Làng xã Việt Nam đã đ−ợc hình thành và phát triển từ lâu đời. Dù nằm trong khu vực điều kiện địa lý tự nhiên nào thì vấn đề vệ sinh môi tr−ờng cũng luôn luôn là vấn đề cần đ−ợc giải quyết cùng với điều kiện sản xuất, tập quán sinh hoạt của công đồng dân c− của phần lớn làng xã.
Theo đà phát triển kinh tế, đời sống vật chất của ng−ời nông dân đ−ợc cải thiện thì đồng thời cũng đặt ra những áp lực mới đối với việc bảo vệ vệ sinh môi tr−ờng. Cùng với sự phát triển sản xuất, sức ép của sự gia tăng dân số... khiến cho môi tr−ờng nông thôn bị ô nhiễm nặng hơn bởi các chất thải sinh hoạt sản sinh ra ngày càng nhiều mà không có biện pháp xử lý. Cụ thể:
Do quy mô chăn nuôi trong các hộ gia đình mang tính chất phân tán, mỗi gia đình có vài ba đầu gia súc, chuồng trại đặt tuỳ tiện, sát nơi ở là nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr−ờng ở nông thôn. Bên cạnh đó, do kinh tế phát triển, đời sống nông dân khởi sắc, tiêu thụ sản phẩm cho cuộc sống và sản xuất đa dạng, kéo theo đó rác thải ngày càng nhiều, phần lớn không tự tiêu huỷ đ−ợc mà phải trải qua một thời gian khá lâu mới phân huỷ.
2.2.4. Khu dân c− nông thôn n−ớc ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa. hoá, hiện đại hóa.
2.2.4.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hoá là xu thế tất yếu của các n−ớc trong quá trình phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá ở n−ớc ta đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc đề ra từ năm 1960 và liên tục đ−ợc thực hiện từ đó đến nay. Trên địa bàn nông thôn, nhiệm vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn cũng đ−ợc đặt lên hàng đầu trong các ch−ơng trình và mục tiêu phát triển.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bình [1], mục tiêu của công nghiệp hoá nông thôn là đáp ứng đồng thời hai mục đích:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá cao bằng cách tạo thị tr−ờng vững chắc cho sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến.
- Tạo công ăn việc làm, giải quyết nguồn lao động d− thừa trong nông thôn đặc biệt là lao động nông nhàn.
Xu h−ớng chính của quá trình công nghiệp hoá nông thôn là: - Khôi phục ngành nghề truyền thống ở địa ph−ơng.
- Phát triển ngành nghề mới, sản phẩm mới.
- Phát triển th−ơng mại và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống.
Sự phát triển mạnh mẽ của các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các làng nghề ở nông thôn là nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá nông thôn, nó đã có tác động về nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi tr−ờng ở các địa ph−ơng, đặc biệt là tại chính các khu dân c− nông thôn.
2.2.4.2. Những chuyển biến của điểm dân c− nông thôn
Trong thời kỳ tập thể hoá nông thôn, điểm dân c− th−ờng lấy quy mô dựa trên đơn vị sản xuất là xã, hợp tác xã và cụm xã để làm cơ sở quy hoạch. Với chính sách đổi mới trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất n−ớc, nền sản xuất nông nghiệp cũng từng b−ớc đa dạng hoá về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hoá về các thành phần kinh tế, tạo nên sự phong phú về loại hình sản xuất, về cơ cấu lao động trong các điểm dân c− nông thôn. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, hộ gia đình đ−ợc coi nh− đơn vị hạt nhân cơ bản để triển khai các hoạt động sản xuất.
Sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị tr−ờng làm cho cơ cấu lao động trong các hộ gia đình nông thôn ngày càng đa dạng hơn. Vì thế cơ cấu sản xuất, kinh doanh cũng thay đổi, dẫn đến sự phân hoá nghề nghiệp một cách tự nhiên.
Việc xuất hiện thành phần dân c− mới theo ngành nghề mới, dẫn đến hiện t−ợng các hộ nông dân cũng phân hoá thành các hộ chuyên nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp và hộ kết hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Một phần do nhu cầu cần thiết cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt mà các hộ trên quy tụ thành những điểm dân c− theo những đặc điểm riêng. Thực tế cho thấy những tụ điểm dân c− này th−ờng là loại dân c− mới nh− các hộ phi nông nghiệp hoặc các hộ nông nghiệp kết hợp sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Còn các hộ thuần nông ít có sự xáo trộn về vị trí trên tổng thể mà nó chỉ biến đổi phần nào cục diện trong khuôn viên ngôi nhà.
Các hộ dân c− không thuần nông và các hộ dân c− phi nông nghiệp hiện nay có xu thế tập trung ở các trung tâm thôn, xã gần các công trình công cộng
cũ hoặc mới nh− chợ, tr−ờng học, nhà trẻ, nhà văn hoá... hoặc nằm bên các ngã ba, ngã t−, các trục đ−ờng giao thông chính của thôn hay tập trung ở những nơi giao l−u buôn bán, nơi có các dịch vụ tiểu thủ công nghiệp. Hiện t−ợng chuyển biến dân c− mới này diễn ra theo các dạng sau:
- Diễn ra tại chính vị trí các hộ dân c−, trong đó chỉ thay đổi dần nội dung chức năng từ sản xuất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
- Diễn ra tại vị trí sẵn có của một số hộ dân c− làng xã kết hợp với các hộ khác lân cận trong làng chuyển đến do tách hộ, do chuyển cả hộ để phù hợp với vị trí môi tr−ờng sản xuất kinh doanh.
- Diễn ra tại một vị trí mới hoàn toàn, nơi có điều kiện và môi tr−ờng thuận lợi phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt thành phần dân c−, bao gồm toàn bộ các hộ mới chuyển đến từ trong làng xã hoặc một nơi khác đến do điều kiện đặc biệt.
Tất cả các chuyển biến này diễn ra một cách tự phát, phát triển một cách tuần tự, dần dần trong điều kiện của mỗi xã. Đây là một điểm mới đ−ợc nảy sinh trong thời kỳ phát triển kinh tế thị tr−ờng.