B làm cho xe B đang nằm yên bắt đầu chuyển động (có nghĩa là vận tốc thay đổi).
Tác dụng của xe B lên xe A làm cho xe A chuyển động chậm lại (có nghĩa là vận tốc của nó thay đổi), suy ra cả hai xe đều tác dụng lẫn nhau và vận tốc cả hai xe đều thay đổi.
Từ thí nghiệm 2 nhận xét: Nam châm hút thép (nam châm cố định miếng thép chuyển động lại nam châm). Thép hút nam châm (Thép đứng yên nam châm chuyển động lại miếng thép).
Từ hai thí nghiệm trên rút ra kết luận:
- Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có vật khác tác dụng vào nó. -Tác dụng giữa các vật bao giờ cũng là tác dụng qua lại.
2.3.2. Lực
Với khái niệm lực trình bày nh ở sách giáo khoa, yêu cầu học sinh phải trả lời đợc câu hỏi : Lực là gì ? Giáo viên cần cho học sinh biết : Tuy tác dụng có tính hai chiều nhng để đơn giản, khi quan tâm đến vật nào thì chỉ nói đến những lực tác dụng vào vật đó mà thôi. Một số ví dụ về lực: Dùng tay bắt quả bóng đang bay, lấy chân đá vào quả bóng, . Cho học sinh thấy rằng: Ta không nhìn…
thấy lực, nhng nhận biết đợc lực qua những tác dụng của nó.
Cuối cùng giáo viên nêu định nghĩa về lực: Lực là tác dụng của vật này lên vật khác (không có tác dụng của các vật với nhau thì không thể có lực, lực không thể tách rời với tác dụng, không có tác dụng là không có lực).
Lực làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
2.3.3. Quán tính
Dựa trên cơ sở một số thí dụ, thí nghiệm để giới thiệu cho học sinh hiện tợng quán tính. Học sinh phải đợc rèn luyện óc quan sát, so sánh, khái quát hoá trừu t- ợng hoá, học sinh phải nắm đợc khái niệm quán tính. Đặc biệt phải thấy khi vật chuyển động thẳng đều thì vật không có lực tác dụng. Qua đó cũng cố thêm khái niệm lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động mà chỉ làm thay
đổi vận tốc chuyển động của vật mà thôi. Khi một vật đứng yên (v = 0) thì không thể tự nó làm thay đổi vận tốc để chuyển động đợc. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động đợc thì phải có lực tác dụng lên nó. Vậy câu hỏi đặt ra khi vật đang chuyển động, nếu không có lực tác dụng thì sao?. Để trả lời câu hỏi này cần phải thông qua nhiều thí nghiệm, quan sát, so sánh, phân tích, lập luận, t duy trừu tợng.
Giáo viên làm thí nghiệm nh sách giáo khoa hớng dẫn cho học sinh nêu lên đợc ''nếu lực cản trở càng nhỏ thì xe chuyển động càng xa. Nếu không có lực cản trở thì xe lăn mãi mãi (giữ nguyên vận tốc). Tính chất giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều của vật khi không có lực tác dụng lên vật hoặc khi lực tác dụng lên nó cân bằng lẫn nhau gọi là quán tính.
Vậy không chỉ đứng yên mà vật còn tự nó duy trì chuyển động thẳng đều, có nghĩa là khi chuyển động thẳng đều thì vật không cần một lực nào tác dụng cả (không có lực mà nó vẫn bảo toàn trạng thái của chuyển động).