Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 32 - 36)

Hiện nay hầu hết các n−ớc đang phát triển trên thế giới đều chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn và coi đó là một giải pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho dân c− nông thôn, tạo cơ sở để xã hội nông thôn phát triển ổn định, đồng thời cũng là biện pháp nhằm hạn chế sự tập trung quá mức dân c− ở các đô thị.

Phát triển công nghiệp nông thôn ở n−ớc ta hiện nay đang là nhu cầu bức thiết, đóng vai trò “chìa khoá” cho công cuộc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm tăng năng suất lao động tạo việc làm, tăng thu nhập, mở ra những ngành nghề phi nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nông thôn lên văn minh, hiện đại.

Làng nghề là nguồn gốc và hình thức cơ bản của công nghiệp nông thôn, do đó phát triển làng nghề sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp

Trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn ngày càng diễn ra sôi động, mạnh mẽ và đa dạng. Đến năm 2001, cả n−ớc có 1.450 làng nghề, trong đó có khoảng hơn 300 làng nghề truyền thống [9], riêng vùng đồng bằng sông Hồng có 750 làng nghề, chiếm trên 50% số làng nghề trong nông thôn cả n−ớc và là nơi có số làng nghề tập trung cao nhất so với các vùng nông thôn khác [15]. Một số tỉnh có mật độ làng nghề tập trung cao nh− Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây... Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề đã tạo ra những chuyển biến mới trong kinh tế - xã hội nông thôn, và ở nhiều nơi đã làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế truyền thống, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn.

Tuy nhiên sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn cũng phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, ảnh h−ởng trực tiếp đến phát triển của chính các làng nghề, cũng nh− phát triển bền vững kinh tế - xã hội nông thôn các vùng. Phần lớn các cơ sở ngành nghề đ−ợc hình thành ngay trong khu dân c−, tại các hộ gia đình. Mặt bằng sản xuất và nhà x−ởng chật hẹp, liền kề với nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt của các hộ. Thậm chí nhiều hộ, cơ sở ngành nghề sử dụng cả một phần diện tích nhà ở để làm mặt bằng sản xuất hay làm kho chứa nguyên liệu và thành phẩm. Nhiều hộ, cơ sở, doanh nghiệp ở các làng sản xuất đồ gỗ, đúc cán thép cơ kim khí... không có mặt bằng để tập kết nguyên vật liệu. Do đó, việc lấn chiếm đất công, lấn chiếm ao hồ, kênh m−ơng, đ−ờng giao thông để tập kết vật t−, nguyên liệu là rất phổ biến. Tình trạng thiếu quy hoạch đối với các công trình xử lý, tiêu thoát n−ớc thải và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác cũng t−ơng tự nh− vậy.

Sự phát triển của các ngành nghề, làng nghề trong nông thôn hiện nay diễn ra d−ới tác động ngày càng mạnh mẽ của thị tr−ờng, của phát triển công nghiệp và làn sóng đô thị hoá trong vùng. Mức độ giao l−u kinh tế - xã hội của các làng nghề ngày càng lớn, tạo ra xu h−ớng đô thị hoá của chính các làng nghề, đặc biệt là các vùng nông thôn ven đô thị. Sự phát triển của các ngành

nghề và dịch vụ sản xuất, sự cải thiện về thu nhập của dân c−... đã thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ sinh hoạt và dịch vụ xã hội khác. Một số làng nghề phát triển đã thu hút hàng nghìn lao động từ bên ngoài làm cho mật độ c− trú, mật độ sinh hoạt cũng tăng cao. Diện tích đất v−ờn, ao hồ và diện tích cây xanh trong làng ngày càng bị thu hẹp.

Tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi tr−ờng trong các làng nghề có xu h−ớng gia tăng và ở nhiều nơi đã trở thành nghiêm trọng. Việc quản lý, kiểm soát tình trạng này đang là một thách thức lớn.

Hơn nữa trong giai đoạn tới, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và d−ới tác động của quá trình này thì việc phát triển các ngành nghề, làng nghề trong nông thôn sẽ diễn ra trên phạm vi và mức độ rộng lớn hơn. Các vấn đề về mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng và môi tr−ờng ở đây có thể trở nên gay gắt, trầm trọng hơn nếu ngay từ bây giờ không có các biện pháp mạnh mẽ, tích cực cho việc giải quyết vấn đề này.

2.2.5. Nhận xét

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu về khu dân c− của Việt Nam cho thấy: - N−ớc ta có số điểm dân c− nông thôn khá lớn, các điểm dân c− phân bố không tập trung, có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng về quy mô điểm dân c−, tình trạng nhà ở, cơ sở hạ tầng... Việc quản lý sử dụng đất khu dân c− nông thôn ở các địa ph−ơng đang bộc lộ những hạn chế, ảnh h−ởng trực tiếp đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Phần lớn các khu dân c− nông thôn ch−a đ−ợc quy hoạch cụ thể. Do ch−a có quy định chặt chẽ về việc quản lý nhà ở, đất ở nông thôn, lại thiếu biện pháp kiểm soát th−ờng xuyên, đồng bộ cả việc mua bán và sử dụng đất, dẫn đến tình trạng tự phát, vi phạm các quy định pháp luật diễn ra trên quy mô lớn, xây dựng không phép tuỳ tiện và lộn xộn ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển.

- Việc sử dụng quỹ đất cho xây dựng các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật nông thôn (cấp điện, cấp thoát n−ớc) ch−a khoa học, ch−a hợp lý, còn rất chật hẹp, ch−a phù hợp với thời kỳ tăng tr−ởng kinh tế và phát triển dân số còn cao, ch−a phát huy mạnh mẽ vai trò mở đ−ờng của giao thông trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất hành lang an toàn giao thông ch−a đ−ợc quy định đồng bộ về quản lý và tổ chức thực hiện, ch−a kiểm soát đ−ợc việc sử dụng, bị lấn chiếm nhiều, gây mất an toàn giao thông và khó khăn khi giải phóng mặt bằng để mở rộng đ−ờng xá.

Đất giành cho xây dựng các công trình công cộng nh− tr−ờng học, y tế, thể dục thể thao còn thiếu và chật hẹp, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển trong t−ơng lai.

- Nhu cầu quỹ đất làm mặt bằng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ngày càng tăng, nh−ng ch−a đ−ợc quy hoạch hợp lý cả về quy mô diện tích và vị trí phân bố trên lãnh thổ, nhất là những cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ ở các làng nghề thì việc sắp xếp, bố trí còn lộn xộn, xen kẽ với khu dân c−, gây ô nhiễm môi tr−ờng và khó khăn trong mở rộng sản xuất.

Để khai thác sử dụng đất trong khu dân c− nông thôn một cách có hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với đặc điểm của từng địa ph−ơng, nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực nông thôn, cần thiết phải có sự nghiên cứu về thực trạng và định h−ớng sử dụng đất trong khu dân c− nông thôn ở từng vùng đặc thù, đặc biệt là những vùng có tiềm năng phát triển làng nghề mạnh mẽ nh− ở huyện Th−ờng Tín - tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất khu dân cư nông thôn huyện thường tín tỉnh hà tây (Trang 32 - 36)