Thực trạng đất khu dân c− nông thôn huyện Th−ờng Tín 1 Sự hình thành và phân bố các điểm dân c− nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 58 - 59)

- Tổng công suất KVA 42740 44760 5

a. Tình hình biến động dân số

4.2. Thực trạng đất khu dân c− nông thôn huyện Th−ờng Tín 1 Sự hình thành và phân bố các điểm dân c− nông thôn

4.2.1 Sự hình thành và phân bố các điểm dân c− nông thôn

Sự hình thành và phát triển các điểm dân c− nông thôn của huyện chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên nh− địa hình, khí hậu, thuỷ văn... và các yếu tố vận động của nền kinh tế - xã hội. Các yếu tố này tiếp tục còn tác động tới hình thức bố cục của điểm dân c− trong suốt quá trình phát triển của nó.

Hình thức bố cục điểm dân c− nông thôn của huyện Th−ờng Tín theo các dạng chủ yếu sau:

- Điểm dân c− bố cục theo dạng tuyến: Tiền thân của các điểm dân c− bố cục theo dạng tuyến là những điểm dân c− nhỏ bám dọc theo hai bên đ−ờng theo kiểu chuỗi điểm, sau đó do quá trình lịch sử dân c− ngày càng phát triển, các điểm dân c− lấn dần ra rồi nối tiếp thành chuỗi dài. Điển hình là các điểm dân c−: Đinh Xá, Hoàng Xá, Hạ Vĩ, Xâm Thụy, Xâm D−ơng 2, Đại Lộ. Hình thức này thuận tiện cho giao thông đi lại, song do phát triển theo tuyến hẹp và kéo dài nên có nhiều trở ngại cho việc bố trí các hoạt động của các công trình hạ tầng xã hội (tr−ờng học, nhà trẻ, y tế...).

- Điểm dân c− bố cục thành cụm, mảng lớn: Đó là thôn làng đ−ợc hình thành từ lâu đời, các c− dân quy tụ xung quanh t−ơng đối đều hoặc gồm nhiều điểm dân c− nhỏ (các xóm), trải qua thời gian phát triển, các điểm này hoà nhập với nhau thành các làng lớn có mật độ dân c− cao và diện tích lớn. Điển hình là các điểm dân c−: Hà Hồi, Th− D−ơng, Tự Nhiên, Bạch Liên, Ph−ơng Quế... Với hình thức này thuận tiện cho việc bố trí các công trình văn hoá, xã hội nh−ng do mật độ dân c− cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc cải tạo hệ thống giao thông và bảo vệ môi tr−ờng trong khu dân c−.

- Điểm dân c− bố cục phân tán: Chủ yếu là một số điểm dân c− mới hình thành. Tình trạng phân tán hết sức trở ngại cho việc hình thành cơ sở hạ tầng xã hội (tr−ờng học, nhà trẻ, y tế...), xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, n−ớc...) cũng nh− việc phát triển kinh tế - xã hội cho cả cộng đồng.

Các điểm dân c− nông thôn th−ờng có quy mô đất đai t−ơng đối ổn định. Xu thế chung hiện nay là các khu vực làng xóm có xu h−ớng tăng dần, trong khi đồng ruộng bị thu hẹp lại một cách t−ơng ứng. Trong khi đó dân số của các điểm dân c− liên tục tăng lên qua các năm. Mỗi năm đất đai cho làm nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn lại tăng thêm, làm thu hẹp ruộng đồng và tình trạng mất cân đối giữa quy mô dân số và quy mô đất đai ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, nhất là từ khi có chủ tr−ơng của Đảng về phát triển kinh tế nông thôn theo h−ớng sản xuất hàng hoá, nhiều nghề và làng nghề truyền thống của Th−ờng Tín đ−ợc phục hồi và mở rộng sản xuất. Những khu dân c− có ngành nghề hoặc nơi diễn ra các hoạt động dịch vụ thì phát triển một cách mạnh mẽ. Chính điều đó đã hình thành nên các khu trung tâm kinh tế trong các khu dân c−, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)