Sự thay đổi cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 31 - 32)

Trong thời gian qua sự phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn chủ yếu nhằm vào dân sinh nh− điện, đ−ờng, tr−ờng, trạm, n−ớc sạch, nâng cao mức sống của nhân dân và đáp ứng một số nhu cầu sinh hoạt văn hoá, xã hội. Thực tế nhiều điểm dân c− ch−a chú trọng đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chẳng hạn, khi xây dựng hệ thống điện, n−ớc mới chỉ tính toán cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình, vì thế hệ thống điện, n−ớc hiện thời không có khả năng phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngay cả sản xuất nông nghiệp với cấp độ và mức độ cao. Trong hệ thống giao thông, đ−ờng sá mới chỉ thích hợp cho việc đi lại thông th−ờng, đ−ờng nhỏ, đ−ờng cấp phối hoặc rải nhựa mỏng, không thích hợp với vận chuyển hàng hoá.

ở những nơi đ−ợc gọi là đã phát triển mạnh cơ sở hạ tầng nông thôn, thì giờ đây xem xét lại, chính hệ thống hạ tầng này khi ra đời đã lạc hậu, không thích hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Mặt khác do xây dựng trong hoàn cảnh thiếu quy hoạch, ít vốn, nên chất l−ợng kém, chắp vá, nhất là do quản lý kém, nên chất l−ợng xây dựng các công trình càng kém. Hiện nay, hệ thống hạ tầng này đã bị đặt vào trạng thái xuống cấp nặng. Thêm vào đó hệ thống hạ tầng này mới dừng ở khâu xây dựng, ch−a có cơ chế vận hành thích hợp, ch−a có cơ chế trong việc tái sản xuất, vì thế không những bị xuống cấp, mà còn không có khả năng duy trì bảo d−ỡng, nâng cấp.

Nghiên cứu về sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thời gian qua, Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn [16] đã nhận định: “Sự phát triển hạ tầng

mới diễn ra mạnh ở một vài nơi ở đồng bằng sông Hồng, các nơi khác phát triển ch−a đ−ợc bao nhiêu, hoặc ch−a thực sự có đ−ợc sự phát triển. Hệ thống hạ tầng phát triển còn mang tính tự phát, ch−a diễn ra đồng bộ và theo một quy hoạch có tính đến sự phát triển dài hạn. Hệ thống hạ tầng phát triển vừa qua ở cấp độ thấp và có chất l−ợng thấp, không thích hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiến sâu vào kinh tế thị tr−ờng và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Nh− vậy nông thôn Việt Nam đang tiến triển trong sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng. Đây sẽ là một yếu tố kìm hãm lớn đến sự chuyển đổi trong kinh tế - xã hội ở nông thôn. Để nông thôn phát triển, tạo động lực cho sự chuyển đổi nhanh chóng thích ứng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc phát triển cơ sở hạ tầng mang tính chất cách mạng ở cấp độ cao, quy mô rộng lớn trở nên cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 31 - 32)